Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời Bài 6: Viết đoạn kết cho bài văn tả phong cảnh
Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Viết đoạn kết cho bài văn tả phong cảnh. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 CTST.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ
BÀI 6: TIẾNG VƯỜN
VIẾT: VIẾT ĐOẠN KẾT BÀI CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH
(14 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (04 CÂU)
Câu 1: Kết bài cho bài văn tả phong cảnh có thể được viết theo mấy cách? Hãy kể tên.
Trả lời:
Có 2 cách viết kết bài cho bài văn tả phong cảnh, bao gồm: mở bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
Câu 2: Cách viết kết bài không mở rộng cho bài văn tả phong cảnh là gì?
Trả lời:
Kết thúc bài viết bằng cách nêu nhận xét, đánh giá chung về cảnh hoặc nêu tình cảm, cảm xúc của người tả với cảnh.
Câu 3: Khi viết kết bài mở rộng cho bài văn tả phong cảnh, người viết cần thêm những ý nào vào kết bài?
Trả lời:
Câu 4: Theo em, kết bài trong bài văn tả phong cảnh có quan trọng không?
Trả lời:
II. KẾT NỐI (06 CÂU)
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn với với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.
Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc. Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời . Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.
Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp.
Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt. Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá răm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em . Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên.
Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây sà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.
Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hìmh ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh
Câu 1: Trong bài văn trên, kết bài được viết theo kết bài mở rộng hay kết bài không mở rộng? Vì sao?
Trả lời:
Trong bài văn, kết bài được viết là kết bài không mở rộng vì nó nêu tình cảm, cảm xúc vào vấn đề được chọn.
Câu 2: Em hãy tả lại chi tiết hơn về cây gạo già ở đầu làng. Cây gạo đó có gì đặc biệt?
Trả lời:
Cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời . Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.
Câu 3: Em hãy so sánh con đường làng với con đường liên thôn. Chúng khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường; còn con đường liên thôn được rải đá răm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em.
Câu 4: Khi đi trên con đường liên thôn, em thường cảm thấy như thế nào?
Trả lời:
Câu 5: Tại sao em lại chọn từ “sừng sững” để miêu tả cây gạo? Em có thể thay thế bằng từ nào khác không?
Trả lời:
Câu 6: Cụm từ “nhộn nhịp bước chân” có tác dụng gì trong việc miêu tả cảnh vật?
Trả lời:
III. VẬN DỤNG (04 CÂU)
Câu 1: Hãy viết kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường đến trường ở bài đọc hiểu trên.
Trả lời:
Đây là câu hỏi mở, HS viết theo suy nghĩ riêng. Gợi ý: Con đường tới trường đã khắc sâu vào trong tâm trí em. Mỗi buổi đến trường, con đường đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Mai ngày lớn lên em cũng không thể quên hình ảnh con đường thân yêu.
Câu 2: Hãy cho biết trong hai đoạn văn dưới đây, chỉ ra kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng?
a) Hồ Gươm là viên ngọc quý của đất nước Việt Nam đặt giữa lòng Thủ đô Hà Nội mến yêu. Mỗi lần được ngắm cảnh Hồ Gươm, em lại nhìn thấy mình hạnh phúc vì được sinh ra trên mảnh đất Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Càng tự hào về cảnh đẹp Hồ Gươm, em càng muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn, tô điểm cho cảnh sắc quê hương ngày càng thêm đẹp đẽ
b) Em rất yêu quý Hồ Gươm. Hồ Gươm không những là danh lam thắng cảnh của quốc gia mà còn là di tích lịch sử quan trọng, là niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và của toàn dân tộc nói chung. Chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa của Thủ đô.
Trả lời:
a) Kết bài mở rộng
b) Mở bài không mở rộng
Câu 3: Viết đoạn văn kết bạn mở rộng cho bài văn tả cảnh hoàng hôn trên biển
Trả lời:
Câu 4: Viết đoạn văn kết bài không mở rộng cho bài văn tả cảnh khu vườn vào buổi sáng.
Trả lời:
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 6: Viết đoạn kết cho bài văn tả phong cảnh