Đáp án Hóa học 9 kết nối Bài 30: Tinh bột và cellulose
File đáp án Hóa học 9 kết nối tri thức Bài 30. Tinh bột và cellulose. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
BÀI 30. TINH BỘT VÀ CELLULOSE
Khởi động: Tinh bột và cellulose là những carbohydrate phức tạp có vai trò khác nhau trong cơ thể sinh vật. Vai trò chính của tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng, còn vai trò chính của cellulose là tạo nên bộ khung của thực vật. Trong cuộc sống hằng ngày, ứng dụng của các chất này là giống hay khác nhau?
Hướng dẫn chi tiết:
Trong cuộc sống hằng ngày, ứng dụng của tinh bột và cellulose là khác nhau. Tinh bột được sử dụng như một nguồn năng lượng chính trong chế độ ăn uống, có thể tìm thấy trong các thực phẩm: lúa mạch, ngô, khoai tây, các loại ngũ cốc,… Còn cellulose là thành phần chính của tế bào khỏe mạnh, có vai trò xây dựng bộ khung và cấu trúc của cây.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
Câu hỏi 1: So sánh sự khác nhau giữa tinh bột và cellulose về trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (như tính tan,...) và vai trò của chúng trong cây xanh.
Hướng dẫn chi tiết:
- Tính chất vật lí:
- Tinh bột là chất rắn dạng bột, không tan trong nước lạnh, nhưng tan một phần trong nước nóng, tập trung nhiều ở hạt, củ và quả của cây.
- Cellulose là chất rắn dạng sợi, không tan trong nước và các dung môi thông thường, tập trung nhiều ở thân cây và vỏ cây.
- Vai trò: Tinh bột có vai trò dự trữ năng lượng, còn cellulose xây dựng thành tế bào thực vật.
Câu hỏi 2: Quan sát Hình 30.1, trình bày sự tạo thành tinh bột và cellulose ở thực vật.
Hướng dẫn chi tiết:
Sự tạo thành tinh bột và cellulose bắt đầu tử phản ứng quang hợp: chuyển hóa carbon dioxide và nước thành glucose. Một phần glucose sau đó được biến đổi tiếp thành tinh bột (dự trữ năng lượng cho cây) và cellulose (xây dựng cấu trúc cho cây xanh).
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Hoạt động 1: Thí nghiệm phản ừng màu của hồ tinh bột với iodine
Chuẩn bị: dung dịch hồ tinh bột, dung dịch iodine; ống nghiệm.
Tiến hành: Thêm 5 mL dung dịch hồ tinh bột vào ống nghiệm, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm.
Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện yêu cầu sau:
Hồ tinh bột phản ứng với iodine tạo ra hợp chất có màu gì?
Hướng dẫn chi tiết:
Hồ tinh bột phản ứng với iodine tạo ra hợp chất có màu xanh lam.
Hoạt động 2: Thí nghiệm thủy phân tinh bột
Chuẩn bị: dung dịch hồ tinh bột, dung dịch HCl 2 M, dung dịch iodine; ống nghiệm, cốc thủy tinh chịu nhiệt 100 mL, đèn cồn hay bếp điện.
Tiến hành:
- Đổ 50 mL nước vào cốc thủy tinh và đun sôi nước bằng đèn cồn hoặc bếp điện.
- Lấy hai ống nghiệm, đánh số (1) và (2). Thêm khoảng 3 mL dung dịch hồ tinh bột vào mỗi ống nghiệm. Tiếp theo, thêm 1 mL dung dịch HCl 2 M vào ống nghiệm (1).
- Đặt cả hai ống nghiệm vào cốc nước sôi và đun trong khoảng 10 phút.
- Lấy hai ống nghiệm ra và để nguội.
Thực hiện các yêu cầu sau:
- Nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm (1) và (2), nêu hiện tượng xảy ra.
- Trong thí nghiệm trên, ở ống nghiệm nào đã có phản ứng hóa học xảy ra?
Hướng dẫn chi tiết:
- Ở ống nghiệm (1), dung dịch có màu xanh tím. Ở ống nghiệm (2), dung dịch không đổi màu.
- Phản ứng hóa học chỉ xảy ra ở ống nghiệm (1).
III. ỨNG DỤNG
Câu hỏi 1: Nêu một số ứng dụng của tinh bột và cellulose trong đời sống và sản xuất.
Hướng dẫn chi tiết:
Ứng dụng của tinh bột và cellulose trong đời sống và sản xuất: nguồn dinh dưỡng chính của con người; sản xuất hồ dán, làm nguyên liệu sản xuất ethylic alcohol và một số hóa chất khác; sản xuất giấy và tơ sợi.
Câu hỏi 2: Kể tên một số lương thực, thực phẩm giàu tinh bột và cho biết cách sử dụng hợp lí tinh bột trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Hướng dẫn chi tiết:
- Lương thực, thực phẩm giàu tinh bột: ngô, khoai, sắn,…
- Cách sử dụng hợp lí tinh bột: chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, sử dụng rau củ giàu tinh bột, sử dụng bột mì, bột gạo… để làm bánh kết hợp với các nguyên liệu khác.
=> Giáo án KHTN 9 kết nối bài 30: Tinh bột và cellulose