Đáp án Địa lí cánh diều bài Bài 23. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

File Đáp án Địa lí 10 cánh diều Bài 23. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 22. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CƠ CẤU, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

 

Vai trò của ngành công nghiệp

Câu 1: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế và đời sống. Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

* Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế và đời sống

  • Cung cấp tư liệu sản xuất cho nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

=> Ví dụ: Nhờ ngành công nghiệp sản xuất ra các thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp khiến sản lượng và năng suất các sản phẩm nông nghiệp tăng.

  • Cung cấp hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng cho cuộc sống con người, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ văn minh cho xã hội.

=> Ví dụ: Tất cả các thiết bị máy móc trong các ngành kinh tế (nông nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ, xây dựng, công nghiệp), các công cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình,… Đều do ngành công nghiệp cung cấp. Phát triển công nghiệp giúp cho nhu cầu về nguồn lực trong ngành công nghiệp tăng góp phần giải quyết việc làm cho người dân.

  • Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, làm biến đổi sâu sắc không gian kinh tế, đóng vai trò là hạt nhân phát triển vùng.

=> Ví dụ: Khai thác than dưới hầm lò đã sử dụng công nghệ giá khung thủy lực giúp bảo vệ an toàn cho người lao động và khai thác than dễ hơn.

Đặc điểm của ngành công nghiệp

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 23.1, hãy nêu đặc điểm của sản xuất công nghiệp.

Trả lời:

Đặc điểm của sản xuất công nghiệp:

  • Gắn liền với sử dụng máy móc và những tiến bộ của khoa học - công nghệ là động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
  • Có tính chất tập trung cao độ, mức độ tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá cao.
  • Tiêu thụ khối lượng lớn nguyên nhiên liệu và năng lượng nên lượng phát thải ra môi trường nhiều.
  • Có tính linh hoạt trong phân bố theo không gian.

Cơ cấu ngành công nghiệp

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 23.2, hãy nêu cơ cấu ngành công nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Cơ cấu ngành công nghiệp:

- Công nghiệp khai thác: khai thác khoáng sản, nhiên liệu, nước, sinh vật tự nhiên để tạo ra nguồn nguyên, nhiên liệu cho các hoạt động công nghiệp chế biến.

=> Ví dụ: khai thác than, khai thác tài nguyên không tái tạo, khai thác mỏ, khái thác dầu khí,..

- Công nghiệp chế biến: Chế biến vật chất tự nhiên và nhân tạo thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của con người.

=> Ví dụ: Chế biến lương thực – thực phẩm, công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp chế biến nhiên liệu, công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo thiết bị máy móc, công nghiệp hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến gỗ, tre, nứa, lá, mây

- Dịch vụ công nghiệp: Cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, thiết kế mẫu mã, tư vấn phát triển, tiêu thụ và sửa chữa sản phẩm công nghiệp.

=> Ví dụ: Dịch vụ tài chính, thiết kế công nghiệp, dịch vụ khách sạn,…

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp

Câu 1: Quan sát hình 23.3, hãy lựa chọn và phân tích một trong ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Lấy ví dụ minh họa.

Trả lời:

Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:

  1. Vị trí địa lí:

- Lựa chọn địa điểm xây dựng, phân bố công nghiệp.

- Khả năng tiếp cận thị trường.

=> Ví dụ: Vùng có vị trí địa lí thuận lợi như giáp biển, gần vùng nguyên liệu, giao thông đô thị phát triển sẽ có hoạt động công nghiệp phát triển mạnh mẽ. -> Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi: là đầu mối giao thông của nước ta, đô thị phát triển, giáp biển Đông với cảng Sài Gòn với công suất lớn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần các vùng nguyên, nhiên liệu giàu nên TP. Hồ Chí Minh là nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

  1. Tự nhiên:

- Khoáng sản: ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành và lãnh thổ.

- Quỹ đất và giá đất: ảnh hướng đến phân bố công nghiệp.

- Tài nguyên nước, rừng, biển: ảnh hưởng đến phân bố các ngành công nghiệp.

=> Ví dụ:

  • Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta, góp phần cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh tế, đặc biệt là công nghiệp cả nước.
  • Sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến nước ta: cà phê, cao su, chè,... Bởi vì nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa giúp phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm nông sản của miền nhiệt đới.
  1. Kinh tế - xã hội:

- Dân cư lao động:

  • Đảm bảo lực lượng sản xuất (số lượng, chất lượng).
  • Tác động đến thị trường tiêu thụ.

=> Ví dụ: Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm

- Khoa học – công nghệ: thay đổi quy trình công nghệ, sử dụng năng lượng tái tạo, nguồn nguyên liệu thay thế cho phát triển bền vững.

=> Ví dụ: Các xí nghiệp luyện kim đen trước đây thường gắn với mỏ than và quặng sắt nhưng nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi oxy mà sự phân bố các xí nghiệp luyện kim đã thay đổi.

  1. Vốn đầu tư và thị trường: là đòn bẩy cho phát triển và phân bố công nghiệp, thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Ngày càng xuất hiện các ngành mới, linh hoạt trong phân bố.

=> Ví du: Hiện nay, nhờ cơ chế thông thoáng mở rộng thị trường, nước ta đã có nhiều sản phẩm có vị trí nhất định ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế như Hoa Kì, EU,.. (dệt may, chế biến thực phẩm thủy hải sản, da giày,...).

  1. Chính sách phát triển:
  • Ảnh hưởng tới sự phân bố và cơ cấu ngành công nghiệp.
  • Xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

=> Ví dụ: Nhờ chính sách đổi mới kinh tế năm 1986, phát triển nền kinh tế thị trường, duy trì nhiều thành phần kinh tế ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài, gia nhập các tổ chức kinh tế (WTO, ASEAN...) đã giúp nền kinh tế Việt Nam thoát sự trì trệ sau chiến tranh và tăng trưởng kinh tế khá cao.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy nêu sự khác biệt giữa đặc điểm của ngành công nghiệp với ngành nông nghiệp.

Trả lời:

Sự khác biệt giữa đặc điểm của ngành công nghiệp với ngành nông nghiệp

- Công nghiệp:

  • Sản xuất theo hai giai đoạn và có thể tiến hành đồng thời các giai đoạn, cách xa nhau về không gian và có sự phối hợp tỉ mỉ của các phân ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng
  • Sản xuất mang tính tập trung cao độ.
  • Tư liệu sản xuất: máy móc, thiết bị kỹ thuật, công nghệ
  • Đối tượng lao động: đa phần là vật thể không sống.
  • Đa phần các ngành công nghiệp không có tính mùa vụ, tiến hành sản xuất quanh năm.
  • Ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
  • Yêu cầu vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật lớn; công nghệ và trình độ lao động cao

- Nông nghiệp:

  • Sản xuất theo trình tự nhất định, bắt buộc, không thể đảo lộn, tuân thủ quy luật sinh học và tự nhiên của sinh vật
  • Sản xuất mang tính phân tán trong không gian.
  • Tư liệu sản xuất chủ yếu: đất không thể thay thế được.
  • Đối tượng lao động: cây trồng vật nuôi, là những vật thể sống.
  • Sản xuất mang tính mùa vụ.
  • Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên nên bấp bênh, thiếu ổn định.
  • Vốn đầu tư ít, công nghệ và trình độ lao động giản đơn.

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy thu thập thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trả lời:

Thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:  Đây là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới:

- Dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh.

- Sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ - công nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới bằng những phương pháp phi truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể.

- Công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực.

- Trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay