Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo (Đề số 9)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 9. Cấu trúc đề thi số 9 học kì 2 môn Tiếng Việt 4 chân trời này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS. 

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)

NGƯỜI ĂN XIN

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.

(Theo Tuốc-ghê- nhép)

Câu 1 (0,5 điểm). Nhân vật “tôi” trong câu chuyện đã gặp ai trên phố?

A. Một cậu bé bán hàng rong.

B. Một người ăn xin già yếu.

C. Một người bán hàng rong.

D. Một người bạn cũ.

Câu 2 (0,5 điểm). Hình ảnh người ăn xin được miêu tả như thế nào?

A. Gầy gò, rách rưới, yếu đuối.

B. Khoẻ mạnh, tràn đầy sức sống.

C. Sạch sẽ, tươm tất, vui vẻ.

D. Giàu có, sang trọng.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao nhân vật “tôi” không thể giúp đỡ người ăn xin bằng vật chất?

A. Vì “tôi” không muốn giúp.

B. Vì “tôi” đang vội nên không có thời gian.

C. Vì “tôi” không có tiền hay bất cứ tài sản gì để cho ông lão.

D. Vì ông lão từ chối nhận sự giúp đỡ của “tôi”.

Câu 4 (0,5 điểm): Hành động nào của nhân vật “tôi” đã khiến người ăn xin cảm thấy được giúp đỡ?

A. Đưa tiền cho ông lão.

B. Mua thức ăn cho ông lão.

C. Tránh mặt và bước đi thật nhanh.

D. Nắm lấy tay ông lão và chia sẻ chân thành.

Câu 5 (0,5 điểm): Câu nói “Như vậy là cháu đã cho lão rồi” của người ăn xin thể hiện điều gì?

A. Ông lão cảm thấy được an ủi khi nhận được sự quan tâm, đồng cảm.

B. Ông lão chê trách vì không nhận được tiền.

C. Ông lão đang chế giễu nhân vật “tôi”.

D. Ông lão muốn nhận thêm sự giúp đỡ.

Câu 6 (0,5 điểm): Câu chuyện muốn gửi gắm thông điệp gì?

A. Sự đồng cảm, chia sẻ đôi khi còn quý hơn vật chất.

B. Cần phải giúp đỡ người ăn xin bằng tiền bạc.

C. Không nên giúp đỡ người lạ trên đường phố.

D. Chỉ có tiền bạc mới giúp con người hạnh phúc. 

Luyện từ và câu: (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm). Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu và cho biết trạng ngữ đó chỉ gì?

a) Trước giờ vào học, tổ em sẽ tập trung cùng ôn lại bài cũ ở bàn của Linh.

b) Dưới gốc cây bàng, vào giờ ra chơi, em thường cùng Nga và Tuyết ngồi đọc truyện tranh. 

c) Vào đêm giao thừa, cả gia đình em sẽ cùng nhau xem bắn pháo hoa ở ban công tầng hai.

d) Ở bãi đất trống gần ngã tư, người ta đã bắt đầu dựng rạp bán hoa Tết.

.…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 8 (2,0 điểm) Điền trạng ngữ để hoàn thành các câu dưới đây: 

a) _________, em ở lại tưới nước cho các chậu hoa ở hành lang rồi mới ra về.

b) _________, em dậy sớm chạy bộ một vòng quanh công viên mỗi ngày.

c) _________, em cùng bố mẹ đi chợ hoa để mua hoa Tết.

d) _________, anh ấy đã quyết tâm nghiêm túc theo đuổi con đường trở thành ca sĩ.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm):  Chính tả nghe – viết:  GV cho HS viết một đoạn trong bài “Cá heo ở Trường Sa” (SGK TV4, Chân trời sáng tạo – trang 111) Từ “Cá heo giống tính trẻ em” cho đến “nhảy lên boong tàu”.

Câu 10 (8,0 điểm): Em hãy viết bài văn miêu tả một loài động vật mà em đã từng quan sát thực tế. 

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

STT

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Nhận biết

Mức 2

Thông hiểu

Mức 3

Vận dụng

Tổng

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

TN

TL

TN

TL

HT khác

1

Đọc thành tiếng

1 câu: 3 điểm

2

Đọc hiểu + Luyện từ và câu

Số câu

2

0

0

3

1

0

1

1

6

2

0

Câu số

1,2,3

0

0

4,5

7

0

6

8

C1,2,3,4,5,6

C7,8

0

Số điểm

1,5

0

0

1,0

2

0

0,5

2

3

4

0

Tổng

Số câu: 8

Số điểm: 7

3

Viết

Số câu

0

1

0

0

0

0

0

1

0

2

0

Câu số

0

9

0

0

0

0

0

10

0

C9,10

0

Số điểm

0

2

0

0

0

0

0

8

0

0

Tổng

Số câu: 2

Số điểm: 10

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. PHẦN TIẾNG VIỆT

Từ Câu 1 – Câu 6

6

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Nhận biết người mà nhân vật “tôi” gặp trên phố.    

- Nắm được đặc điểm ngoại hình của người mà nhân vật “tôi” gặp trên phố. 

- Nắm được lý do mà nhân vật “tôi” không giúp được người đó.  

3

C1,2,3

Thông hiểu

- Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh, chi tiết trong bài. 

2

C4,5

Vận dụng

- Rút ra được nội dung và thông điệp của bài đọc mà tác giả gửi gắm.

1

C6

Câu 7– Câu 8

2

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Nhận biết được trạng ngữ và phân loại. 

1

C7

Kết nối

- Chọn được từ ngữ phù hợp để hoàn thiện câu.   

1

C8

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN

Câu 9-10

2

3. Luyện viết chính tả và viết bài văn

Vận dụng

Chính tả nghe và viết

1

C9

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài) 

- Nêu được loài vật mà em đã từng quan sát. 

- Nêu được hình dáng, hoạt động và thói quen của chúng. 

- Nêu được tình của của em dành cho loài vật đó.  

- Vận dụng được các kiến thức đã học để viết bài văn. 

- Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

C10

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay