Đáp án Địa lí cánh diều bài 20: Vai trò đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bô nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

File Đáp án Địa lí 10 cánh diều bài 20: Vai trò đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bô nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án địa lí 10 cánh diều (bản word)

BÀI 20. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

 

Vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Câu 1: Đọc thông tin, hãy trình bày vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Trả lời:

- Sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi; nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, tạo mặt hàng xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia.

- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

- Giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.

Đặc điểm của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Câu 1: Đọc thông tin, hãy trình bày đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Đất trồng, mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu.

=> Ví dụ:

  • Đất canh tác hay đất trồng trọt là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính trong nông nghiệp.
  • Đất canh tác như đất trồng cây hàng năm, chẳng hạn như ngũ cốc, bông, khoai tây, rau, dưa hấu, loại hình này cũng bao gồm cả đất sử dụng được trong nông nghiệp nhưng tạm thời bỏ hoang (đất hoang hóa, đất thoái hóa).

- Đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi: Cần hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên.

=> Ví dụ: Chọn giống vật nuôi thì chọn con giống có năng suất và chất lượng cao, phù hợp điều kiện chăn nuôi, có lý lịch rõ ràng, khỏe mạnh, có ngoại hình đặc trưng của giống.

- Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, có tính thời vụ và phân bố tương đối rộng rãi

=> Ví dụ: cần xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ), phát triển ngành nghề dịch vụ.

- Có mối liên kết chặt chẽ tạo thành chuỗi giá trị nông sản.

=> Ví dụ: Có thể hình dung một chuỗi giá trị nông sản điển hình như sơ đồ sau:

Để có thể hoàn thiện một chuỗi giá trị hiệu quả cần thỏa mãn 2 điều kiện. Đầu tiên là các mắt xích phải hoạt động hiệu quả. Người sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất để giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp phải hỗ trợ các thiết bị tiên tiến phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Điều thứ 2 là phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất và doanh nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Câu 1: Quan sát hình 20, hãy phân tích hai nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

* Nhân tố Vị trí địa lí:

  - Quy định sự có mặt của các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

  - Trao đổi nông sản, thu hút vốn đầu tư, khoa học - công nghệ...

* Nhân tố Điều kiện tự nhiên:

  - Địa hình, đất trồng: Quy mô, phương hướng sản xuất, cơ cấu, mức độ thâm canh, năng suất và sự phân bố của cây trồng.

  - Khí hậu, nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu, khả năng xen canh tăng vụ, mức ổn định của sản xuất nông nghiệp.

  - Sinh vật: Ảnh hưởng mức độ phong phú của giống cây trồng vật nuôi, khả năng cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, môi trường sản xuất.

* Nhân tố Điều kiện kinh tế - xã hội:

  - Dân cư lao động: Lực lượng sản xuất trực tiếp, Nguồn tiêu thụ sản phẩm.

  - Tiến bộ khoa học - kĩ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và sản lượng.

  - Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật: Thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, Tăng cường liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

  - Chính sách: Phương hướng sản xuất, cơ cấu ngành, quy mô sản xuất, Xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, Thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

* Ví dụ:

- VD1: Việc ứng dụng nông nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp khu vực này đạt những thành tựu nông nghiệp như:

Thu hút nhiều doanh nghiệp lớn tham gia trong các chuỗi giá trị của các sản phẩm chủ lực nhằm gia tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

- VD2: Trong lĩnh vực thủy sản đã áp dụng được nhiều biện pháp khoa học – kĩ thuật hiện đại: Theo báo cáo tại Hội thảo, từ năm 2017 đến nay, Tổng cục Thủy sản đã công nhận 21 tiến bộ kỹ thuật, trong đó chủ yếu là tiến bộ kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản, 2 tiến bộ kỹ thuật về bảo quản sản phẩm, chưa có tiến bộ kỹ thuật về sơ chế sản phẩm thủy sản.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy cho biết vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đối với việc giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.

Trả lời:

Vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đối với việc giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường:

  • Giữ cân bằng sinh thái
  • Bảo vệ môi trường
  • Giảm nhẹ thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp.
  • Rừng tự nhiên cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy tìm hiểu về đất và các cây trồng chính ở địa phương em hoặc ở một địa phương khác của nước ta mà em biết.

Trả lời:

Em tự tìm hiểu ở địa phương em.

* Gợi ý: Khu vực Đồng bằng sông Hồng:

 - Đất phù sa có diện tích lớn nhất, là tài nguyên quý giá nhất của đồng bằng, phân bố tập trung ở vùng trung tâm, là địa bàn thâm canh nông nghiệp, sản xuất chủ yếu lương thực, thực phẩm của vùng.

 - Đất đỏ vàng (feralit đỏ vàng) và đất xám trên phù sa cổ có diện tích không lớn phân bố ở các vùng rìa phía bắc, phía tây và tây nam của đồng bằng, tuy độ phì lém nhưng có giá trị để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

 - Đất mặn, đất phèn có diện tích nhỏ, phân bố ở vùng ven biển, được sử dụng để trồng cói, nuôi trồng thủy sản, làm muối, trồng rừng phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn).

 - Đất lấy thụt có diện tích khá lớn, phân bố ở các vùng trũng, tập trung ở phía nam đồng bằng (các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định), được cải tạo dần để trồng lúa, nuôi thủy sản.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay