Đáp án Địa lí cánh diều bài 17. Phân bố dân cư và đô thị hóa

File Đáp án Địa lí 10 cánh diều bài 17. Phân bố dân cư và đô thị hóa. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 17. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

 

Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 17.1, hãy:

- Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên hoặc các nhân tố kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư. Lấy ví dụ minh hoạ.

- Cho biết các khu vực thưa dân, các khu vực đông dân trên thế giới và giải thích.

Trả lời:

- Tác động của các nhân tố tự nhiên đến phân bố dân cư:

+ Khí hậu: nơi có khí hậu ấm áp, ôn hòa thường thu hút đông dân cư, còn khí hậu khắc nghiệt (nóng quá hoặc lạnh quá) ít hấp dẫn con người.

+ Nguồn nước: ở đâu có nguồn nước thì ở đó có con người sinh sống. Không phải ngẫu nhiên, các nền văn minh đầu tiên của nhân loại đều phát sinh trong những lưu vực của những con sông lớn

+ Địa hình và đất đai:

  • Những châu thổ màu mỡ của các sông lớn là những vùng đông dân nhất thế giới. Những vùng đất đai khô cằn ờ các hoang mạc và thảo nguyên khô cằn có rất ít dân cư.
  • Các đồng bằng có địa hình thấp, đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc. Các vùng núi cao, ít đất trồng trọt, đi lại khó khăn thì cũng có ít dân cư.

+ Tài nguyên khoáng sản: Những mỏ lớn có sức hấp dẫn đối với con người, dù điều kiện sinh hoạt có nhiều khó khăn do thiên nhiên khắc nghiệt.

- Tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư:

+ Trình độ phát triển lực lượng sản xuất:

  • Việc tập trung dân cư có mật độ dân số cao trên một diện tích đất đai nhỏ chỉ có được khi nền nông nghiệp định canh ra đời.
  • Các thành phố lớn, khu công nghiệp là trung tâm thu hút dân cư.

+ Tính chất của nền kinh tế: những khu dân cư đông đúc thường gắn bó với các hoạt động công nghiệp nhiều hơn so với nông nghiệp. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì mức độ lập trung dân cư trong các khu công nghiệp cũng có chiều hướng giảm xuống.

- Ví dụ: Ở những vùng cực và xích đạo, khí hậu khắc nghiệt nên ít dân cư sinh sống hơn ở các vùng chí tuyến.

Đô thị hóa

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 17.2, hãy:

- Cho biết những biểu hiện của đô thị hoá. Lấy ví dụ minh họa.

- Phân tích một trong ba nhóm nhân tố tác động đến đô thị hoá.

Trả lời:

- Những biểu hiện của đô thị hoá:

  • Mở rộng và phát triển mạng lưới đô thị.
  • Tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị.
  • Phổ biến ngày càng rộng rãi lối sống đô thị.

- Ví dụ:

  • Trong quá trình đô thị hoá ở Việt Nam:
  • Không gian đô thị được mở rộng.
  • Dân cư ở các đô thị không ngừng tăng nhanh. (Năm 2005, số dân thành thị chiếm 26,9% dân số cả nước, nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực)
  • Hạ tầng kỹ thuật được chú trọng đầu tư với việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao.
  • Hạ tầng xã hội được đa dạng hoá, chất lượng cuộc sống được nâng cao.

- Nhân tố tác động đến đô thị hoá đối với kinh tế - xã hội: Đô thị hóa thể hiện được trình độ phát triển kinh tế xã hội, tình hình cơ sở vật chất – kĩ thuật và các chính sách được áp dụng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

=> Ví dụ: Đô thị hóa có tác động mạnh tới hóa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta:

  • Các đô thị: có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.
  • Các thành phố, thị xã: là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
  • Các đô thị: có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Câu 2: Đọc thông tin, hãy phân tích những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

Trả lời:

Những ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường:

- Tích cực:

  • Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
  • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
  • Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
  • Là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng.
  • Là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.
  • Hình thành môi trường đô thị với chất lượng môi trường ngày càng cải thiện

- Tiêu cực:

  • Làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố.
  • Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng.
  • Gây sức ép đối với vấn đề việc làm, nhà ở và gia tăng các tệ nạn xã hội.
  • Ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố tác động đến phân bố dân cư.

Trả lời:

Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư được thể hiện qua sơ đồ sau:

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

  1. a) Tỉnh tỉ lệ dân thành thị của thế giới giai đoạn 1950 - 2020.
  2. b) Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện quy mô dân số thế giới và tỉ lệ dân thành thị thế giới giai đoạn 1950 — 2020.
  3. c) Rút ra nhận xét và giải thích.

Trả lời:

  1. a) Tỉ lệ dân thành thị của thế giới giai đoạn 1950 - 2020.

Năm

1950

1970

1990

2020

Số dân thế giới (triệu người)

2 536

3 700

5 327

7 795

Tỉ lệ dân thành thị (%)

29.61

36.59

42.99

56.18

  1. b) Vẽ biểu đồ:
  1. c)

- Nhận xét:

  • Dân số thế giới tăng nhanh từ năm 1950 đến năm 2020 -> từ 2530 triệu dân lên 7795 triệu dân.
  • Tỉ lệ dân thành thị tăng từ năm 1950 đến năm 2020 -> 29.61% lên 56.18%

- Giải thích:

  • Do ảnh hưởng của nhiều nhân tố tự nhiên và xã hội phát triển khiến cho dân số thế giới tăng nhanh từ năm 1950 đến năm 2020.
  • Do tác động của quá trình đô thị hóa khiến cho tỉ lệ dân thành thị tăng.

VẬN DỤNG

Câu 1: Sưu tầm một số biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hoá tới môi trường.

Trả lời:

- Một biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hoá tới môi trường:

+ Tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa.

+ Xây dựng các đô thị sinh thái, các khu công nghiệp sinh thái.

+ Nâng cao nhận thức ý thức bảo vệ môi trường; cùng giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng của đô thị hóa như người nghèo, người thất nghiệp do đô thị hóa...

- Ví dụ:

  • Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”.
  • Phong trào Tết vì người nghèo.
  • Phát triển lực lượng tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ xung kích Chữ thập đỏ.
  • Tổ chức các hình thức vận động nguồn lực để trợ giúp các đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay