Đáp án Địa lí cánh diều bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

File Đáp án Địa lí 10 cánh diều bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 21. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

 

Nông nghiệp

Câu 1: Đọc thông tin, hãy cho biết vai trò và đặc điểm của ngành trồng trọt.

Trả lời:

* Vai trò của ngành trồng trọt:

 - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

 - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

 - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

 - Là hàng hoá xuất khẩu có giá trị.

* Đặc điểm của ngành trồng trọt:

 - Hoạt động trồng trọt có tính mùa vụ và phân bố tương đối rộng.

 - Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, cây trồng là đối tượng sản xuất.

 - Cơ cấu đa dạng, có sự thay đổi: Tỉ trọng cây lương thực giảm; tỉ trọng cây công nghiệp tăng; tỉ trọng cây ăn quả, rau đậu có biến động.

Câu 2: Đọc thông tin và quan sát hình 21.1, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới.

Trả lời:

Sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới: có diện phân bố rộng, nhưng có sự khác nhau giữa các cây lương thực.

- Lúa gạo phân bố ở: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á.

=> Giải thích: Do cây lúa gạo thích hợp với khí hậu nóng ẩm, đất phù sa nên thích hợp ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới đặc biệt là châu Á gió mùa.

- Lúa mì: châu Âu, Bắc Á, Bắc Mĩ, Nam Ôxtrâylia.

=> Giải thích: Do cây lúa mì ưa khí hậu ẩm, khô, đất đai màu mỡ nên thích hợp với khu vực ôn đới.

- Ngô có giới hạn sinh thái khá lớn: Châu Âu, Bắc Mĩ, Trung Á, châu Phi, rải rác ở Nam Mĩ.

=> Giải thích: Do ngô thích hợp đất ẩm, nhiều mùn, ưa khí hậu nóng, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu nên thích hợp với khu vực nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

Câu 3: Đọc thông tin và quan sát hình 21.3, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các cây công nghiệp chính trên thế giới.

Trả lời:

* Sự phân bố các cây công nghiệp chính trên thế giới.

- Mía: ở miền nhiệt đới như Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Ô-xtrây-lia, Cu-ha, Mê-hi-cô,...

- Củ cải đường: ở miền ôn đới như các nước châu Âu, vùng ngũ hồ ở Hoa Kì.

- Cà phê: ở miền nhiệt đới thuộc khu vực Trung và Nam Mĩ (Braxin, Meehicô...), Trung Phi, Đông Nam Á (Việt Nam, In-đô-nê-xi-a), Nam Á.

- Chè: ở miền cận nhiệt như Ấn Độ và Trung Quốc, Xri Lan-ca, Kê-ni-a, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a...

- Cao su: tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Nigiêria, Braxin..

- Đậu tương: phân bố ở nhiều đới khí hậu đặc biệt nhiều ở khu vực Trung và Nam Mĩ.

=> Giải thích: Sự phân bố các loại cây công nghiệp trên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu phù hợp với mỗi loại cây.

  • Các cây công nghiệp ưa nhiệt, ẩm, cần đất thích hợp và lao động có kinh nghiệm.
  • Các cây ưa nhiệt, ẩm cao như: mía, cà phê, cao su,... phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới nên thường phân bố thành vùng tập trung.

Câu 4: Đọc thông tin, hãy trình bày vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.

Trả lời:

- Vai trò của ngành chăn nuôi:

  • Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao.
  • Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
  • Là hàng hóa xuất khẩu có giá trị.
  • Cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt.

- Đặc điểm của ngành chăn nuôi:

  • Đối tượng: các vật nuôi.
  • Tuân theo quy luật sinh học nhất định.
  • Chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn.
  • Có nhiều thay đổi về hình thức chăn nuôi và hướng chuyên môn hóa, áp dụng rộng rãi khoa học – công nghệ trong sản xuất.

Câu 5: Đọc thông tin và quan sát hình 21.4, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới.

Trả lời:

* Sự phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới:

 - Bò chiếm được nuôi nhiều ở Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pakistan, Trung Quốc,...

 - Trâu được nuôi nhiều ở vùng nhiệt đới của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, In-đô-nê-xi-a,...

 - Cừu là vật nuôi ở vùng cận nhiệt của các nước như: Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ,...

 - Dê được nuôi nhiều ở vùng khô hạn của các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Xu-đăng,...

 - Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là gà, vịt,... phân bố rộng rãi ở nhiều nước.

 - Lợn là vật nuôi quan trọng của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Việt Nam,...

=> Giải thích: Do mỗi vật nuôi có tính chất khác nhau, chịu được các điều kiện khí hậu, nhiệt độ khác nhau nên mỗi vật nuôi sẽ có sự phân bố phù hợp với tính chất của nó.

Câu 6: Đọc thông tin, hãy lấy ví dụ làm rõ vai trò và đặc điểm của dịch vụ nông nghiệp trong trồng trọt và chăn nuôi.

Trả lời:

- Vai trò của dịch vụ nông nghiệp trong trồng trọt và chăn nuôi:

  • Đảm bảo cây trồng cho năng suất tốt nhất và hiệu quả kinh tế cao.
  • Thúc đẩy nông nghiệp sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, tăng năng suất.
  • Đảm bảo chất lượng vật nuôi, phát triển giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi,….
  • Giảm thời gian phục vụ cho ngành nông nghiệp của người dân xuống
  • Tăng giá trị của sản phẩm nông sản khi qua chế biến và sơ chế để xuất khẩu ra nhiều thị trường.

- Đặc điểm của dịch vụ nông nghiệp trong trồng trọt và chăn nuôi:

  • Chăn nuôi: cung cấp đến nhiều giải pháp hữu ích chăn nuôi đối với người dân, phụ trợ và hỗ trợ người nông dân trong việc chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ sản xuất và cung cấp thực phẩm cho con người hiện nay.
  • Trồng trọt: Các dịch vụ như xử lý cây trồng sâu bệnh, phát hiện dịch bệnh tại cây trồng, làm đất, kiểm tra và thực hiện tưới tiêu.

=> Ví dụ: Công ty Cargill – vốn là một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nay Cargill đã dần trở thành một công ty công nghệ nông nghiệp (agritech) với các sản phẩm số giúp thu thập, phân tích dữ liệu và hỗ trợ người dùng đưa ra quyết định trong quá trình nuôi trồng. Sản phẩm iQuatic ™ của Cargill là một ứng dụng dữ liệu di động được đồng bộ với bảng điều khiển hoạt động của trang trại, giúp trực tiếp cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực và phân tích dự đoán qua công nghệ học máy (machine learning) và Internet vạn vật (IoT).

Lâm nghiệp

Câu 1: Đọc thông tin, hãy trình bày vai trò và đặc điểm của ngành lâm nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

* Vai trò của ngành lâm nghiệp:

 - Cung cấp gỗ cho con người làm vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp.

 - Cung cấp gỗ và các lâm sản khác thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ, giấy, sợi phát triển; gỗ trụ mộ.

 - Cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu quý từ rừng phục vụ.

 - Tạo ra cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn phát triển du lịch.

 - Góp phần điều hòa nguồn nước, khí hậu, chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ cân bằng sinh thái.

* Đặc điểm của ngành lâm nghiệp:

 - Đối tượng của ngành lâm nghiệp: các cây trồng, có chu kỳ sinh trưởng dài, chậm và thường phân bố trên không gian rộng lớn.

 - Hoạt động lâm nghiệp bao gồm trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp; khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ lâm nghiệp.

 - Năm 2019, diện tích rừng của thế giới chiếm khoảng 27,1 % diện tích bề mặt Trái Đất, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm 92,8 % tổng diện tích rừng thế giới và rừng trồng là 7,2 %.

 - Các nước có tổng diện tích rừng lớn là Liên bang Nga, Ca-na-đa, Bra-xin, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Cộng hoà Dân chủ Công-gô,... Những nước có diện tích rừng trồng lớn là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kỳ....

Thủy sản

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 21.5, hãy: 

- Trình bày vai trò và đặc điểm ngành thuỷ sản.

- Kể tên những nước có sản lượng thuỷ sản từ 5 triệu tấn đến dưới 10 triệu tấn, từ 10 triệu tấn đến dưới 50 triệu tấn và từ 50 triệu tấn trở lên. Nhận xét và giải thích sự phân bố đó.

Trả lời:

* Vai trò của ngành thuỷ sản:

- Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người.

- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm.

- Mỹ nghệ và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Phát triển thuỷ sản nhằm tận dụng những lợi thế về tự nhiên, giải quyết việc làm cho người dân vùng ven biển.

* Đặc điểm của ngành thuỷ sản:

- Đối tượng sản xuất của thuỷ sản là các sinh vật sống trong môi trường nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên và có tính quy luật.

- Áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Thuỷ sản bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn; phổ biến nhất là cá, tôm, cua và một số loài có giá trị như trai ngọc, đồi mồi, rong, tảo biển,...

* Sản lượng thủy sản:

- Những nước có sản lượng thuỷ sản từ 5 triệu tấn đến dưới 10 triệu tấn:  Pê-ru, Hoa Kỳ, Việt Nam, Liên Bang Nga.

- Những nước có sản lượng thuỷ sản từ 10 triệu tấn đến dưới 50 triệu tấn: In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ.

- Những nước có sản lượng thuỷ sản từ 50 triệu tấn trở lên: Trung Quốc.

=> Giải thích:

  • Các nước có sản lượng khai thác cao là do các phương tiện đánh ngày càng hiện đại, môi trường, khí hậu, kỹ thuật đánh bắt cao, một số nước thực hiện đánh bắt xa bờ….
  • Châu Á là châu lục nuôi trồng thuỷ sản nhiều nhất và chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Châu Mỹ và châu Âu chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Cho bảng số liệu sau:

  1. a) Hãy vẽ biểu đồ kết hợp (đường và cột) thể hiện số dân và sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn 2000 - 2019.
  2. b) Tính bình quân lương thực đầu người của thế giới (đơn vị: kg/người) trong giai đoạn trên và nhận xét.

Trả lời:

  1. a) Vẽ biểu đồ
  2. b)

- Tính bình quân lương thực đầu người của thế giới: Sản lượng lương thực/Số dân (kg/người)

=> Theo số liệu, ta tính bình quân lương thực đầu người của thế giới theo từng năm:

  • Năm 2000: 2060 . 1000 : 6143,5 = 335,3137 (kg/người)
  • Năm 2005: 2114. 1000 : 6541,9 = 323,1477 (kg/người)
  • Năm 2010: 2476,4. 1000 : 6958,8 = 355,866 (kg/người)
  • Năm 2015: 2550,9. 1000 : 7379,8 = 345,6598 (kg/người)
  • Năm 2019: 2964,4. 1000 : 7713 = 384,3381 (kg/người)

* Nhận xét:

  • Bình quân lương thực đầu người của thế giới từ năm 2000 đến năm 2005 giảm.
  • Tuy nhiên, từ 2005 đến 2019, bình quân lương thực đầu người của thế giới tăng.
  • Bình quân lương thực đầu người của thế giới luôn ổn định trong khoảng 330 – 380 kg/người.

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy vận dụng kiến thức đã học để giải thích sự phân bố của một cây trồng hoặc vật nuôi chính ở địa phương em.

Trả lời:

Em tự tìm hiểu sự phân bố của một cây trồng hoặc vật nuôi chính ở địa phương em.

Gợi ý:

- Ví dụ 1: đối với các cây công nghiệp hàng năm phân bố ở nước ta như sau:

  • Lạc: nhiều nhất ở Bắc Trung Bộ, sau đó là đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
  • Đậu tương: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là, Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.
  • Mía: nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
  • Dâu tằm: Tây Nguyên.
  • Thuốc lá: Đông Nam Bộ.

=> Giải thích: Các cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, do cây công nghiệp hàng năm là cây trồng ngắn ngày, có thể luân canh, xen canh với cây lương thực.

- Ví dụ 2: Trung du miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại.

=> Giải thích:

  • Trung du miền núi Bắc Bộ có khí hậu lạnh vào mùa đông, trâu có khả năng chịu rét, ẩm ướt giỏi hơn bò, thích hợp chăn thả; mặt khác ở đây người dân có nhu cầu về sức kéo lớn.
  • Tây Nguyên có khí hậu khô hạn, nóng thích hợp với điều kiện sinh thái của bò.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay