Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Hoá học Kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 9 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Sự cố tràn dầu do chìm tàu chở dầu là thảm họa môi trường vì:
A. Do dầu không tan trong nước
B. Do dầu sôi ở những nhiệt độ khác nhau
C. Do dầu nhẹ hơn nước, nổi trên mặt nước cản sự hòa tan của khí oxygen làm các sinh vật dưới nước bị chết
D. Dầu lan rộng trên mặt nước bị sóng, gió cuốn đi xa rất khó xử lý.
Câu 2: Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?
A. Nhiên liệu khí.
B. Nhiên liệu lỏng.
C. Nhiên liệu rắn.
D. Nhiên liệu hóa thạch.
Câu 3: Cho các câu sau:
a) Dầu mỏ là một đơn chất.
b) Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp.
c) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hydrocarbon.
d) Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ xác định.
e) Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau.
Số câu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Cho 12,395 lít khí ethylene ( đktc) tác dụng với nước có sulfuric acid ( H2SO4) làm xúc tác, thu được 9,2 gam ethylic alcohol. Hiệu suất phản ứng là
A. 40%.
B. 45%.
C. 50%.
D. 55%.
Câu 5: Cho ethylic alcohol 90o tác dụng với sodium. Số phản ứng hóa học có thể xảy ra là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6: Biết tỉ khối hơi của X so với khí methane là 3,75. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2.
B. C3H8O.
C. CH4O.
D. C2H6O.
Câu 7: Phản ứng giữa Acetic acid với dung dịch base thuộc loại
A. phản ứng oxi hóa - khử.
B. phản ứng hóa hợp.
C. phản ứng phân hủy.
D. phản ứng trung hòa.
Câu 8: Cặp chất tồn tại được trong một dung dịch là ( không xảy ra phản ứng hóa học với nhau)
A. CH3COOH và NaOH.
B. CH3COOH và H3PO4.
C. CH3COOH và Ca(OH)2.
D. CH3COOH và Na2CO3.
Câu 9: Một số carboxylic acid như oxalic acid, tactric acid… gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị chua của quả sấu?
A. Nước vôi trong.
B. Giấm ăn.
C. Phèn chua.
D. Muối ăn.
Câu 10: Đâu không phải chất béo trong các chất sau?
A. Dầu luyn
B. Dầu lạc
C. Dầu dừa
D. Dầu mè
Câu 11: Trường hợp nào sau đây không thể là acid béo?
A. C15H31COOH.
B. C17H35COOH.
C. C17H33OH.
D. C17H33COOH.
Câu 12: Dầu ăn là
A. Ester
B. Ester của glycerol
C. Một ester của glycerol và acid béo
D. Hỗn hợp nhiều ester của glycerol và các acid béo
Câu 13: Saccharose có tính chất vật lí là
A. chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, khó tan trong nước.
B. chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
C. chất rắn kết tinh, màu vàng nhạt, vị ngọt, dễ tan trong nước.
D. chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, không tan trong nước lạnh.
Câu 14: Saccharose có nhiều ở các loại thực vật như
A. mía, củ cải đường, thốt nốt.
B. bông, tơ tằm.
C. gạo, ngô, khoai.
D. mật ong, quả nho chín.
Câu 15: Saccharose có những ứng dụng trong thực tế là:
A.Nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc
B.Nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người
C.Làm thức ăn cho người, tráng gương, tráng ruột phích
D.Làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm
Câu 16: ........................................
........................................
........................................