Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời Bài 8: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 2)

Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 CTST.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: CHUNG SÔNG YÊU THƯƠNG

BÀI 8: HÃY LẮNG NGHE

VIẾT: VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO (BÀI VIẾT SỐ 2)

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Em chọn cách giới thiệu như nào để bài văn kể chuyện sáng tạo được hấp dẫn?

Trả lời: 

Chọn cách giới thiệu câu chuyện hấp dẫn: 

- Liên hệ từ một vấn đề có liên quan

- Kết nối từ một câu thơ, câu hát...

Câu 2: Để phần thân bài được hấp dẫn, em cần làm gì?

Trả lời: 

- Kể lại câu chuyện theo một trình tự hợp lí

- Chọn một sự việc, thêm vào một số chi tiết sáng tạo nhưng không lầm thay đổi, nội dung, ý nghĩa của câu chuyện

+ Tả ngoại hình của các nhân vật

+ Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật

Câu 3: Em chọn cách kết bài như nào để bài viết của mình được ấn tượng?

Trả lời: 

Câu 4: Nêu những điều cần lưu ý khi viết bài văn kể chuyện sáng tạo?

Trả lời: 

II. KẾT NỐI (04 CÂU)

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu: 

Bài văn 1:

Hôm nay, trong giờ Tiếng Việt, em đã được học bài đọc “Thanh âm của gió”. Em rất ấn tượng với trò chơi mà bạn Bống nghĩ ra và cũng cảm nhận được sự thích thú của các bạn nhỏ khi chơi trò chơi này.

Mỗi bạn nghe được một âm thanh của gió khác nhau. Ai cũng mải mê chơi trò này cho đến tận lúc lùa trâu về. Tối đó, hai anh em Bống kể cho bố mẹ nghe về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió. Bống bảo:

Bố thấy trò chơi này có vui không ạ? Các anh chị đều rất thích trò chơi này của con đấy ạ.

Sau khi nghe xong, bố Bống bảo mới nghe hai anh em kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố Bống còn nói nhất định sáng mai sẽ thử ngay xem gió nói điều gì.

Câu chuyện giúp em hình dung một khung cảnh làng quê thật yên bình và những kỉ niệm tuổi thơ thật trong trẻo, hồn nhiên của các bạn nhỏ. Những kí ức trong trẻo này có lẽ sẽ theo các bạn ấy mãi mãi, không bao giờ quên.

(Theo Hồng Thảo)

Bài văn 2: 

Chào các bạn. Mình là Bống. Mình sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện vui của mình và lũ bạn khi lắng nghe âm thanh của gió.

Buổi chiều, khi đàn trâu no cỏ đầm mình dưới sông, mình đã thử bịt tai để nghe âm thanh của gió và thấy tiếng gió lạ lắm. Sau đó, cả lũ lần lượt đưa hai bàn tay lên bịt tai để lắng nghe tiếng gió thổi. Mỗi đứa chúng mình nghe thấy một âm thanh. Cứ thế, gió chiều thổi từ thung lũng dọc theo suối mang theo tiếng nói trong đầu mỗi đứa bay xa. Chiều đã muộn, chúng mình lùa trâu trở về nhà nhưng tay vẫn bịt tai để lắng nghe tiếng gió thổi.

Về đến nhà, mình khoe với bố về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió, bố thích lắm. Bố hẹn chúng mình ngày mai dậy sớm chạy ra bờ suối nghe xem gió nói điều gì. Thế là đêm đó, mình tưởng tượng ra bao nhiêu tiếng gió mà bố có thể nghe được. Tiếng gió ấy cứ lao xao đưa mình vào giấc ngủ.

(Theo Mai Liên)

Câu 1: Trong bài văn thứ nhất, bạn nhỏ đã thêm yếu tố nào vào để sáng tạo câu chuyện? 

Trả lời: 

Bài văn đã thêm yếu tố lời kể và thêm lời thoại của nhân vật.

Câu 2: Bài văn thứ nhất có bố cục mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? Phần nào còn thiếu và cần bổ sung thêm

Trả lời: 

Bài văn kể chuyện ở câu 1 gồm có 3 phần: 

+ Mở bài: Từ đầu đến “cho đến khi chơi trò chơi này”. => Giới thiệu câu chuyện “Thanh âm của gió” mà em đã được đọc. 

+ Thân bài: Tiếp theo đến “thử ngay xem gió nói điều gì” => Kể lại câu chuyện và thêm các chi tiết lời kể và lời thoại của nhân vật bố. 

+ Kết bài: Còn lại. => Cảm xúc của em khi đọc xong câu chuyện “Thanh âm của gió”.

Phần còn thiếu và cần bổ sung thêm là phần thân bài

Câu 3: Ở bài văn thứ hai, câu chuyện được kể sáng tạo bằng cách nào?

Trả lời: 

Câu 4: Bài văn thứ 2 có mấy phần? Nêu nội dung của mỗi phần?

Trả lời: 

III. VẬN DỤNG (01 CÂU)

Câu 1: Em hãy viết bài văn kể chuyện sáng tạo truyện cổ tích “Cây khế” với những chi tiết sáng tạo.

Trả lời: 

Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, trong một gia đình nọ có hai anh em. Cha mẹ không may mất sớm, hai anh em chung sống với nhau hòa thuận. Nhưng kể từ ngày người anh lấy vợ, người em phải ra ở riêng. Người anh vô cùng tham lam, lấy hết tất cả của cải trong nhà, chỉ chia cho người em mỗi một cây khế. Người em vốn hiền lành lại chăm chỉ cần cù, ngày qua ngày vẫn chăm sóc cho cây tươi tốt, sai trĩu quả. Đến ngày được thu hoạch, bỗng có một con chim lạ đến ăn gần hết số quả khế ngọt. Người em vô cùng buồn bã, khóc than cho số phận đáng thương của mình "Chim ơi, nhà tôi chỉ có mỗi cây khế là tài sản nuôi sống tôi. Chim ăn hết quả thì tôi sống bằng gì đây." Thật không ngờ, con chim lạ đáo lời lại "Ăn một quả trả một cục vàng, may túi 3 gang, mang đi mà đựng".

Sáng sớm hôm sau, con chim bay đến trước sân cõng người em trên lưng, bay qua biển cả đến một hòn đảo không người. Kỳ lạ thay, đó là một hòn đảo toàn vàng bạc và châu báu. Người em tuy thấy nhiều nhưng cũng chỉ đựng đầy túi 3 gang đem về. Cuộc sống của người em từ đó thay đổi, ngày một giàu có hơn những vẫn lao động vô cùng chăm chỉ. Người anh thấy vậy liền tìm đến dò hỏi. Bản chất vốn là người thật thà, người em kể hết đầu đuôi câu chuyện cho người anh nghe. Người anh đề nghị đổi cả gia tài của mình chỉ để lấy cây khế cùng túp lều của người em. Đúng như kế hoạch, ngày ngày người anh chờ mong chim lạ đến. Rồi một ngày con chim cũng xuất hiện. Hắn giả vờ khóc lóc năn nỉ và chim cũng bảo người anh may túi ba gang để nó trả ơn. Nhưng vì quá tham lam, hắn ta bảo vợ may túi dài tận 12 gang. Khi ra đến đảo, hắn ra sức nhét vàng vào đầy túi. Chim cố gắng bay trở về nhưng không may thay, bao vàng quá nặng khiến cánh chim chao đảo. Chim bảo người anh bỏ bớt vàng nhưng anh ta không chịu. Vì quá mệt, chim chao cánh khiến người anh cùng túi vàng rơi hết xuống biển.Chỉ vì lòng tham không đáy mà mạng sống của người anh cũng phải bỏ lại. Đây là một bài học đắt giá răn dạy mỗi chúng ta. Con người sống cần cù, hiền lành tử tế ắt sẽ nhận được kết quả xứng đáng. Sống quá tham lam ắt sẽ có kết cục không tốt đẹp. Đồng thời câu chuyện cũng dạy chúng ta lòng biết ơn đối với những người đã dang tay giúp đỡ chúng ta.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 8: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 2)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay