Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời Bài 7: Viết bài văn tả người (Bài viết số 1)
Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Viết bài văn tả người (Bài viết số 1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 CTST.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: GIỮ MÃI MÀU XANH
BÀI 7: LỘC VỪNG MÙA XUÂN
VIẾT: VIẾT BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
(BÀI VIẾT SỐ 1)
I. NHẬN BIẾT (04 CÂU)
Câu 1: Bài văn tả người có nhiệm vụ gì?
Trả lời:
Bài văn tả người có nhiệm vụ giúp người đọc hình dung rõ nét về một người nào đó thông qua việc miêu tả ngoại hình, tính cách, hành động và những đặc điểm nổi bật của người đó.
Câu 2: Có mấy cách viết mở bài cho bài văn tả người?
Trả lời:
Có 2 cách viết cho bài văn tả người:
- Mở bài trực tiếp
- Mở bài gián tiếp
Câu 3: Để tả một người, em cần quan sát những gì?
Trả lời:
Câu 4: Có mấy cách viết kết bài cho bài văn tả người?
Trả lời:
II. KẾT NỐI (05 CÂU)
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Mỗi khi nghe câu hát “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào...”, em luôn cảm thấy xúc động khi nghĩ về mẹ. Mẹ là người đã sinh ra và nuôi em lớn, dạy em những điều tốt lành. Và mẹ cũng là người em yêu quý nhất trên đời này.
Mẹ của em đã bước qua tuổi 40. Dù chiều cao không nổi bật và vẻ ngoài không hoàn hảo, nhưng đối với em, mẹ là người phụ nữ xinh đẹp nhất. Da của mẹ đã sậm màu vì thời gian dài phải làm việc ngoài trời, nhưng đó cũng là biểu hiện của tình mẹ dành cho gia đình. Tóc mẹ mượt mà đen óng, cắt ngắn phía vai, ôm trọn gương mặt xinh xắn. Đôi mày cong, đôi mắt to tròn với hàng mi cong vút. Đôi môi hồng luôn nở nụ cười thân thiện. Chiếc mũi cao cao là điểm nhấn trên gương mặt mẹ. Mặc dù thân hình mẹ gầy đi vì làm việc vất vả, nhưng đôi bàn tay mẹ vẫn đủ gắn gợn và chăm chỉ.
Mẹ là người sống đơn giản và hoà mình với mọi người xung quanh. Ở nhà, mẹ mặc những bộ quần áo bình dị, nhưng khi ra ngoài, mẹ lại mặc đồ trang trí và lịch sự. Mẹ luôn quan tâm chu đáo tới mọi người. Mỗi buổi sáng, mẹ thức dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng cho gia đình và nấu những món ngon cho bố mang đi làm. Khi trời se lạnh, mẹ luôn nhắc nhở bố con phải giữ ấm cơ thể. Khi em làm sai điều gì, mẹ không mắng mỏ mà nhẹ nhàng nhắc nhở và đưa ra lời khuyên. Mẹ vừa là mẹ, vừa là người thầy, vừa là người bạn đồng hành trong cuộc sống của em.
Em yêu mẹ vô cùng. Mẹ đã trải qua rất nhiều khó khăn khi làm dâu nhà chồng nhưng mẹ luôn kiên nhẫn. Mẹ mang đến tình yêu và sự ấm áp cho mọi người. Nhìn mẹ ngày càng già đi theo năm tháng, em cảm thấy rất thương mẹ!
Công lao to lớn của mẹ không thể nào đền đáp hết. Dù em nói bao lời yêu thương cũng chưa đủ. Em mong mẹ luôn mạnh khỏe và hạnh phúc. Em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ để không làm mẹ thất vọng.
(Bài viết của học sinh)
Câu 1: Đoạn mở bài của bài văn trên được viết theo cách nào? Vì sao?
Trả lời:
Đoạn mở bài của bài văn trên được viết theo cách gián tiếp. Tác giả không trực tiếp miêu tả về mẹ ngay từ đầu mà bắt đầu bằng cách nhắc đến một câu hát thể hiện tình cảm đối với mẹ ("Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào..."). Sau đó, tác giả bày tỏ cảm xúc khi nghĩ về mẹ và giới thiệu về người mẹ của mình.
Câu 2: Bài viết đã miêu tả những đặc điểm nổi bật về ngoại hình của người mẹ như thế nào?
Trả lời:
Mẹ của em đã bước qua tuổi 40. Dù chiều cao không nổi bật và vẻ ngoài không hoàn hảo, nhưng đối với em, mẹ là người phụ nữ xinh đẹp nhất. Da của mẹ đã sậm màu vì thời gian dài phải làm việc ngoài trời, nhưng đó cũng là biểu hiện của tình mẹ dành cho gia đình. Tóc mẹ mượt mà đen óng, cắt ngắn phía vai, ôm trọn gương mặt xinh xắn. Đôi mày cong, đôi mắt to tròn với hàng mi cong vút. Đôi môi hồng luôn nở nụ cười thân thiện. Chiếc mũi cao cao là điểm nhấn trên gương mặt mẹ. Mặc dù thân hình mẹ gầy đi vì làm việc vất vả, nhưng đôi bàn tay mẹ vẫn đủ gắn gợn và chăm chỉ.
Câu 3: Bài viết đã miêu tả tính cách của mẹ như thế nào?
Trả lời:
Câu 4: Bài viết đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để bài văn thêm sinh động?
Trả lời:
Câu 5: Đoạn kết bài của bài văn trên được viết theo cách nào? Vì sao?
Trả lời:
III. VẬN DỤNG (02 CÂU)
Câu 1: Hãy tả lại một người thầy giáo/ cô giáo mà em ấn tượng nhất trong năm học này.
Trả lời:
Trong suốt những năm tháng học trò, em đã gặp gỡ rất nhiều thầy cô giáo. Mỗi người đều để lại trong em những ấn tượng riêng. Nhưng người mà em luôn nhớ nhất, người đã truyền cảm hứng cho em rất nhiều chính là cô giáo chủ nhiệm lớp em, đó là cô Phạm Hoa.
Cô giáo em có dáng người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn. Mái tóc đen mượt luôn được cô buộc gọn gàng sau gáy. Đôi mắt cô sáng long lanh, ẩn chứa cả sự thông minh và ấm áp. Nụ cười của cô tươi tắn như hoa hướng dương, luôn tỏa sáng mỗi khi cô bước vào lớp. Giọng nói cô truyền cảm, khi thì dịu dàng, khi thì nghiêm khắc, giúp chúng em dễ dàng tiếp thu bài học.
Cô không chỉ là một giáo viên giỏi mà còn là một người mẹ hiền từ. Cô luôn quan tâm đến từng học sinh trong lớp. Khi ai đó gặp khó khăn, cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Cô thường kể cho chúng em nghe những câu chuyện hay, những bài học về cuộc sống. Nhờ những lời khuyên của cô, em đã trưởng thành hơn rất nhiều.
Em nhớ nhất là những buổi học Tiếng Việt. Cô luôn tìm tòi những phương pháp dạy học mới để giúp chúng em hứng thú hơn với môn học. Cô thường tổ chức các trò chơi, các hoạt động ngoại khóa để chúng em được thư giãn và học hỏi. Nhờ có cô, mà giờ đây em đã yêu thích môn Tiếng Việt hơn bao giờ hết.
Em rất biết ơn cô giáo đã dạy cho em rất nhiều điều. Em sẽ luôn ghi nhớ những lời dạy của cô và cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng cô. Em xin chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người.
Câu 2: Viết bài văn tả lại một người thân trong gia đình của em, trong đó có sử dụng các biện pháp tu từ.
Trả lời:
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Viết bài văn tả người (Bài viết số 1)