Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 3 bài 1: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn thuật là một sự việc

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chủ đề 3 bài 1: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn thuật là một sự việc . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

BÀI 1: YẾT KIÊU

VIẾT: LUYỆN TẬP LẬP DÀN Ý

CHO BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC

(11 câu)

I. NHẬN BIẾT (01 CÂU)

Câu 1: Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

Trả lời:

Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

- Thân bài: Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian bằng một hoặc nhiều đoạn văn.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Với đề bài “Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.” cần làm gì ở phần thân bài?

Trả lời:

Phần thân bài cần thuật lại các hoạt động trải nghiệm đã tham chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian.

Câu 2: Khi viết xong bài văn thuật lại một sự việc, cần phải đọc soát lại điều gì?

Trả lời:

Khi viết xong bài văn thuật lại một sự việc, cần chú ý đọc soát lại:

- Trình tự sắp xếp các việc.

- Dùng từ, đặt câu.

- Chính tả, chữ viết.

Câu 3: Ý sau “Mỗi hoạt động tham gia cần nêu cụ thể địa điểm, thời gian tham gia.”

có thể nằm ở nào của bài văn thuật lại một sự việc?

Trả lời:

Mỗi hoạt động tham gia cần nêu cụ thể địa điểm, thời gian tham gia có thể nằm ở phần thân bài của bài văn thuật lại một sự việc.

Câu 4: Những từ ngữ nào giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự?

Trả lời:

Những từ ngữ giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự là: đầu tiên, trước đó, sau khi, tiếp theo, sau đó, cuối cùng, thế rồi…

Câu 5: Phần kết bài chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ gì về kết quả của hoạt động?

Trả lời:

Phần kết bài chia sẻ những cảm xúc mình đã trải qua về hoạt động, những trải nghiệm mình có khi tham gia hoạt động,…

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Cho đề bài sau: Thuật lại một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường hoặc lớp em.

Câu 1: Em cần làm gì ở bước chuẩn bị?

Trả lời:

Ở bước chuẩn bị:

- Trao đổi với bạn lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường hoặc lớp em được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?

- Nhớ lại các sự việc diễn ra trong buổi lễ (văn nghệ chào mừng, tri ân thầy cô,…).

- Nhớ lại sự việc em ấn tượng nhất.

Câu 2: Dựa vào nội dung đã chuẩn bị, lập dàn ý cho đề bài trên?

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu sự việc (thời gian, người tham gia).

Thân bài: Nêu diễn biến sự việc (bằng các từ: mở đầu, sau đó, kết thúc,…).

Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc khi chứng kiến hoặc tham gia sự việc.

Câu 3: Cần chú ý những gì khi lập xong dàn ý?

Trả lời:

- Các hoạt động được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Nêu rõ kết quả của các hoạt động, việc làm.

- Chú ý thể hiện suy nghĩ, cảm xúc khi trải qua sự việc.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Cần lưu ý gì về cách sử dụng từ ngữ khi viết văn?

Trả lời:

- Từ ngữ phải ngắn gọn, dễ hiểu, không viết sai chính tả.

- Từ ngữ phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu.

Câu 2: Những từ thể hiện cảm xúc có thể dùng trong bài văn thuật lại một sự việc là gì?

Trả lời:

Tìm các từ phù hợp.

Ví dụ: vui, thích thú, phấn khởi, thoải mái, chán, tuyệt vời, choáng ngợp…

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 3 - Ôn tập bài 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay