Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều Ôn tập Chủ đề E (P3)

Bộ câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề E. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 6 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ E: ỨNG DỤNG TIN HỌC 
(PHẦN 3 – 20 CÂU)

Câu 1: Trình bày thông tin ở dạng bảng có lợi ích gì?

Trả lời:

Sử dụng dạng bảng giúp trình bày thông tin cô đọng, rõ ràng, dễ quan sát và so sánh. Bảng cũng thường được sử dụng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,…

Câu 2: Lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy là gì?

Trả lời:

Sơ đồ tư duy giúp ghi lại tóm tắt, triển khai một ý tưởng trong quá trình suy nghĩ. Dùng sơ đồ tư duy có thể trình bày một chủ đề theo cách lấy được các ý chính của chủ đề và cả các ý chi tiết đã triển khai.

Câu 3: Công cụ Thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản có giúp ta thay cả một câu văn dài bằng một câu văn khác được không? Tại sao?

Trả lời:

Công cụ Thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản có thể giúp ta thay cả một câu văn dài bằng một câu văn khác. Vì câu văn dài cũng được xem như một cụm từ cần tìm.

Câu 4: Hãy điền những từ sau ứng với các hình biểu diễn trong ảnh:

Căn thẳng lề trái, Căn thẳng hai lề, Căn giữa, Căn thẳng lề phải.

Trả lời:

1, Căn thẳng lề trái.

2, Căn giữa.

3, Căn thẳng lề phải.

Câu 7: Khi tạo sơ đồ tư duy có nên sử dụng nhiều màu sắc không? Vì sao.

4, Căn thẳng hai lề.

Câu 5: Để có thể soạn thảo văn bản Tiếng Việt, trên máy tính thông thường cần phải có những công cụ nào?

Trả lời:

Để có thể soạn thảo văn bản Tiếng Việt, trên máy tính thông thường cần phải có: 

- Chương trình hỗ trợ gõ Tiếng Việt và bộ phông chữ Việt. - Chương trình hỗ trợ gõ Tiếng Việt và bộ phông chữ Việt.

- Phần mềm soạn thảo văn bản. - Phần mềm soạn thảo văn bản.

Câu 6: Nhìn vào bảng sau và cho biết số hàng và số cột được chọn là bao nhiêu?

Trả lời:

Số cột là 10 cột và số hàng là 15 hàng

Câu 7: Có nên chọn nhiều màu sắc cho sơ đồ tư duy hay không?

Trả lời:

Việc chọn màu khi tạo sơ đồ tư duy là cần thiết nhưng không vì thế mà lạm dụng việc sử dụng màu, sử dụng mỗi nhánh một màu trong sơ đồ tư duy. Chỉ chọn ra những tiêu đề tương ứng với nhau để cùng màu với nhau vì vậy sẽ giúp chúng ta cũng như những người nhìn vào sơ đồ có thể dễ dàng phân biệt được các nhánh với nhau. Ngoài ra màu sắc còn giúp kích thích não bộ khiến việc tạo sơ đồ tư duy thú vị hơn.

Câu 8: Hãy chỉ ra các bước để tìm kiếm cụm từ “2 Ngày 1 Đêm” trong văn bản. Và cho biết cụm từ “2 ngày 1 đêm” có được hiện lên trên trang kết quả không? Vì sao ?

Trả lời:

1, Nháy chuột vào lệnh Find hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + F để mở hộp thoại Navigation.

2, Trong ô Search Document, nhập cụm từ “2 ngày 1 đêm”.

3, Xem số lượng các kết quả tìm thấy rồi ấn vào để thấy vị trí của từng cụm từ.

Cụm từ “2 ngày 1 đêm” có được hiện kết quả vì công cụ Tìm kiếm có thể nhận dạng cả chữ viết hoa và chữ viết thường.

Câu 9: Nếu muốn trình bày đoạn văn bản sau đây đẹp hơn và sau đó thực hiện in, ta có thể làm như thế nào?

Trả lời:

- Bước 1: Bôi đen văn bản => Vào Paragraph => Thực hiện các bước tăng giảm độ dãn dòng, căn biên, lệnh tăng và giảm độ thụt vào của đoạn so với lề trái phải. - Bước 1: Bôi đen văn bản => Vào Paragraph => Thực hiện các bước tăng giảm độ dãn dòng, căn biên, lệnh tăng và giảm độ thụt vào của đoạn so với lề trái phải.

- Bước 2: File => chọn Print => Chọn ô Copies sau đó bấm số lượng cần in đoạn văn vào ô Copies => bấm Print. - Bước 2: File => chọn Print => Chọn ô Copies sau đó bấm số lượng cần in đoạn văn vào ô Copies => bấm Print.

Câu 10: Khi soạn thảo văn bản Word, thao tác nào cho phép để mở nhanh hộp thoại Find and Replace (tìm kiếm và thay thế):

Trả lời:

Ctrl + F : Find and Replace. 

Câu 11: Cho đoạn thông tin sau:

Trong năm học 2021-2022, số học sinh giỏi và khá của khối lớp 6 của trường THCS A tăng lên rõ rệt. Kết quả khảo sát năm học 2020-2021 cho thấy, số học sinh giỏi là 270 em chiếm 54% tổng số học sinh của khối; số học sinh khá là 150 em chiếm 30% tổng số học sinh của khối. Số học sinh giỏi và khá của khối lớp 6 năm học 2021-2022 lần lượt là 320 em (chiếm 58%) và 193 em (chiếm 35%). Chất lượng học tập của học sinh khối lớp 6 của trường được nâng qua các năm

a) Em hãy trình bày nội dung thông tin trên ở dạng bảng.

b) Em hãy bổ sung thêm thông tin sau vào bảng: “Năm học 2022-2023, kết quả khảo sát cho thấy số học sinh giỏi và khá của khối lớp 6 lần lượt là 230 em (chiếm 48%) và 120 em (chiếm 25%)”.

Trả lời:

a)

STTNăm họcHọc sinh giỏiHọc sinh khá  
Số lượngChiếm tỉ lệ %Số lượngChiếm tỉ lệ %  
12020-202127054%15030%
22021-202232058%19335%

b) Sử dụng lệnh Insert để chèn thêm hàng.

STTNăm họcHọc sinh giỏiHọc sinh khá  
Số lượngChiếm tỉ lệ %Số lượngChiếm tỉ lệ %  
12020-202127054%15030%
22021-202232058%19335%
32022-202323048%12025%

 

Câu 12: Em hãy vẽ tay một sơ đồ tư duy thể hiện những chuẩn bị của em cho một chuyển tham quan.

Trả lời:

Gợi ý:

Câu 13: Cho một văn bản, hãy nêu cách sử dụng công cụ phù hợp để đếm xem văn bản đó có bao nhiêu câu bằng cách đếm số dấu chấm và trừ đi chỗ có dấu ba chấm (nếu có). Giả sử rằng các câu trong văn bản đã cho không kết thúc bằng dấu ba chấm, dấu hỏi chấm và dấu chấm than, nếu có các số thập phân thì phần số nguyên và phần thập phân được phân tách nhau bởi dấu phẩy.

Trả lời:

1, Nháy chuột vào lệnh Find, Hộp thoại Navigation sẽ xuất hiện ở bên trái văn bản.

2, Trong ô Search Document nhập dấu "."

3, Xem số lượng các kết quả tìm thấy.

=> Tương tự tìm với dấu ba chấm "..." và dấu phẩy "," để ra kết quả số lượng của dấu ba chấm và dấu phẩy, sau đó lấy số lượng dấu chấm trừ đi số lượng dấu ba chấm và dấu phẩy thì sẽ ra số câu trong văn bản.

Câu 14: Bạn Dũng nói rằng : chữ, đoạn và trang văn bản luôn có sẵn các thuộc tính định dạng, ban đầu chúng là các thuộc tính định dạng mặc định của phần mềm soạn thảo văn bản.

Theo em, bạn Dũng nối có đúng không? Tại sao?

Trả lời:

Bạn Dũng nói đúng. Đây là đặc trưng của phần mềm soạn thảo văn bản. Ban đầu các thuộc tính định dạng (chữ, đoạn và trang) được thiết lập mặc định. Kết quả định dạng ở lần mới sẽ được giữ lại cho lần sau.

Câu 15: Những ô trong bảng có thể chứa những thông tin nào?

Trả lời:

Thông tin trong bảng có thể được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau: kí tự, hình ảnh,…

Câu 16: Nối từng nhóm lệnh/nút lệnh với các chức năng tương ứng.

a)   b)  c)  

d)  e)

Chức năng:

- Chèn thêm hàng, cột. - Chèn thêm hàng, cột.

- Điều chỉnh kích thước dòng, cột. - Điều chỉnh kích thước dòng, cột.

- Căn chỉnh lề, hướng của văn bản trong ô. - Căn chỉnh lề, hướng của văn bản trong ô.

- Xóa bảng, xóa hàng, cột. - Xóa bảng, xóa hàng, cột.

- Gộp, tách ô, tách bảng. - Gộp, tách ô, tách bảng.

Trả lời:

a) Xóa bảng, xóa hàng, cột

b) Chèn thêm hàng, cột.

c) Gộp, tách ô, tách bảng.

d) Điều chỉnh kích thước dòng, cột.

e) Căn chỉnh lề, hướng của văn bản trong ô.

Câu 17: Em hãy nêu bốn tình huống khác nhau thể hiện rằng sử dụng sơ đồ tư duy có thể mang lại hiệu quả và những hiệu quả đó là gì?

Trả lời:

Bốn tình huống đó là:

- Ôn tập một bài học, một chủ đề: dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt giúp hệ thống được những ý chính, logic giữa chúng, dễ nhớ, dễ hiểu. - Ôn tập một bài học, một chủ đề: dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt giúp hệ thống được những ý chính, logic giữa chúng, dễ nhớ, dễ hiểu.

- Xây dựng một kế hoạch hoạt động: dùng sơ đồ tư duy có thể gợi ra trong suy nghĩ những ý tưởng mới cần thêm vào cho đầy đủ và dựa vào đó triển khai dần được các chi tiết. - Xây dựng một kế hoạch hoạt động: dùng sơ đồ tư duy có thể gợi ra trong suy nghĩ những ý tưởng mới cần thêm vào cho đầy đủ và dựa vào đó triển khai dần được các chi tiết.

- Xây dựng dàn ý của một bài tập làm văn: dùng sơ đồ tư duy gợi ra được các ý chính cần triển khai trong logic để có thể viết được đầy đủ ý và giữa các ý có liên quan chặt chẽ, hợp lí. - Xây dựng dàn ý của một bài tập làm văn: dùng sơ đồ tư duy gợi ra được các ý chính cần triển khai trong logic để có thể viết được đầy đủ ý và giữa các ý có liên quan chặt chẽ, hợp lí.

- Trình bày một chủ đề trước một tập thể: dùng sơ đồ tư duy gợi nhắc trình bày từ những ý lớn của chủ đề rồi chi tiết hóa dần, làm cho người nghe nắm được chủ đề từ tổng thể đến chi tiết. - Trình bày một chủ đề trước một tập thể: dùng sơ đồ tư duy gợi nhắc trình bày từ những ý lớn của chủ đề rồi chi tiết hóa dần, làm cho người nghe nắm được chủ đề từ tổng thể đến chi tiết.

Câu 18: Hãy trình bày cách sử dụng công cụ Tìm kiếm và Thay thế để sửa được những chỗ viết nhầm dấu phẩy ","  thành dấu chấm phẩy ";", trong một văn bản.

Trả lời:

Công cụ "Tìm kiếm" và thay thế để sửa được những chỗ viết nhầm dấu phẩy ","  thành dấu chấm phẩy ";" trong một văn bản.

- B1: Nháy chuột vào lệnh Replace. Hộp thoại Find and Replace sẽ xuất hiện. - B1: Nháy chuột vào lệnh Replace. Hộp thoại Find and Replace sẽ xuất hiện.

- B2: Nhập dấu phẩy "," vào ô Find What. - B2: Nhập dấu phẩy "," vào ô Find What.

- B3: Nhập dấu chấm phẩy ";" và ô Replace with. - B3: Nhập dấu chấm phẩy ";" và ô Replace with.

- B4: Nếu tìm thấy, bấm vào nút Replace All để thay thế tất cả các dấu phẩy "," thành dấu chấm phẩy ";". - B4: Nếu tìm thấy, bấm vào nút Replace All để thay thế tất cả các dấu phẩy "," thành dấu chấm phẩy ";".

Câu 19: Để in văn bản em có thể sử dụng những cách nào sau đây:

a) Ctrl + A.

b) Ctrl + P.

c) Trong thẻ File, chọn lệnh Save.

d) Ctrl + C.

e) Trong thẻ File, chọn lệnh Print

Trả lời:

Em chọn cách: b và e.

Câu 20: Để chèn thêm một hàng vào bảng, ta thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Để chèn thêm một hàng vào bảng, ta thực hiện 1 trong 2 cách sau:

- Đặt con trỏ tại vị trí hàng cần chèn, kích chuột phải - Chọn Insert rows. - Đặt con trỏ tại vị trí hàng cần chèn, kích chuột phải - Chọn Insert rows.

- Chọn Format - Chọn Insert row - Chọn Format - Chọn Insert row

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay