Đáp án Ngữ văn 12 kết nối Bài 1: Nỗi buồn chiến tranh

File đáp án Ngữ văn 12 kết nối tri thức Bài 1 Đọc: Nỗi buồn chiến tranh. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

BÀI 1. KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT

VĂN BẢN. NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

I. TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: "Chiến tranh" – hai tiếng ấy gợi cho bạn những ấn tượng, suy nghĩ gì? Nêu một số kênh thông tin đã đưa lại cho bạn những hiểu biết nhất định về chiến tranh.

Soạn chi tiết: 

- Khi nghe đến cụm từ "Chiến tranh", em đã hình dung ra những hình ảnh về mất mát và đau thương, không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt con người.

- Một số kênh thông tin đem lại cho em những hiểu biết về chiến tranh:

+ Tài liệu, sách báo liên quan đến lịch sử nước nhà

+ Các cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh

+ Đài truyền hình Việt Nam

+ Các trang web, trang báo chính thống của chính phủ

Câu 2: Bạn đã học, đã đọc những tác phẩm văn học nào viết về đề tài chiến tranh? Nêu ấn tượng nổi bật của bạn về một trong số những tác phẩm ấy.

Soạn chi tiết: 

-Những tác phẩm em đã học về đề tài chiến tranh: "Những ngôi sao xa xôi: - Lê Minh Khuê; "Mảnh trăng cuối rừng" – Nguyễn Minh Châu, "Đồng chí" – Chính Hữu; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" – Phạm Tiến Duật;…

- Cảm nhận của em về bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính": 

  • Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã tái hiện hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn. 

  • Bài thơ cho thấy, dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào thì những người lính của chúng ta vẫn luôn mang một tinh thần lạc quan, yêu đời để vượt qua gian khó, gian khổ.

II. ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi: Yếu tố ngoại cảnh nào đã góp phần làm sống dậy kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên?

Soạn chi tiết: 

Yếu tố ngoại cảnh đã góp phần làm sống dậy kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên: 

Đêm lạnh giá

Màn mưa mỏng đang chầm chậm tràn ngang qua bầu không khí xanh xám run rẩy.

- Gió Đông Bắc thổi 

=> Các yếu tố này có thể khiến tâm trạng con người cô đơn, lạc lõng và nhớ về những kỉ niệm xưa cũ.

Câu hỏi: Kiên đã sống trong trạng thái như thế nào khi bị kí ức chiến tranh khuấy đảo?

Soạn chi tiết: 

Trạng thái của Kiên: 

“Hồn phách xiêu lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn Kiên đi đi lại lại, kí ức lóe chớp”.

- “Tau mỏi tê, run lên, tim như rách dần, cả hai buồng phổi nghẹt khói thuốc, miệng khô đắng, cổ tắc lại, nấc, anh cắm đầu viết”. 

Câu hỏi: Cái gì để lại ấn tượng nặng nề nhất trong kí ức của Kiên?

Soạn chi tiết: 

Điều để lại ấn tượng nặng nề nhất trong kí ức của Kiên là:  “trận tử chiến truông Gọi Hồn với những diễn biến nặng nề của nó và số phận bi thảm của tiểu đoàn anh”  

Câu hỏi: Có thể hiểu như thế nào về ý tưởng: con người Kiên sẽ được "phục sinh trong chuỗi dài tái hiện"?

Soạn chi tiết: 

Con người Kiên sẽ được "phục sinh trong chuỗi dài tái hiện" bởi: 

  • Nhân vật Kiên là một người đã từ chiến trường trở về, anh đã sống trong những năm tháng đau thương, khốc liệt của chiến tranh nên khi đất nước hòa bình, Kiên vẫn sống trong sự ám ảnh, day dứt dù anh đã trở về với cuộc sống bình yên thường nhật. 

  • Kiên được “phục sinh”, phục sinh sau cái chết chóc nơi chiến trường nhưng sự “phục sinh” ấy là “chuỗi dài tái hiện” vì từng phút từng giây anh không thể nào quên được những khoảnh khắc trong chiến tranh, không thể quên tiểu đội mình đã hi sinh như thế nào. 

Câu hỏi: Tác giả đã miêu tả như thế nào về quá trình phục hiện của thế giới kí ức?

Soạn chi tiết: 

a, Tâm trạng

“Con người nội tâm trong anh cô quạnh, âu sầu không hề cảm thấy gió lạnh chiều tà”: Sự cô đơn trong con người Kiên, một sự cô đơn đến âu sầu khiến anh không cảm nhận được những gì diễn ra xung quanh kể cả những cơn gió lạnh.

- “lặng lẽ đưa mắt nhìn vượt khỏi tầm mắt, vươn tới cõi xa xăm bên ngoài biên giới của tư duy, đạt đến cõi hòa đồng của người sống và người chết…”: Sự mong mỏi đến cùng cực, sự khát khao muốn gặp gỡ những người đồng đội đã mất của mình.

- “trên một vùng không gian tinh thần ấy Kiên thấy hiện rõ rệt một cách bí ẩn…. một gương mặt mà đã từ lâu anh đã quên lãng”: Từ sự khát khao mong mỏi, trong kí ức anh lúc này hiện ra một gương mặt mà từ lâu anh đã quên, có thể là một người bạn cũ, một người đồng đội cũ tại chiến trường và đó chính là hình ảnh đầu tiên xuất hiện.

- Kí ức trong từng chặng đường đời:

+ “Kí ức về trưa mùa khô rực rỡ nắng, hoa đầy trong những khoảnh khắc rừng thưa…”

+ “Kí ức về một ngày mưa lũ gian truân bên bờ Sa Thầy vào rừng hái măng đào củ"

+ “Những bờ suối, bãi lai, buôn nhỏ hoang tàn”

+ “Những gương mặt đàn bà mến thương xa lạ gợi niềm nhớ nhung âu yếm… niềm đau của mối tình…”

b, Nghệ thuật miêu tả kí ức nhân vật:

- Nhà văn sử dụng các từ ngữ có tính chất gợi cảm cao như: "kí ức xa vời"; "lạnh lẽo"; "khắc nghiệt",…

- Nhà văn sử dụng biện pháp so sánh: so sánh kí ức ấy “như rừng như núi trong lòng chiều ấy” làm cho tâm hồn không còn có thể dừng mắt ở điểm nào nữa trên cõi không cùng của quá khứ.

=> Để miêu tả quá trình phục hiện kí ức của Kiên, trước hết nhà văn đã tập trung miêu tả sự cô đơn trong lòng nhân vật. Từ tâm trạng cô đơn dẫn tới khát khao muốn gặp gỡ đồng đội. Từ đây mà dẫn đến sự xuất hiện của một loạt kí ức.

Câu hỏi: Dưới tác động của kí ức, kết cấu cuốn tiểu thuyết mà Kiên đang viết phát triển chiều hướng nào? 

Soạn chi tiết: 

“Những chương sau như là điệp khúc của các chương phía trước. Những khung cảnh và những tình tiết đã có tự phần đầu rốt cuộc lại đang chờ Kiên ở phần chót” 

- “Tuy nhiên ấy là bởi dòng trôi của tiểu thuyết này nó như thế, tự nó chứ không phải tự Kiên”

- “Tác phẩm tự nó cấu trúc như thế nên thời gian của nó, tự định hướng, chọn luồng và tự chọn lấy một bến bờ. Còn Kiên, anh chỉ là người viết, bền bỉ và lặng lẽ hòa nhập thân phận mình vào cộng đồng số phận các nhân vật”

- “Nói chung anh hết sức thụ động, hầu như trở thành bất khả tri trước các trang viết của mình… anh như hoàn toàn cam chịu cái logic bí ẩn của trí nhớ và tưởng tượng”.

=> Cuốn truyện ấy là sự lặp lại các tình tiết, không có sự mới mẻ, sáng tạo

=> Mạch truyện bị cuốn theo cảm xúc, anh không còn làm chủ được câu chuyện do chính mình viết ra. Lí do việc anh không làm chủ được ngòi bút của mình là do nỗi nhớ, sự ám ảnh về dòng hồi ức trong năm tháng chiến tranh.

Câu hỏi: Sự thờ ơ của người đời đối với Kiên nói lên điều gì?

Soạn chi tiết: 

Sự vô cảm đối với một người đã trải qua chiến tranh: Người đời thường không nhìn thấy sâu bên trong nhân vật Kiên, không thể cảm nhận được những mất mát và đau thương mà anh phải chịu đựng. 

- Sự lãng quên hậu quả và mất mát của chiến tranh: Có lẽ họ coi chiến tranh là một phần quá khứ muốn quên đi, không muốn tiếp tục suy nghĩ về nó, không chú ý đến tinh thần người lính đã trải qua.

=> Sự thờ ơ ấy thể hiện sự thiếu hiểu biết, sự lãng quên và không đồng cảm với những người phải chịu đau khổ trong chiến tranh.

Câu hỏi: Người kể chuyện gặp khó khăn gì khi đọc những trang bản thảo do "nhà văn của phường chúng tôi" để lại?

Soạn chi tiết: 

- Cố gắng sắp xếp để tìm lại một trình tự mong có thể đọc nhưng chẳng có một trình tự nào hết. Trang nào cũng hầu như là trang đầu, trang nào cũng có vẻ là trang cuối => Bản thảo bị lộn xộn thứ tự

- Các trang bản thảo bị thiếu do nhiều nguyên nhân như “bị đốt”, “bị mối xông”, “tác giả loại”..

- Mạch truyện không ngừng đứt gãy, từ đầu đến cuối không nổi một tuyến chung, toàn là những khối thù hình. 

+ Tác giả sử dụng những từ như “đột nhiên đứt gãy”

+  Sự so sánh “bị quét sạch khỏi giữa chừng trang giấy y như thể rơi vào một kẽ nứt nào đó của thời gian tác phẩm” => Thời gian trong tác phẩm xuất hiện không hợp lí.

+ Mất bố cục, thiếu mạch lạc, thiếu bao quát 

=> Từ đây tác giả đánh giá các trang viết “chứng tỏ sự hụt hẫng của tư duy người viết, chứng tỏ cái vẻ lực bất tòng tâm của y”.

Câu hỏi: Theo bạn, "nguyên do" mà người kể chuyện cho rằng mình đã hiểu có thể là gì?

Soạn chi tiết: 

- Người kể chuyện đọc bản thảo một cách ngẫu nhiên, theo một "phong cách tình cờ", nhưng trong sự tình cờ đó lại phản ánh cuộc sống thực, không hư cấu của nhân vật Kiên.

- Nguyên nhân mà người kể chuyện có thể hiểu được bản thảo của nhân vật Kiên là vì anh ta nhận thấy những ý tưởng của mình, những cảm giác của mình và thậm chí những trải nghiệm của mình trong đó. Điều này tạo ra sự gắn kết tư tưởng và tạo nên một sự gần gũi. Người kể chuyện có thể thậm chí nhầm như đã quen biết nhân vật Kiên trong cuộc Chiến tranh.

=> Những gì mà nhân vật Kiên viết là sự thực tế khắc nghiệt tái hiện trong chiến tranh, được truyền cảm hứng từ những kỷ niệm thực tế. Khi người kể chuyện hiểu được điều đó, anh ta trở thành một người thấu hiểu và đồng cảm với những số phận trở về từ chiến tranh. Có thể anh ta cũng là một người từ chiến trường trở về.

Câu hỏi: Giữa người kể chuyện và Kiên có những điểm chung gì?

Soạn chi tiết: 

Giữa người kể chuyện và Kiên có những điểm chung: 

- Mọi người chia sẻ một nỗi buồn, nỗi buồn vô tận của chiến tranh, một nỗi buồn cao cả, vượt lên trên hạnh phúc và đau khổ.

- Nhờ nỗi buồn đó, họ trốn thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi viễn cảnh chôn vùi trong cảnh chém giết không ngừng, trong cảnh khốn khổ của những sự tàn phá... để trở về con đường riêng của từng cuộc đời.

- Mặc dù cuộc sống "không có niềm vui và đầy tội lỗi," nhưng họ vẫn cho rằng đó "là cuộc sống đẹp nhất mà chúng tôi hy vọng."

- Họ cùng chia sẻ một khát khao duy nhất là hòa bình.

Câu hỏi: Vì sao người kể chuyện lại xem dòng hồi tưởng của Kiên thể hiện "niềm cảm hứng, niềm lạc quan quay ngược về quá khứ"?

Soạn chi tiết: 

- Kỉ niệm không bị quên lãng xói mòn, tâm hồn anh mãi mãi được sống trong trong mùa xuân của những tình cảm mà ngày nay đã mai một hoặc già cỗi và biến tướng: Kỉ niệm ấy trong cuộc sống hiện tại đã bị lãng quên nhưng Kiên vẫn giữ được và vẫn nhớ về nó.

- Anh sẽ được trở lại với tình yêu, tình bạn, tình đồng chí những tình cảm đã giúp chúng ta vượt qua muôn ngàn đau khổ của chiến tranh: Đối với người lính, đó là kỉ niệm đẹp, là kỉ niệm của một thời huy hoàng với những người đồng đội của mình.

- Anh vĩnh viễn được sống trong tháng ngày đau thương nhưng huy hoàng những tháng ngày bất hạnh nhưng chan chứa tình người

=> Kỉ niệm không bao giờ quên của những người lính, đó là niềm tự hào của những người đã hết mình vì đất nước.

III. SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Nêu ấn tượng ban đầu của bạn về nét khác biệt của đoạn trích này so với các đoạn trích tiểu thuyết khác đã học.

Soạn chi tiết: 

+ Các điểm nhìn được triển khai từ quan điểm của nhân vật Kiên để kể câu chuyện.

+ Câu chuyện được tái hiện từ thực tại, ngược về quá khứ rồi lại quay trở về thực tại.

+ Trong đoạn trích này, tập trung khắc họa nỗi đau và mất mát qua trải nghiệm cá nhân của nhân vật chính đó là nhân vật Kiên. Cảm xúc này thường được truyền đạt qua những chi tiết về cuộc sống hàng ngày, những mất mát cá nhân và sự sợ hãi trong chiến tranh.

Câu 2: Tóm tắt nội dung từng phần của đoạn trích. Qua các nội dung đó, bạn hiểu thêm điều gì về yếu tố sự kiện vốn được xem là một vật liệu cơ bản dùng để xây dựng một tác phẩm truyện (trong đó có tiểu thuyết)?

Soạn chi tiết: 

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 1: Nỗi buồn chiến tranh (Trích – Bảo Ninh)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay