Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 3 bài 3: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ.

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chủ đề 3 bài 3: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

BÀI 3: SÁNG THÁNG NĂM

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ

(13 câu)

I. NHẬN BIẾT (03 CÂU)

Câu 1: Danh từ là gì? Chỉ ra một số loại danh từ?

Trả lời:

Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,…)

Có các loại danh từ sau:

- Danh từ chỉ người

- Danh từ chỉ vật

- Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên

- Danh từ chỉ thời gian

Câu 2: Động từ là gì? Phân loại động từ.

Trả lời:

Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Dựa theo đặc điểm, động từ chia làm hai loại là: động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.

Câu 3: Tính từ là gì? Có mấy loại tính từ cơ bản?

Trả lời:

Tính từ là từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái,…

Có 3 loại tính từ cơ bản. Đó là:

- Tính từ chỉ đặc điểm.

- Tính từ chỉ tính chất.

- Tính từ chỉ trạng thái.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Chỉ ra từ không cùng loại trong nhóm danh từ sau và cho biết nó thuộc nhóm nào?

hạt, mùa đông, biển, máy bay, biến, mầm

Trả lời:

Từ không cùng loại là: biến. Nó là động từ.

Câu 2: Chỉ ra từ không cùng loại trong nhóm động từ sau và cho biết nó thuộc nhóm nào?

chớp (mắt), hái, đúc, lặn, lái, quả

Trả lời:

Từ không cùng loại là: quả. Nó là danh từ.

Câu 3: Chỉ ra từ không cùng loại trong nhóm tính từ sau và cho biết nó thuộc nhóm nào?

nhanh, mới, lớn, ngon, bom, lạ

Trả lời:

Từ không cùng loại là: bom. Nó là danh từ.

Câu 4: Những từ thơm, ngọt, cay, đắng, chát, mặn, chua, tanh, thối thuộc loại từ gì?

Trả lời:

Những từ đó là tính từ.

Câu 5: Những từ “ăn, uống, ngủ, nghỉ” thuộc từ loại nào?

Trả lời:

Các từ đó là động từ chỉ trạng thái.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tìm 2 – 3 từ theo yêu cầu dưới đây

- Động từ chỉ hoạt động vui chơi.

- Động từ chỉ hoạt động học tập.

- Danh từ chỉ thời gian.

- Danh từ chỉ hiện tượng.

- Tính từ chỉ phẩm chất của người.

- Tính từ chỉ tính nết của học sinh.

Trả lời:

- Động từ chỉ hoạt động vui chơi: nô đùa, chạy nhảy, đá cầu,…

- Động từ chỉ hoạt động học tập: ghi chép, suy nghĩ, lắng nghe,…

- Danh từ chỉ thời gian: sáng, trưa, chiều,…

- Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, bão,…

- Tính từ chỉ phẩm chất của người: thật thà, trung thực, khiêm tốn,…

- Tính từ chỉ tính nết của học sinh: ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiền lành,…

Câu 2: Cho các từ sau nhìn, rơi, trú mưa, chảy, tạnh. Chọn từ thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây?

Nửa đêm, trời nổi cơn mưa lớn. Tôi và dế trũi _____ dưới tàu lá chuối, cả đêm nghe tiếng mưa _____ như đánh trống trên đầu. Sáng hôm sau, bừng mắt dậy, trời đã _____ hẳn. Tôi _____ ra trước mặt, thấy một làn nước mưa _____ veo veo giữa đôi bờ cỏ. Đấy là môt con sông mà đêm qua tối trời, chúng tôi không nhìn rõ.

(Theo Tô Hoài)

Trả lời:

Nửa đêm, trời nổi cơn mưa lớn. Tôi và dế trũi trú mưa dưới tàu lá chuối, cả đêm nghe tiếng mưa rơi như đánh trống trên đầu. Sáng hôm sau, bừng mắt dậy, trời đã tạnh hẳn. Tôi nhìn ra trước mặt, thấy một làn nước mưa chảy veo veo giữa đôi bờ cỏ. Đấy là môt con sông mà đêm qua tối trời, chúng tôi không nhìn rõ.

Câu 3: Xác định từ loại trong các từ của các câu dưới đây.

  1. Nước chảy đá mòn.
  2. Dân giàu, nước mạnh.

Trả lời:

  1. Nước chảy đá mòn.

- Danh từ: nước, đá.

- Động từ: chảy.

- Tính từ: mòn.

  1. Dân giàu, nước mạnh.

- Danh từ: dân, nước.

- Động từ: không có.

- Tính từ: giàu, mạnh.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn dưới đây.

  1. Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh toả khắp khu rừng.
  2. Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.
  3. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.

Trả lời:

  1. Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh tỏa khắp khu rừng.

- Danh từ: vầng trăng, ánh trăng, khu rừng.

- Động từ: tỏa.

- Tính từ: tròn, trong xanh.

  1. Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.

- Danh từ: gió, lá cây, đàn cò, mây.

- Động từ: thổi, rơi, bay.

- Tính từ: mạnh, nhiều, nhanh.

  1. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.

- Danh từ: chuông, chùa, mặt trăng.

- Động từ: không có.

- Tính từ: nhỏ, sáng, vằng vặc.

Câu 2: Xác định từ loại của các từ sau “niềm vui, vui tươi, vui chơi, yêu thương, đáng yêu, tình yêu, thương yêu, dễ thương”?

Trả lời:

- Danh từ: niềm vui, tình yêu.

- Động từ: vui chơi, yêu thương, thương yêu.

- Tính từ: vui tươi, đáng yêu, dễ thương.

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 3 - Ôn tập bài 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay