Đáp án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (P1)

File đáp án Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

BÀI 9: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người, được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Không ai bị phân biệt đối xử trước pháp luật. Ai cũng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau và được pháp luật bảo vệ như nhau.

Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về câu nói của Bác Hồ “Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình?". 

Trả lời:

Theo Người, thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề. Người khẳng định “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái” là ba điều có quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều. 

KHÁM PHÁ

  1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
  2. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi: 

Hiến pháp năm 2013

Điều 16.

  1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
  2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Điều 46.

Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

Điều 47.

Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

Trong đợt tuyển quân vừa qua ở địa phương Ð, thanh niên nam, nữ thuộc các dân tộc khác nhau đều tình nguyện đăng kí nghĩa vụ quân sự.

Bà M có một con riêng và một con chung với ông C. Họ sống yên vui, luôn yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, không phân biệt con chung, con riêng. Ông bà cùng qua đời do tai nạn giao thông và không để lại di chúc, nên người con chung đòi hưởng thừa kế toàn bộ số tài sản của bà M và ông C để lại (ông C, bà M không có tài sản riêng), người con riêng không đồng ý và đòi chia đều số tài sản nói trên cho cả hai người. Sự việc được khởi kiện và Toà án đã ra quyết định phân chia số tài sản mà bà M và ông C để lại cho cả hai người con bằng nhau.

Nhà A có ba mẹ con, gồm mẹ, anh trai đang học đại học và A (con gái) đang học trung học phổ thông. Thời gian gần đây, mẹ đau ốm nhiều nên kinh tế gia đình bị giảm sút, A xin mẹ cho nghỉ học để phụ mẹ bán hàng tăng thu nhập của gia đình, tạo điều kiện cho anh trai tiếp tục học hết đại học. Mẹ không đồng ý và yêu cầu A tiếp tục đi học.

Thực hiện Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy ở thành phố N không phân biệt người già hay trẻ, nam hay nữ đều đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách, luôn chấp hành đúng hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

(1) Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí được thể hiện như thế nào ở mỗi thông tin, trường hợp trên?

(2) Em hãy nêu một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí, cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

(1) Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong các thông tin, trường hợp trên như sau:

- Trường hợp 1: Công dân không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, phải tuân theo quy định của pháp luật mà không phân biệt giới tính, thành phần, địa vị trong xã hội. 

- Trường hợp 2: Trong nghĩa vụ quân sự, mọi công dân không phân biệt giới tính khi đăng ký tham gia đi nghĩa vụ. 

- Trường hợp 3: Công dân trong trường hợp này đã được pháp luật đối xử bình đẳng, công bằng thông qua việc chia số tài sản của bà M và ông C để lại cho cả hai người con bằng nhau. 

- Trường hợp 4: Mẹ của A đã thực hiện đúng quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật qua việc tiếp tục để cho A đi học như anh trai của A dù hoàn cảnh gia đình khó khăn. 

- Trường hợp 5: Trước pháp luật, ở đây cụ thể là trước Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển giao thông là mọi công dân đều phải chấp hành quy định theo đúng luật mà không phân biệt độ tuổi, giới tính. 

(2) Một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý là:

- Khoản 1, điều 3, Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lí do nào để phân biệt đối xử, được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản".

- Điểm b, khoản 1, điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: "Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội".

- Điều 2, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: "Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này".

- Khoản 1 điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: "Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân".

 

  1. b) Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 3. Nguyên tắc xử lí (trích)

  1. Đối với người phạm tội:
  2. b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo. thành phần, địa vị xã hội;
  3. c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đâu, chỉ huy, ngoan cố chống đói, côn đồ, tái phạm nguy hiểm. lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

 Bộ luật Dân sự năm 2015

Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (trích)

  1. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

 Luật Xử li vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)

Điều 3. Nguyên tắc xử lí vị phạm hành chính (trích)

  1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
  2. a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lí nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chinh gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
  3. b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

Tại một ngã tư giao thông, ông A (nhân viên) và ông B (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai đã điều khiển xe máy vượt đèn đò và đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính.

Ông P làm nghề nhuộm vải, còn ông Q làm nghề tái chế kim loại nhôm. Cả hai ông đều xả nước thải chưa qua xử lí ra sông, gây ô nhiễm môi trường, làm chết toàn bộ số cá đang nuôi trong lồng bè của ông K. Cơ quan có thầm quyền đã buộc ông P và ông Q phải chấm dứt hành vi xả thải và đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà họ đã gây ra cho ông K theo quy định của pháp luật.

Ông V (62 tuổi) và anh M (18 tuổi) đang vận chuyển trái phép chất ma tuý, thì bị công an bắt. Khi xét xử Toà án quyết định: anh M bị phạt 9 năm tù, còn ông V bị phạt 12 năm tù. 

(1) Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được thể hiện như thế nào ở mỗi thông tin, trường hợp trên?

(2) Ở trường hợp 4, theo em đề bảo đảm quyền bình đẳng của công dân thì số tiền mà ông A và ông B phải nộp phạt sẽ giống nhau hay khác nhau? Vì sao?

(3) Em hãy nêu một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí và cho ví dụ minh hoa.

Trả lời:

(1) Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý được thể hiện ở mỗi thông tin, trường hợp trên như sau:

- Trường hợp 1, 2, 3: Các công dân khi đứng trước pháp luật không phân biệt giới tính, độ tuổi, tôn giáo, địa vị xã hội,... khi có đủ điều kiện và năng lực chịu trách pháp lý sẽ phải chịu mọi hình phạt trước luật pháp khi vi phạm. 

- Trường hợp 4: Cả ông A và ông B dù địa vị xã hội khác nhau nhưng khi vi phạm luật giao thông đều bị xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật. 

- Trường hợp 5: Cả hai ông P và ông Q đều vi phạm pháp luật đó là xả nước thải chưa qua xử lý ra sông, gây ô nhiễm môi trường, làm chết toàn bộ số cá đang nuôi trong lồng bè của ông K. Cho nên việc xử phạt cả hai người trong trường hợp này đều theo đúng quy định của pháp luật. 

- Trường hợp 6: Trong trường hợp này, công dân khi vi phạm pháp luật, đặc biệt ở trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Ngoài ra nếu vận chuyển quá mức quy định thì sẽ bị tử hình. 

(2) Ở trường hợp 4, theo em để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân thì số tiền mà ông A và ông B phải nộp phạt sẽ giống nhau. Vì cả hai người cùng nói nói chuyện và vượt đèn đỏ cho nên đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính. Hơn nữa theo quy định thì mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, thành phần, địa vị, xã hội;... nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

(3) Một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý:

- Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình: Một số quyền cơ bản như quyền bầu cử, ứng cử, sở hữu, thừa kế, các quyền tự do cơ bản và quyền dân sự, chính trị khác, nhân quyền, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do cư trú, tự do đi lại, quyền thông tin… Nghĩa vụ lao động công ích, đóng thuế…

- Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.

 

  1. Ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội

Câu hỏi: Em hãy các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Chị V là người dân tộc thiểu số, sống ở huyện vùng cao thuộc tỉnh C. Nhờ nỗ lực học tập, phấn đấu, chị đã được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá XV. Với tư cách là đại biêu Quốc hội, chị đã có nhiều y kiến, kiến nghị về chính sách phát triển kinh tế — xã hội, đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi, góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân.

Anh A là người khuyết tật bị liệt cả hai chân. anh phải di chuyển trên xe lăn. Bằng sự nỗ lực, cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của mọi người, anh A đã được đên trường học như các bạn khác. Tốt nghiệp phổ thông, anh thi đỗ vào trường đại học, ra trường anh xin vào làm tại một trung tâm công nghệ thông tin. Nhiệt tình, sáng tạo trong công việc nên anh luôn được mọi người yêu mến, kính trọng.

Nhà nước đã ban hành và thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho những sinh viên là người dân tộc thiểu số và những sinh viên có gia đình sinh sống ở vùng núi, những khu vực đặc biệt khó khăn đề giúp họ có điều kiện học tập tốt hơn.

(1) Em hãy cho biết việc thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân đã mang lại những lợi ích gi cho bản thân chị V anh A và xã hội?

(2) Việc Nhà nước ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

(3) Theo em, nếu không quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho công dân và cho xã hội?

Trả lời:

(1) Việc thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân đã mang lại lợi ích cho bản thân chị V, anh A và xã hội: Chị V có cơ hội học tập, phấn đấu và trở thành đại biểu Quốc hội từ đó góp phần phát triển và nâng cao đời sống của nhân dân, trong đó có miền núi; còn anh A có cơ hội việc làm và phát triển bản thân, được mọi người yêu yêu quý, tôn trọng. Từ đó đã giúp cho xã hội phát triển văn minh, giàu đẹp, công bằng giữa các công dân với nhau và không bỏ sót nhân tài. 

(2) Việc Nhà nước ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa: 

- Tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân

- Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội

- Tạo điều kiện để mỗi người, nhất là những người yếu thế có điều kiện phát triển, vươn lên

- Làm cho xã hội đoàn kết, dân chủ, công bằng

- Mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. 

(3) Theo em, nếu không quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thì sẽ dẫn đến những hậu quả sau cho công dân và xã hội:

- Công dân: Bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; Mất đi quyền lợi học tập và phát triển; Tạo ra khoảng cách giữa các dân tộc, các công dân với nhau. 

- Xã hội: Mất đi sự đoàn kết, dân chủ, công bằng; Cuộc sống không hạnh phúc, ấm no; Có thể dẫn tới hậu quả khôn lường là các cuộc đả đảo chính quyền đòi bình đẳng. 

 

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay