Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Hoá học Kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 03:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về polymer?

A. Cấu trúc của phân tử polymer gồm nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau.

B. Tơ là loại polymer tự nhiên hoặc nhân tạo có cấu trúc mạch thẳng và có khả năng kéo thành sợi.

C. Cao su được chia thành hai loại chính: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.

D. Cao su có ưu điểm là đàn hồi tốt, dễ thấm nước và thấm khí.

Câu 2: Tơ nylon còn được biết đến với tên gọi nào sau đây?

A. Tơ tổng hợp poliacrilonitril.

B. Polyamit (tơ nilon).

C. Tơ polietilen.

D. Tơ xenlulozơ axetat.

Câu 3: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?

A. Vinyl chloride

B. Acrilonitrin

C. Propylene

D. Vinyl acetate

Câu 4: Các loại thực phẩm nào là hợp chất cao phân tử ?

A. Nước uống, đường.

B. Tinh bột, chất béo.

C. Acetic acid.

D. Tinh bột, chất đạm.

Câu 5: Trong các chất sau:

  1. Sợi bông
  2. Cao su buna 
  3. Protein 
  4. Tinh bột 

Các chất thuộc loại polime thiên nhiên là

A. (1), (2), (3) .

B. (1), (3), (4).

C.(2), (3), (4).

D.(1), (2), (3), (4). 

Câu 6: Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?

A. Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao kinh tế.

B. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.

C. Tránh làm ô nhiễm môi trường.

D. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.

Câu 7: X là nguyên tố phổ biến thứ 4 trong vỏ trái đất, X có trong hemoglobin của máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống. Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:

(1) X có 26 neutron trong hạt nhân.

(2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.

(3) X có điện tích hạt nhân là 26+.

(4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A. 1                   

B. 2

C. 3                       

D. 4

Câu 8: Sau khi lấy quặng ra khỏi mỏ cần thực hiện quá trình nào để thu được kim loại từ quặng?

A. Bay hơi            

B. Lắng gạn         

C. Nấu chảy           

D. Chế biến

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm.

B. Quặng axpatite được dùng để sản xuất sắt, gang, thép,…

C. Quặng hematite được dùng để sản xuất phân lân.

D. Quặng axpatite được dùng để sản xuất phân kali.

Câu 10: Vì sao mưa acid có thể làm hư hại các tượng đá vôi ngoài trời?

A.Vì đá vôi có tính chất xốp nên dễ bị hao mòn.

B.Vì đá vôi dễ ngấm nước.

C.Vì đá vôi tan trong acid, tạo bọt khí.

D.Vì đá vôi tan tốt trong nước.

Câu 11: Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng để làm phấn viết bảng?

A. Đá vôi.

B. Cát.

C. Sỏi.

D. Than đá.

Câu 12: Nhỏ một vài giọt hydrochloric acid lên một viên đá vôi thu được hiện tượng nào sau đây?

A. Đá vôi đổi màu.

B. Không có hiện tượng gì.

C. Sủi bọt khí.

D. Đá vôi bốc cháy.

Câu 13: Hợp chất nào của calcium được sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất thủy tinh?

A. Thạch cao nung nóng (CaSO4.H2O)

B. Calcium hydroxide (Ca(OH)2)

C. Đá vôi (CaCO3)

D. Vôi sống (CaO)

Câu 14: Calcium hydroxide là chất rắn màu trắng ít tan trong nước. Phát biểu nào sai?

A. Dung dịch calcium hydroxide còn gọi là nước vôi trong.

B. Dung dịch calcium hydroxide còn gọi là vôi sữa.

C. Dung dịch calcium hydroxide có tính base.

D. Calcium hydroxide dùng để khử chua đất trồng trọt.

Câu 15: Một số loại thủy tinh có màu là do: 

A. Cho phẩm màu vào trong quá trình sản xuất.

B. Sơn sau khi sản xuất.

C. Trong quá trình sản xuất cho thêm một số oxide kim loại.

D. Tùy vào tỷ lệ cát, đá vôi và sođa đem nung.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Câu 1: Cho 0,5 mol hơi nước qua carbon nung nóng đỏ thu được 0,9 mol hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, H2. Cho X hấp thụ vào 100 mL dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch Z. Cho từ từ dung dịch Z vào 120 mL dung dịch HCl 1M thu được V lít khí CO(đkc). 

a) Thể tích khí CO2 thu được là 1,9832 lít.

b) Khối lượng của carbon nóng đỏ là 3,6 gam.

c) Khối lượng của Na2CO3 là 4,2gam.

d) Số mol của NaHCO3 lớn hơn số mol của Na2CO3.

Câu 2: Quá trình tổng hợp poli(metyl metacrylat) có hiệu suất phản ứng este hoá và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%. Cần tổng hợp 120 kg poli(metyl metacrylat)?

a) Acid trên có chứa 1 liên kết pi.

b) Khối lượng của acid cần dùng là 215 kg.

c) Công thức cấu tạo của alcohol là CH3OH.

d) Khối lượng của alcohol tương ứng cần dùng là 80 kg.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay