Đáp án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Ôn tập cuối học kì 1 (P2)

File đáp án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Ôn tập cuối học kì 1 (P2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

ÔN TẬP HỌC KỲ I

CH7: Chỉ ra một số điểm khác biệt trong cách đọc hiểu một văn bản thông tin tổng hợp và đọc hiểu một văn bản nghị luận.

Tham khảo:

Điểm khác biệt:

- Văn bản nghị luận: luận điểm, luận cứ, lí lẽ dẫn chứng. Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội.  Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm

- Văn bản thông tin: ít luận điểm nói nhiều về thông tin có Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng.

CH8: Thế nào là các phương tiện phi ngôn ngữ? Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng như thế nào? Minh họa bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đã học.

Tham khảo:

- Phương tiện phi ngôn ngữ: Là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... góp phần truyền tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. Đây là phương tiện thường được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.

- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.

VD: Trong bài Đồ gốm gia dụng của người Việt:        Văn bản sử dụng các hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu tố hình thức là các hình ảnh minh họa -> Các yếu tố này giúp cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn.

CH9: Chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng hình ảnh minh họa ( và các phương tiện phi ngôn ngữ khác, nếu có) ở hai văn bản sau:

- Đồ gốm gia dụng của người Việt ( theo Phan Cẩm Thương)

- Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI ( Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng)

Tham khảo:

- Điểm giống: Cả hai văn bản đều sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh để minh họa giúp người đọc có thể hiểu rõ và hình dung dễ hơn về vấn đề mà tác giả hướng đến

- Điểm khác:

+ Đồ gốm gia dụng của người Việt: các hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu tố hình thức là các hình ảnh minh họa -> Các yếu tố này giúp cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn.

+ Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI: hình ảnh thể hiện cho một vấn đề cần minh họa bằng sơ đồ, hình ảnh chứ không có hình ảnh xuyên suốt bài nhưng vẫn biểu đạt được các ý mà tác giả muốn truyền tải.

CH10: Lập bảng tổng hợp những điểm đáng ghi nhớ về yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Tham khảo:

Phần mở đầu

Giới thiệu được đối tượng

Phần nội dung chính

Miêu tả bao quát được đối tượng

Trình bày được từng phương diện của đối tượng thuyết minh theo một trình tự hợp lý

Giới thiệu được một vài điểm đặc sắc nhất của đối tượng, quy trình

Làm rõ được vai trò, ý nghĩa, giá trị của đối tượng

Phần kết thúc

Đánh giá chung và nêu cảm nhận về đối tượng

Cách trình bày và diễn đạt

Trình bày các ý mạch lạc

Sử dụng lồng ghép các yêu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận làm tăng hiệu quả thuyết minh đối tượng

Sử dụng được các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ nội dung thuyết minh

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, liên kết câu/ đoạn.

CH11: Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về yêu cầu đối với kiểu bài khi viết:

Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.

- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

- Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( truyện thơ) và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( kịch bản văn học)

Tham khảo:

  1. Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
 

Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Điểm giống

Cả hai đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sự dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan

Điểm khác

Miêu tả đối tượng-quy trình và trình bày phương diện của đối tượng/quy trình, tập trung giới thiệu một vài điểm đặc sắc và làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng, quy trình.

Phải tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lí thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo. Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lí do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu

  1. Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
 

văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Điểm giống

Cả hai đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sự dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan

Điểm khác

Giải thích được vấn đề cần bàn luận và trình bày được hệ thống luận điểm quan điểm của người viết.  Nêu được bằng chứng đầy đủ, khách quan, xác đáng và trao đổi các ý kiến trái chiều một cách hợp lý

Phải tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lí thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo. Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lí do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu

  1. Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học)
 

văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( truyện thơ) 

Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( kịch bản văn học)

Điểm giống

Cả hai đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sự dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan, kết hợp các thao tác lập luận, lập luận chặt chẽ và hệ thống luận điểm mạch lạc

Điểm khác

Trình bày được tóm tắt nội dung của tác phẩm và phân tích, đánh giá được các giá trị đặc sức về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Trình bày được suy nghĩ của bản thân và ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc

Triển khai được ít nhất hai luận điểm và thể hiện được thành công và hạn chế về cách xây dựng hành động, nhân vật, xung đột kịch và thành công, hạn chế về ngôn ngữ kịch.

CH12: Lập bảng tổng hợp về các tri thức tiếng Việt cần ghi nhớ đã học ở học kì I.

Trả lời:

Cách giải thích nghĩa của từ

- Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ

- Dùng một hoặc một số từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích

- Đối với từ ghép có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu

Ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản có thể trình bày theo các cách như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân –kết quả, cấu trúc so sánh, đối chiếu, cấu trúc vấn đề, cách giải quyết

 

CH13: Viết đoạn văn (khoảng ba trăm chữ) bàn về một trong hai nội dung:

- Từ nỗi oan của nhân vật Thị Kính trong văn học nghĩ về sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan.

- Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của các nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô ( kịch Vũ Như Tô), Hăm-lét (kịch Hăm-lét) nghĩ về việc theo đuổi mục đích, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.

Trả lời:

Trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng” (trích vở chèo "Quan Âm Thị Kính”), nhân vật Thị Kính hiện lên là người phụ nữ đẹp người đẹp nết, nhưng vì xuất thân nghèo hèn nên nàng bị khinh rẻ phải chịu nỗi oan khuất đau đớn rất đáng thương. Mở đầu đoạn trích, nàng đã gây cảm tình với người đọc bởi tấm lòng thương yêu chồng rất mực: chồng thức khuya học bài, nàng cũng thức theo may vá; chồng ngủ quên, nàng dọn dẹp tràng kỉ rồi âu yếm nhìn chồng và phát hiện chiếc râu mọc ngược. Nghĩ thương chồng, nàng toan lấy con dao cắt đi thì bị hiểu lầm, bị vu oan là ám sát chồng! Trước nỗi oan khuất đau đớn ấy nàng đã năm lần kêu oan rất bi thương: "Oan con lắm mẹ ơi!", "Oan thiếp lắm chàng ơi!", "Oan con lắm cha ơi!”. Bốn lần đầu nàng chỉ được đáp lại bằng sự ruồng rẫy, xua đuổi. Cha nàng thông cảm nhưng ông chỉ biết bất lực trước nỗi oan của con gái Thị Kính “tình ngay lí gian” và nhất là xuất thân từ một gia đình nghèo nên nàng bị coi khinh rất mực: nàng bị Sùng bà túm tóc dúi đầu, bị chửi bới mắng nhiếc và nỗi nhục lên đến tận cùng khi bị đuổi về nhà bố mẹ đẻ. Trong đoạn trích đấy kịch tính này, Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ. Cũng giống như con người ngày đó và bây giờ, nếu như không sự minh oan thì côn người sẽ phải sống trong định kiến và ruồng bỏ của xã hội chỉ vì một hiểu lầm mà không được minh oan.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay