Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo (Đề số 8)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 8. Cấu trúc đề thi số 8 học kì 2 môn Tiếng Việt 4 chân trời này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”.
Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.
Có người bạn hỏi:
- Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Xi-ôn-cốp-xki cười:
- Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thôi.
Đúng là quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại. Sa hoàng chưa tin nên không ủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này, ông đã đề xuất mô hình tên lửa nhiều tầng trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.
Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm: “Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục.”
(Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn)
Câu 1 (0,5 điểm). Ngay từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ước mơ điều gì?
A. Ước mơ được đọc thật nhiều sách.
B. Ước mơ được trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
C. Ước mơ có được đôi cánh để bay lên bầu trời.
D. Ước mơ được bay lên bầu trời.
Câu 2 (0,5 điểm). Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
A. Vì gia đình ông có điều kiện để theo đuổi đam mê của mình.
B. Vì ông được rất nhiều người ủng hộ và cổ vũ.
C. Vì ông có ước mơ, có mục tiêu của riêng mình và có quyết tâm, nghị lực, ý chí để thực hiện ước mơ đó.
D. Vì ông gặp may mắn và được nhiều người giúp đỡ.
Câu 3 (0,5 điểm). Điều mà Xi-ôn-cốp-xki hằng tâm niệm là gì?
A. Theo đuổi đam mê thành công.
B. Chỉ cần cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng cả thế giới.
C. Dù sao thì trái đất vẫn quay.
D. Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục.
Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao Xi-ôn-cốp-xki lại nảy ra ý tưởng nghiên cứu khả năng bay?
A. Vì ông thích chim và muốn bay như chúng.
B. Vì ông bị ngã khi nhảy qua cửa sổ và bắt đầu tự hỏi về nguyên lý bay.
C. Vì ông được cha mẹ khuyến khích theo đuổi ước mơ.
D. Vì ông thấy những người xung quanh cũng đam mê nghiên cứu.
Câu 5 (0,5 điểm). Câu nói “Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục” thể hiện điều gì?
A. Khát vọng khám phá vũ trụ của Xi-ôn-cốp-xki.
B. Sự sợ hãi trước không gian rộng lớn.
C. Quan điểm phản đối tôn thờ các vì sao.
D. Mong muốn giữ nguyên trạng vũ trụ.
Câu 6 (0,5 điểm). Bài học lớn nhất mà chúng ta có thể rút ra từ câu chuyện của Xi-ôn-cốp-xki là gì?
A. Thành công chỉ đến với những ai may mắn.
B. Muốn đạt được mục tiêu, con người phải kiên trì, đam mê và không ngừng học hỏi.
C. Chỉ những người có tài năng thiên bẩm mới có thể thành công.
D. Khoa học chỉ dành cho những người có điều kiện tài chính tốt.
Luyện từ và câu: (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu và cho biết trạng ngữ đó chỉ gì?
a) Dưới dòng sông, đàn cá đang tung tăng bơi lội
b) Những ngày đẹp trời, buổi sáng, bồ câu bay ra từng đàn.
c) Để đạt được thành tích cao trong kì thi sắp tới, Lâm đã không ngừng cố gắng.
d) Vì bị ốm, Mai đã phải nghỉ buổi học thêm Toán.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 8 (2,0 điểm) Chọn từ phù hợp trong ngoặc để hoàn thành câu.
a) Internet giúp mọi người (liên kết / chia cắt) với nhau dễ dàng hơn.
b) Cây cầu mới được xây dựng để (kết nối / tách rời) hai bờ sông.
c) Đôi bạn thân có sự (gắn bó / xa cách) bền chặt suốt nhiều năm.
d) Cuộc thi là cơ hội để học sinh từ các trường khác nhau (giao lưu / chia cắt).
e) Chúng ta cần (liên kết / cắt đứt) kiến thức cũ với kiến thức mới để học tập hiệu quả.
f) Mạng xã hội giúp mọi người (gần gũi / xa cách) hơn với nhau dù ở xa.
g) Để phát triển, các doanh nghiệp nên (hợp tác / rời xa) với nhau.
h) Trong bóng đá, các cầu thủ phải biết (tương tác / cô lập) để tạo ra lối chơi đồng đội hiệu quả.
i) Một gia đình hạnh phúc khi các thành viên luôn (kết nối / thờ ơ) và quan tâm đến nhau.
k) Giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh (tương tác / cắt đứt) với nhau trong các hoạt động nhóm.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm): Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Quà tặng của chim non” (SGK TV4, Chân trời sáng tạo – trang 125) Từ “Trên các cành cây xung quanh tôi” cho đến “nhưng tôi vẫn nghe rất rõ”.
Câu 10 (8,0 điểm): Em hãy viết bài văn miêu tả một loài động vật hoang dã mà em đã từng thấy ở trên tivi, đài báo, sách vở.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2,3 | 0 | 0 | 4,5 | 7 | 0 | 6 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 2 | 0 | 0,5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. PHẦN TIẾNG VIỆT | ||||||
Từ Câu 1 – Câu 6 | 6 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Nhận biết được ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki. - Nắm được nguyên nhân mà Xi-ôn-cốp-xki thành công. - Nắm được điều mà Xi-ôn-cốp-xki tâm niệm. | 3 | C1,2,3 | ||
Thông hiểu | - Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh, chi tiết trong bài. | 2 | C4,5 | |||
Vận dụng | - Rút ra được nội dung và thông điệp của bài đọc mà tác giả gửi gắm. | 1 | C6 | |||
Câu 7– Câu 8 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận biết được trạng ngữ và phân loại. | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Chọn được từ ngữ phù hợp để hoàn thiện câu. | 1 | C8 | |||
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 9-10 | 2 | |||||
3. Luyện viết chính tả và viết bài văn | Vận dụng | Chính tả nghe và viết | 1 | C9 | ||
- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài) - Nêu được loài vật hoang dã mà em biết. - Nêu được hình dáng, hoạt động và tập tính của chúng. - Nêu được môi trường sống và phân bố. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết bài văn. - Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 | C10 |