Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Hoá học Kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Dãy nào sau đây chỉ bao gồm các chất thuộc nhóm polymer?
A. Methane, ethylene, polyethylene
B. Methane, tinh bột, polyethylene
C. Poli (vinyl chloride), ethylene, polyethylene
D. Poli (vinyl chloride), tinh bột, polyethylene
Câu 2: Cặp chất đều thuộc loại polime tổng hợp là
A. Poly(methyl methacrylate), tơ tằm
B. Polypropylene, cellulose
C. |Tơ cellulose acetate, nylon -6-6
D. Poli(vinyl chloride), polibuta-1,3,-diene
Câu 3: Một polime (Y) có cấu tạo mạch như sau:
… –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– …
Công thức 1 mắt xích của polime (Y) là
A. –CH2 –CH2 –CH2 –.
B. –CH2 -CH2 - CH2 –CH2 –.
C. –CH2 –.
D. –CH2 –CH2 –.
Câu 4: Phân tử khối trung bình của poly(vinylchloride) (PVC) là 75000. Số mắt xích có trong phân tử là
A. 2100
B. 1500
C. 1000
D. 1200
Câu 5: Khi giặt quần áo có chất liệu nylon, len, tơ tằm ta sẽ giặt
A. bằng nước nóng.
B. chỉ ủi (là) nóng.
C. bằng xà phòng có độ kiềm thấp, nước ấm.
D. bằng xà phòng có độ kiềm cao.
Câu 6: Đá vôi thường dùng làm nguyên liệu
A. sản xuất phân bón.
B. sản xuất mĩ phẩm.
C. công nghiệp silicate.
D. luyện kim.
Câu 7: SiO2 là nguyên liệu quan trọng để sản xuất
A. thủy tinh, đồ gốm.
B. thạch cao.
C. phân bón hóa học.
D. chất dẻo.
Câu 8: Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?
A. Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao kinh tế.
B. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.
C. Tránh làm ô nhiễm môi trường.
D. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.
Câu 9: X là nguyên tố phổ biến thứ 4 trong vỏ trái đất, X có trong hemoglobin của máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống. Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:
(1) X có 26 neutron trong hạt nhân.
(2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.
(3) X có điện tích hạt nhân là 26+.
(4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10: Sau khi lấy quặng ra khỏi mỏ cần thực hiện quá trình nào để thu được kim loại từ quặng?
A. Bay hơi
B. Lắng gạn
C. Nấu chảy
D. Chế biến
Câu 11: Nguyên liệu đá vôi không được dùng để sản xuất sản phẩm nào sau đây?
A. Xi măng.
B. Vôi sống.
C. Phấn viết bảng.
D. Ấm sành.
Câu 12: Dựa vào tính chất nào của thủy tinh để có thể tạo ra được những vật có hình dạng khác nhau?
A. Thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Khi đun nóng, thủy tinh mềm ra rồi mới nóng chảy.
C. Thủy tinh có nhiều màu sắc khác nhau.
D. Thủy tinh giòn, dễ vỡ.
Câu 13: Vấn đề nào sau đây là sai khi nói về khai thác quặng?
A. Cần khai thác nhanh chóng, triệt để.
B. Khi khai thác quặng cần chú ý đến an toàn lao động.
C. Cần kiểm soát và có biện pháp xử lý chất thải khi khai thác quặng.
D. Cần khai thác quặng hợp lý để giữ gìn tài sản quốc gia.
Câu 14: Sau khi nung, gạch và ngói thường có màu đỏ, gây nên bởi thành phần nào có trong đất sét?
A. Aluminum oxide
B. Silicon dioxide
C. Iron oxide
D. Magnesium oxide
Câu 15: Các trị số 30; 40 trên xi măng , ví dụ: PCB: 30; PCB: 40... chỉ điều gì?
A. % tỉ lệ trộn xi măng
B. % CaO trong xi măng
C. Cân nặng của bao xi măng
D. giới hạn cường độ nén của xi măng sau 28 ngày
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Từ 500 kg ethylene có thể điều chế m kilogam polyethylene. Biết hiệu suất phản ứng trùng hợp là 90%.
a) Nếu polymer tạo thành gồm 500 mắt xích thì số mol polymer gấp 500 lần số mol ethylene.
b) Monomer của polymer trên là ethane.
c) Khối lượng phân tử của polymer trên là 28 g/mol.
d) Khối lượng PE thu được là 450 kg.
Câu 2: Trong thành phần của thuỷ tinh chịu nhiệt có 18,43% K2O; 10,98% CaO; 70,59% SiO2 (theo khối lượng). Lượng K2CO3 cần thiết để sản xuất 1 tấn thuỷ tinh trên là m kg.
a) Tỉ lệ phần trăm thể tích của K2O, CaO và SiO2 trong thuỷ tinh lần lượt là 1:1:6.
b) 1000 kg thuỷ tinh tạo ra 184,3 kg K2O.
c) Cần 270,6 kg K2CO3 để sản xuất 1 tấn thuỷ tinh.
d) Từ K2CO3 → K2O, tỉ lệ số mol K2CO3 và K2O là 1:2.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................