Đáp án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo (P1)

File đáp án Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

BÀI 12: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC TÔN GIÁO

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở nước ta hiện nay:

  • Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo có quyền bình đẳng trong hoạt động tôn giáo, tổ chức tôn giáo có quyền bình sinh hoạt tôn giáo,...
  • Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
  • Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau ngoài việc phải tuân thủ hiến chương, điều lệ, các quy định tôn giáo của tổ chức mình thì còn phải bình đẳng trong việc tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định pháp luật khác có liên quan.
  • Các tổ chức tôn giáo, cũng như người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí theo pháp luật.

KHÁM PHÁ 

  1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
  2. Bình đẳng về quyền

Câu hỏi: Em hãy đọc những thông tin sau để trả lời câu hỏi:

"Hiến pháp năm 2013...đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xã H ngày càng giàu đẹp, đi lên cùng đất nước."

(1) Từ thông tin 1 và 2, theo em, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo biểu hiện như thế nào trong thông tin 3?

(2) Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về quyền và cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

(1) Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện cụ thể ở địa phương H như sau: Người dân trên địa bàn xã H tin và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo đều được quyền xuất bản kinh, sách tôn giáo, sản xuất đồ dùng tôn giáo để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của tôn giáo mình. Người dân xã H luôn đoàn kết một lòng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, tích cực tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, bảo vệ an ninh, giữ vững biên cương của Tổ quốc, nhờ đó mà tình nghĩa đồng bào được gắn bó, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xã H ngày càng giàu đẹp, đi lên cùng đất nước.

(2) 

- Ngày 18/11/2016 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV với 9 chương, 8 mục và 68 điều quy định rõ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

-  Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo có quyền bình đẳng trong hoạt động tôn giáo, tổ chức sinh hoạt tôn giáo, xuất bản kinh sách và các ấn phẩm về tôn giáo, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo, nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện tặng cho...

 

  1. Bình đẳng về nghĩa vụ

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

"Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016...xuyên hướng dẫn tín đồ và người dân nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về phòng, chống dịch của Chính quyền thành phố."

(1) Từ thông tin 1, em hãy cho biết các tôn giáo bình đẳng với nhau về nghĩa vụ biểu hiện như thế nào trong thông tin 2?

(2) Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyên bình đẳng giữa các tôn giáo về nghĩa vụ và cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

(1) Trong thông tin 2: Tất cả các tổ chức tôn giáo, không phân biệt đều phải có nghĩa vụ tuân theo những quy định của chính quyền nhà nước nơi họ hoạt động. Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lí cơ sở tôn giáo phải tự mình chấp hành và hướng dẫn tín đồ và những người dân nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về phòng, chống dịch của chính quyền thành phố.

(2) Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:

  1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ Hiến Pháp, pháp luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  2. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lí cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.

 

  1. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

Câu hỏi: Em hãy đọc những thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi:

"Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016...cơ sở tôn giáo T và tôn giáo N phải tạm dừng sinh hoạt tôn giáo và xử phạt hành chính đối với cả hai cơ sở tôn giáo này."

(1) Các tôn giáo bình đẳng với nhau về trách nhiệm pháp lí biểu hiện như thế nào trong thông tin 3?

(2) Theo em người có tôn giáo và người không có tôn giáo nêu có hành vi vị phạm pháp luật giống nhau thì có bị xử lí giống nhau không? Vì sao?

(3) Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về trách nhiệm pháp lí và cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

(1) Việc chính quyền thành phố đã yêu cầu cả hai cơ sở tôn giáo T và N phải tạm dừng sinh hoạt tôn giáo trong thời gian có dịch bệnh lây lan và xử phạt hành chính đối với cả hai cơ sở tôn giáo này là thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo về trách nhiệm pháp lí.

(2) Người có tôn giáo và người không có tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật giống nhau sẽ bị xử lí giống nhau. Bởi pháp luật Việt Nam quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì cũng đều bình đẳng trước pháp luật trong việc phải chịu trách nhiệm pháp lí, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

(3) Một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về trách nhiệm pháp lí

- Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định về việc Xử lí vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Một số quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017):

+ Điều 164. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác (Trích)

  1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

+ Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Trích)

  1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
  2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

 

  1. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

"Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc, tôn giáo. Tính đến tháng 11 — 2021, nước ta có hơn 26,5 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 27% dân số cả nước, với 43 tổ chức thuộc...trang trí nhà cửa, kết đèn hoa, treo cờ tôn giáo trên các tuyến đường,...tạo nên không khí linh thiêng, hân hoan, đoàn kết trong địa phương."

(1) Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo sẽ mang lại điều gì cho mỗi người dân, Nhà nước và xã hội? Theo em nếu các tôn giáo trong quốc gia không bình đẳng thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho mỗi tôn giáo và các tín đồ của họ?

(2) Em hãy nêu ví dụ minh hoa cho việc thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và cho biết em học tập được điều gì?

Trả lời:

(1)

- Nhờ có chính sách, pháp luật đúng dẫn về đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đặc biệt là quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đã làm cho các tôn giáo ở Việt Nam luôn đoàn kết vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Đây là một trong những động lực chủ yếu để xây dựng và phát triển đất nước.

- Nếu các tôn giáo trong quốc gia không bình đẳng sẽ dẫn đến sự kì thị, xúc phạm tôn giáo, chia rẽ, phá hoại sự bình đẳng, đoàn kết giữa các tôn giáo.

(2) Ví dụ: 

  • Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
  • Phê phán những hành vi thể hiện thái độ phân biệt, kì thị, chia rẽ giữa các tôn giáo.
  • Phê phán và kịp thời tố cáo những hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để truyền bá mê tín dị đoan hoặc chống phá nhà nước,…

- Bài học: nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

 

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay