Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều Ôn tập Chủ đề E (P2)

Bộ câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề E. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 6 cánh diều.

Xem: => Giáo án Tin học 6 sách cánh diều

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ E: ỨNG DỤNG TIN HỌC
(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Có những loại định dạng văn bản nào?

Trả lời:

Có 2 loại định dạng văn bản đó là: Định dạng đoạn văn bản và định dạng trang văn bản.

Câu 2: Các bước tạo bảng là gì?

Trả lời:

Các bước để tạo bảng là:

- Bước 1: Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn bảng mới. - Bước 1: Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn bảng mới.

- Bước 2: Trong dải lệnh Insert, nháy chuột vào lệnh Table. Khi đó vùng tạo bảng xuất hiện. - Bước 2: Trong dải lệnh Insert, nháy chuột vào lệnh Table. Khi đó vùng tạo bảng xuất hiện.

- Bước 3: Trong vùng tạo bảng, sử dụng thao tác kéo thả chuột để xác định số hàng và số cột của bảng. - Bước 3: Trong vùng tạo bảng, sử dụng thao tác kéo thả chuột để xác định số hàng và số cột của bảng.

- Nếu muốn tạo bảng nhiều hơn 10 cột hoặc 8 hàng thì có thể chọn Insert Table ở phần Table để có thể nhập số hàng và số cột mình mong muốn. - Nếu muốn tạo bảng nhiều hơn 10 cột hoặc 8 hàng thì có thể chọn Insert Table ở phần Table để có thể nhập số hàng và số cột mình mong muốn.

Câu 3: Nêu các cách để lập một sơ đồ tư duy.

Trả lời:

Các cách để có thể lập một sơ đồ tư duy là:

- Viết tên chủ đề ở trung tâm của tờ giấy (to, rõ ràng, nổi bật). - Viết tên chủ đề ở trung tâm của tờ giấy (to, rõ ràng, nổi bật).

- Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh tới các chủ đề chính. - Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh tới các chủ đề chính.

- Viết thông cho chủ đề chính 1 cách ngắn gọn nhất. - Viết thông cho chủ đề chính 1 cách ngắn gọn nhất.

- Có thể vẽ các nhánh nhỏ hơn nối chủ đề chính với các thông tin chi tiết của nó. - Có thể vẽ các nhánh nhỏ hơn nối chủ đề chính với các thông tin chi tiết của nó.

- Khi có thông tin mới, có thể bổ sung nhánh và thông tin mới. - Khi có thông tin mới, có thể bổ sung nhánh và thông tin mới.

Câu 4: Em hãy nêu các bước để thực hiện thay thế một cụm từ cho trước.

Trả lời:

Các bước để thực hiện thay thế một cụm từ cho trước là:

1, Nháy chuột và lệnh Replace. Hộp thoại Find and Replace sẽ xuất hiện.

2, Nhập cụm từ cần tìm vào ô Find what.

3, Nhập cụm từ cần thay thế vào ô Replace with.

4, Nếu tìm thấy, thực hiện tìm tiếp theo ba nút sau:

- Replace: Thay thế cụm từ vừa tìm được. - Replace: Thay thế cụm từ vừa tìm được.

- Replace All: Thay thế tất cả các cụm từ vừa tìm được. - Replace All: Thay thế tất cả các cụm từ vừa tìm được.

- Find Next: Bỏ qua cụm từ vừa nhận được và tìm cụ từ tiếp theo. - Find Next: Bỏ qua cụm từ vừa nhận được và tìm cụ từ tiếp theo.

Câu 5: Câu nào gõ đúng quy tắc gõ văn bản trong Word?

1. Buổi sáng, chim hót véo von. 

2. Buổi sáng , chim hót véo von.

3. Buổi sáng,chim hót véo von. 

4. Buổi sáng ,chim hót véo von .

Trả lời:

Câu 1 gõ đúng. Quy tắc gõ văn bản trong Word là các dấu ngắt câu: (.) (,) (:) (;) (!) (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu đoạn văn bản đó vẫn còn nội dung.

Câu 6: Hãy chọn hướng trang phù hợp cho những văn bản sau:

a) Đơn xin nghỉ học             b) Báo cáo tổng kết năm học của lớp.

c) Sổ lưu niệm của lớp.       d) Sách ảnh chứa ảnh phong cảnh

Trả lời:

a) Đơn xin nghỉ học: hướng trang đứng.

b) Báo cáo tổng kết năm học của lớp: hướng trang đứng hoặc ngang.

c) Sổ lưu niệm của lớp: hướng trang đứng.

d) Sách ảnh chứa ảnh phong cảnh: hướng trang ngang.

Câu 7: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

1. Thao tác thay đổi độ rộng của cột trong bảng không cần chọn cột.

2. Có thể tô màu chữ và màu nền cho văn bản trong bảng.

3. Các lệnh căn biên và văn bản có thể áp dụng cho nội dung bên trong các ô của bảng.

4. Để thực hiện một thao tác với một nhóm đối tượng của bảng, trước hết phải chọn được chúng.

Trả lời:

Câu đúng là: 2, 3 và 4.

Câu 8: Theo em một bản đồ có phải một sơ đồ tư duy không? Vì sao?

Trả lời:

Bản đồ không phải là một sơ đồ tư duy vì một sơ đồ tư duy là sơ đồ giúp ghi lại tóm tắt triển khai một ý tưởng trong quá trình suy nghĩ.

Câu 9: Hãy chỉ ra các bước để tìm kiếm cụm từ “Tuấn Nam” trong văn bản.

Trả lời:

1, Nháy chuột vào lệnh Find hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + F để mở hộp thoại Navigation.

2, Trong ô Search Document, nhập cụm từ “Tuấn Nam”.

3, Xem số lượng các kết quả tìm thấy rồi ấn vào để thấy vị trí của từng cụm từ.

Câu 10: Định dạng ký tự cơ bản gồm những gì?

Trả lời:
Định dạng kí tự cơ bản gồm có: phông chữ, kiểu chữ (Type), cỡ chữ và màu sắc, ...

Câu 11: Một văn bản có 10 trang được đánh số từ 1 đến 10, em chỉ có thể in 5 trang 1, 2, 3 và 7, 8 được không? Nếu được phải thao tác như thế nào?

Trả lời:
Hoàn toàn được và thao tác như sau:

- Mở hộp thoại in (Ctrl + P). - Mở hộp thoại in (Ctrl + P).

- Trong hộp thoại in tại ô Pages, nhập 1-3,7, 8. - Trong hộp thoại in tại ô Pages, nhập 1-3,7, 8.

Câu 12: Em hãy trình bày các nội dung sau dưới dạng bảng:

a) Thời khóa biểu của lớp.

b) Thời gian biểu hoạt động các ngày trong tuần của em.

Trả lời:

a) Thời khóa biểu của lớp (có 7 cột và 6 hàng):

+ Bước 1: Chọn Insert => Nháy chuột vào mũi tên bên dưới Table => Di chuyển chuột để chọn 7 cột và 6 hàng => Nháy chuột trái. + Bước 1: Chọn Insert => Nháy chuột vào mũi tên bên dưới Table => Di chuyển chuột để chọn 7 cột và 6 hàng => Nháy chuột trái.

+ Bước 2: Điền nội dung thời khóa biểu của lớp. + Bước 2: Điền nội dung thời khóa biểu của lớp.

+ Bước 3: Chỉnh sửa, căn chỉnh bảng. + Bước 3: Chỉnh sửa, căn chỉnh bảng.

Bôi đen bảng => Layout => Align Center (Căn giữa).

b) Thời gian biểu hoạt động các ngày trong tuần của em (Thực hiện tương tự như tạo bảng thời khóa biểu).

Câu 13: Em muốn tạo sơ đồ tư duy về sổ lưu niệm, theo em sổ sẽ gồm những thông tin gì?

Trả lời:

Sổ sẽ cần có những thông tin:

- Danh sách lớp và giáo viên. - Danh sách lớp và giáo viên.

- Thông tin về một số hoạt động thể thao và văn hóa của lớp. - Thông tin về một số hoạt động thể thao và văn hóa của lớp.

- Những cảm nhận về thầy cô và bạn bè. - Những cảm nhận về thầy cô và bạn bè.

- Những thành tích của lớp trong các cuộc thi. - Những thành tích của lớp trong các cuộc thi.

- Một số hình ảnh về các buổi dã ngoại. - Một số hình ảnh về các buổi dã ngoại.

Câu 14: Những câu nào sau đây là đúng?

1. Có thể sử dụng công cụ Tìm kiếm để sửa chữa một số từ viết sai trong văn bản.

2. Sử dụng công cụ Thay thế có thể tìm được một từ viết sai chính tả và sửa lại được tất cả chỗ viết sai như vậy trong văn bản.

3. Trong phần mềm soạn thảo văn bản, công cụ Tìm kiếm được thực hiện bởi lệnh Find, còn công cụ Thay thế được thực hiện bởi lệnh Replace.

Trả lời:

Những câu đúng là: 2 và 3.

Câu 15: Trong soạn thảo Word, muốn định dạng văn bản theo kiểu danh sách liệt kê dạng ký hiệu và số thứ tự, ta thực hiện như thế nào?

Trả lời:
Ta thực hiện Format / Bullets and Numbering.

Câu 16: Trên thanh công cụ của định dạng trang có những lệnh gì?

Trả lời:

Thanh công cụ của định dạng trang bao gồm các lệnh:

- Lệnh căn lề (chọn các lề trên, dưới, trái, phải). - Lệnh căn lề (chọn các lề trên, dưới, trái, phải).

- Lệnh chọn hướng giấy. - Lệnh chọn hướng giấy.

- Lệnh chọn khổ giấy. - Lệnh chọn khổ giấy.

Câu 17: Em hãy nêu cách để thay đổi độ rộng của cột trong bảng.

Trả lời:

Cách để thay đổi độ rộng của cột trong bảng là: Chọn một đường biên của cột, đưa chuột vào đường biên này đến khi con trỏ chuột có dạng mũi tên 2 chiều thì kéo thả chuột sang trái hoặc phải (tương tự với thay đổi độ cao của hàng).

Câu 18: Theo em vẽ sơ đồ tư duy thủ công trên giấy sẽ có những hạn chế gì?

Trả lời:

Một số hạn chế khi lập sơ đồ tư duy thủ công trên giấy là:

- Khó sửa chữa, thay đổi thông tin; - Khó sửa chữa, thay đổi thông tin;

- Mất nhiều thời gian để hoàn thành,... - Mất nhiều thời gian để hoàn thành,...

Câu 19: Kể tên một số khó khăn nếu như không có công cụ Tìm kiếm và Thay thế trong soạn thảo văn bản.

Trả lời:

Nếu như không có công cụ Tìm kiếm và Thay thế, em có thể gặp một số khó khăn như là: Mất nhiều thời gian để tìm kiếm từ nào đó trong văn bản dài, Có thể nhầm lẫn khi đếm số lượng cụm từ giống nhau trong văn bản,…

Câu 20: Để định dạng cụm từ "Việt Nam" thành "Việt Nam" ta nhấn lần lượt các tổ hợp phím nào?

Trả lời:
- Muốn in nghiêng ta dùng: Ctrl+I.

- Muốn gạch chân ta dùng: Ctrl+U.  - Muốn gạch chân ta dùng: Ctrl+U. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay