Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều Ôn tập Chủ đề E (P4)
Bộ câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề E. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 6 cánh diều.
Xem: => Giáo án Tin học 6 sách cánh diều
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ E: ỨNG DỤNG TIN HỌC
(PHẦN 1 – 20 CÂU)
Câu 1: Sơ đồ tư duy là gì? Sơ đồ tư duy gồm các thành phần nào?
Trả lời:
- Sơ đồ tư duy là sơ đồ giúp triển khai ý tưởng một cách ngắn gọn, trực quan. - Sơ đồ tư duy là sơ đồ giúp triển khai ý tưởng một cách ngắn gọn, trực quan.
- Sơ đồ tư duy gồm 2 thành phần cơ bản là: - Sơ đồ tư duy gồm 2 thành phần cơ bản là:
+ Tên chủ đề hoặc hình ảnh biểu thị một ý tưởng hay thông tin. + Tên chủ đề hoặc hình ảnh biểu thị một ý tưởng hay thông tin.
+ Các nhánh (đường nối). + Các nhánh (đường nối).
Câu 2: Em hãy nêu các bước để thực hiện tìm kiếm một cụm từ cho trước.
Trả lời:
Các bước để thực hiện tìm kiếm một cụm từ cho trước là:
1, Nháy chuột vào lệnh Find. Hộp thoại Navigation sẽ xuất hiện ở bên trái văn bản.
2, Trong ô Search Document, nhập cụm từ cho trước.
3, Xem số lượng các kết quả tìm thấy.
4, Nháy chuột vào từng cụm từ trong hộp thoại Navigation để tìm vị trí của nó trong văn bản.
5, Nháy nút X ở bên phải để kết thúc tìm kiếm cụm từ. Đóng hộp thoại Navigation khi không tìm kiếm nữa.
Câu 3: Làm thế nào để định dạng đoạn?
Trả lời:
Để định dạng đoạn, đặt con trỏ soạn thảo nằm trong đoạn đó rồi nháy chuột vào các lệnh định dạng đoạn ở trên thanh công cụ.
Câu 4: Em hãy nêu cách để chèn thêm hoặc xóa hàng và cột.
Trả lời:
Để chèn thêm hoặc xóa hàng hay cột của bảng, đặt con trỏ soạn thảo vào một ô bất kì của hàng hay cột đó rồi nháy chuột vào lệnh xóa hay chèn tương ứng trong nhóm lệnh Rows & Columns.
Câu 5: Trong bảng danh sách lớp 6A bên dưới, con trỏ soạn thảo đang được đặt trong ô chứa tên bạn Bình. Để thêm một dòng vào sau dòng này, em nháy nút phải chuột chọn Insert và chọn tiếp lệnh nào?
Trả lời:
Trong bảng danh sách lớp 6A , con trỏ soạn thảo đang được đặt trong ô chứa tên bạn Bình. Để thêm một dòng vào sau dòng này, em nháy nút phải chuột chọn Insert và chọn lệnh Insert Rows Below.
Câu 6: Em hãy quan sát sơ đồ tư duy và trả lời các câu hỏi:
a) Cách biểu diễn nào (văn bản, sơ đồ tư duy) dễ hiểu, dễ nhớ và thú vị hơn?
b) Sử dụng sơ đồ tư duy có lợi ích gì?
c) Tên của chủ đề chính là gì? Tên của các chủ đề nhánh (triển khai từ chủ đề chính) là gì?
d) Các chi tiết của chủ đề nhánh “Thành phần” là gì?
Trả lời:
a) Cách biểu diễn bằng sơ đồ tư duy sẽ dễ hiểu, dễ nhớ và thú vị hơn.
b) Sử dụng sơ đồ tư duy giúp dễ dàng ghi nhớ và tiết kiệm thời gian hơn.
c) Tên của chủ đề chính là “Sơ đồ tư duy” với 4 chủ đề nhánh là “Người sáng tạo”, “Lợi ích”, “Làm gì?” và “Thành phần”.
d) Các chi tiết của của chủ đề nhánh “Thành phần” là: từ khóa, hình ảnh, đường nối.
Câu 7: Bạn Hà có ý kiến như sau:
“Công cụ tìm kiếm và thay thế rất quan trọng và là công cụ không thể thiếu trong quá trình soạn thảo văn bản.”
Em có đồng ý với ý kiến của bạn Hà không? Vì sao.
Trả lời:
Em có đồng ý với ý kiến của bạn Hà, bởi công cụ tìm kiếm và thay thế có những đóng góp như sau:
- Giúp nhanh chóng định vị và thay thế hoặc chỉnh sửa các từ, cụm từ, hoặc định dạng trong văn bản một cách hiệu quả. - Giúp nhanh chóng định vị và thay thế hoặc chỉnh sửa các từ, cụm từ, hoặc định dạng trong văn bản một cách hiệu quả.
- Cho phép thực hiện thay đổi hoặc cải thiện nội dung toàn bộ văn bản một cách đồng nhất. - Cho phép thực hiện thay đổi hoặc cải thiện nội dung toàn bộ văn bản một cách đồng nhất.
- Đảm bảo tính chính xác và đồng nhất khi thực hiện thay đổi. - Đảm bảo tính chính xác và đồng nhất khi thực hiện thay đổi.
- Dễ dàng tìm và sửa lỗi chính tả, sai số, hoặc cải thiện định dạng của văn bản một cách toàn diện. - Dễ dàng tìm và sửa lỗi chính tả, sai số, hoặc cải thiện định dạng của văn bản một cách toàn diện.
- Cho phép thay thế không chỉ các từ và cụm từ mà còn định dạng, ký tự đặc biệt, và các chuỗi phức tạp hơn, như biểu thức chính quy. - Cho phép thay thế không chỉ các từ và cụm từ mà còn định dạng, ký tự đặc biệt, và các chuỗi phức tạp hơn, như biểu thức chính quy.
- Tăng hiệu suất và hiệu quả trong quá trình chỉnh sửa và sắp xếp văn bản. - Tăng hiệu suất và hiệu quả trong quá trình chỉnh sửa và sắp xếp văn bản.
Câu 8: Các bước in văn bản là gì? Tác dụng của việc in văn bản là gì?
Trả lời:
- Sau khi hoàn thành tạo văn bản, em có thể in văn bản ra giấy. Để thực hiện công việc này, trong thẻ File, em chọn lệnh Print. - Sau khi hoàn thành tạo văn bản, em có thể in văn bản ra giấy. Để thực hiện công việc này, trong thẻ File, em chọn lệnh Print.
- Tác dụng của việc in văn bản là: dễ dàng truyền tải thông tin đặc biệt đối với những cao tuổi không sử dụng máy tính, lưu trữ thông tin trong thời gian dài, bảo mật thông tin,… - Tác dụng của việc in văn bản là: dễ dàng truyền tải thông tin đặc biệt đối với những cao tuổi không sử dụng máy tính, lưu trữ thông tin trong thời gian dài, bảo mật thông tin,…
Câu 9: Chức năng của các nút lệnh này là gì?
a) b) c) d)
Trả lời:
a) Chèn thêm cột vào bên trái cột được chọn.
b) Căn lề trên bên trái của ô.
c) Tô màu tất cả viền của bảng.
d) Căn lề cho nội dung bên trong bảng.
Câu 10: Cấu trúc một sơ đồ tư duy gồm?
Trả lời:
- Tên của chủ đề trung tâm (chủ đề chính). - Tên của chủ đề trung tâm (chủ đề chính).
- Tên của các chủ đề phụ (triển khai từ ý của chủ đề chính). - Tên của các chủ đề phụ (triển khai từ ý của chủ đề chính).
- Các ý chi tiết của chủ đề nhánh. - Các ý chi tiết của chủ đề nhánh.
- Câu giải thích thêm cho chủ đề phụ. - Câu giải thích thêm cho chủ đề phụ.
Câu 11: Câu hỏi thực hành:
Tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính. Em hãy tạo sơ đồ tư duy tổng kiến thức chương 1 của môn Toán lớp 6
Trả lời:
Em có thể sử dụng phần mềm chuyên dùng cho việc tạo sơ đồ tư duy như: MindMale Lite, FreeMind, iMindMap,…Các phần mềm cho phép chúng ta tạo sơ đồ tư duy dễ dàng, chính xác và nhanh chóng.
Câu 12: Câu hỏi thực hành:
Em hãy thực hiện lần lượt các yêu cầu sau:
a) Soạn thảo nội dung cho 1 bài giới thiệu về con vật mà em yêu thích theo yêu cầu của cô giáo.
b) Chèn thêm hình ảnh minh họa.
c) Căn lề và định dạng trang để có được bố cục hợp lí và đẹp.
d) Lưu lại 1 tệp rồi in ra để nộp cho cô giáo.
Trả lời:
a) Sử dụng thao tác gõ bàn phím để soạn thảo nội dung cho bài giới thiệu.
b) Thao tác chèn thêm hình ảnh:
- Bước 1: Đưa con trỏ chuột vào vị trí muốn chèn thêm hình ảnh. - Bước 1: Đưa con trỏ chuột vào vị trí muốn chèn thêm hình ảnh.
- Bước 2: Vào thẻ Insert à Pictures, hộp thoại Insert Pictures sẽ hiện ra. - Bước 2: Vào thẻ Insert à Pictures, hộp thoại Insert Pictures sẽ hiện ra.
- Bước 3: Trong hộp thoại Insert Pictures chọn ảnh mà bạn muốn chèn vào nội dung văn bản rồi nhấn chọn Insert. - Bước 3: Trong hộp thoại Insert Pictures chọn ảnh mà bạn muốn chèn vào nội dung văn bản rồi nhấn chọn Insert.
c) Căn lề và định dạng trang để có được bố cục hợp lí và đẹp. Các lệnh định dạng trang văn bản nằm trong thẻ Page Layout, ở nhóm lệnh Page Setup.
d) Lưu tệp và in
Thực hiện thao tác kiểm tra chính tả trước khi lưu tệp và in
- Bước 1: Chọn File và Save và Browse để lựa chọn vị trí lưu, hộp thoại Save As sẽ hiện lên. - Bước 1: Chọn File và Save và Browse để lựa chọn vị trí lưu, hộp thoại Save As sẽ hiện lên.
- Bước 2: Chọn vị trí lưu tệp, điền tên tệp và nhấn nút Save để kết thúc thao tác. - Bước 2: Chọn vị trí lưu tệp, điền tên tệp và nhấn nút Save để kết thúc thao tác.
- Bước 3: Dùng tổ hợp phím Ctrl + P để in. - Bước 3: Dùng tổ hợp phím Ctrl + P để in.
Câu 13: Tại sao nên sử dụng màu sắc khi tạo sơ đồ tư duy?
Trả lời:
Nên sử dụng màu sắc khi tạo sơ đồ tư duy vi màu sắc có tác dụng kích thích não bộ.
Câu 14: Trình duyệt web là gì?
Trả lời:
Trình duyệt Web là một phần mềm ứng dụng giúp người dùng giao tiếp với hệ thống WWW, truy cập các trang Web và khai thác các tài nguyên trên Internet. Một số trình duyệt Web: Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), Netscape Navigator,…
Câu 15: Để lưu sơ đồ tư duy có tên là thanhphanmang.xmid. ta thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Trong bảng chọn File, chọn Save As => Chọn vị trí lưu và đổi tên file thành "Thanhphanmang.xmid" => Save.
Câu 16: Các bước sử dụng phần mềm MindMaple Lite vẽ sơ đồ tư duy?
Trả lời:
- Bước 1. Tạo sơ đồ tư duy mới - Bước 1. Tạo sơ đồ tư duy mới
- Bước 2. Tạo chủ đề chính - Bước 2. Tạo chủ đề chính
- Bước 3. Tạo chủ đề nhánh - Bước 3. Tạo chủ đề nhánh
- Bước 4. Tạo chủ đề nhánh nhỏ hơn - Bước 4. Tạo chủ đề nhánh nhỏ hơn
- Bước 5. Thay đổi màu sắc, kích thước sơ đồ - Bước 5. Thay đổi màu sắc, kích thước sơ đồ
Câu 17: Khi đã hoàn thành sơ đồ tư duy bằng phần mềm Xmind thì ta cần đóng lại chương trình bằng cách nào?
Trả lời:
Khi đã hoàn thành sơ đồ tư duy bằng phần mềm Xmind thì ta cần đóng lại bằng cách vào File/Close.
Câu 18: Nêu các câu hỏi cần được nêu ra khi sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy.
Trả lời:
Các câu hỏi cần được nêu ra khi sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy:
- Sơ đồ tư duy gồm những thành phần phần nào? - Sơ đồ tư duy gồm những thành phần phần nào?
- Em cần vẽ gì? - Em cần vẽ gì?
- Sơ đồ tư duy có thể triển khai được bao nhiêu ý? - Sơ đồ tư duy có thể triển khai được bao nhiêu ý?
- Sơ đồ tư duy có cho phép chèn hình ảnh vào hay không? - Sơ đồ tư duy có cho phép chèn hình ảnh vào hay không?
Câu 19: Nêu các bước thay thế tất cả các từ “sa pa” thành “Sa Pa” trong đoạn văn.
Trả lời:
- B1: Chọn Edit → Replace hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+H để mở hộp thoại Find and Replace.
- B2: Gõ cụm từ cần tìm kiếm vào ô Find What và gõ cụm từ thay thế vào ô Replace with (Thay thế bằng);
- B3: Nháy chuột vào nút ReplaceAll để thay thế tất cả.
Câu 20: Thông thường trang văn bản được trình bày theo các dạng nào?
Trả lời:
Thông thường trang văn bản được trình bày theo các dạng trang đứng.