Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 1: Nỗi buồn chiến tranh (Trích – Bảo Ninh)
Giáo án bài 1: Nỗi buồn chiến tranh (Trích – Bảo Ninh) sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 1: Nỗi buồn chiến tranh (Trích – Bảo Ninh)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT : NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
HS chỉ ra và phân tích được một số nét đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại trên các phương diện: nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư, khả năng soi tỏ tường tận đời sống bên trong của nhân vật; sự luân chuyển điểm nhìn trong nghệ thuật trần thuật… thể hiện qua văn bản Nỗi buồn chiến tranh.
Nhận biết và phân tích được hiệu quả nghệ thuật của thủ pháp đồng hiện và bút pháp dòng ý thức trong đoạn trích.
Nhận biết và phân tích được cách nhìn nhận, đánh giá đa chiều về các sự kiện đời sống và về bản thân nghệ thuật tiểu thuyết.
Vận dụng được những kĩ năng sau khi học xong văn bản Nỗi buồn chiến tranh để đọc hiểu tiểu thuyết hiện đại và thực hiện nhiệm vụ thực tiễn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại tiểu thuyết.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Nỗi buồn chiến tranh.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nỗi buồn chiến tranh.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về văn bản Nỗi buồn chiến tranh.
3. Phẩm chất
Biết đồng cảm với những chấn thương tinh thần của con người thời hậu chiến, biết quý trọng cuộc sống hòa bình và biết ơn những người đã cống hiến và hi sinh cho Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án
SGK, SGV Ngữ văn 12;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 12.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
Bố cục
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV cho HS xem 1 video và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi: Qua đoạn video em nhận xét gì về hậu quả mà chiến tranh để lại trên dải đất hình chữ S này?
https://www.youtube.com/watch?v=MFa6xd728dM
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Chiến tranh tuy đã lùi xa gần một nửa thế kỉ song những tàn dư nó để lại cho con người, cho dải đất hình chữ S này vẫn còn âm ỉ. Biết bao nhiêu gia đình tan nát, biết bao nhiêu con người mang theo nỗi ám ảnh đến tận cuối đời. Đó là những nỗi đau không bút mực nào có thể diễn tả hết được.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Chiến tranh dù là ở bất kì đâu trên thế giới này cũng là một nỗi kinh hoàng. Dân tộc ta tuy đã sạch bóng quân thù ngót nửa thế kỉ nhưng đâu đó những nỗi đau chiến tranh vẫn còn hiện hữu, âm ỉ trên từng số phận, mảnh đời. Không chỉ những mất mát về con người, về kinh tế mà hơn cả đó là nỗi đau về tinh thần mà chắc chắn không bút mực nào có thể diễn tả hết. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm của một con người đi từng đi qua chiến tranh qua tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả tác phẩm và đọc văn bản Nỗi buồn chiến tranh.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Bảo Ninh văn bản Nỗi buồn chiến tranh.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến Bảo Ninh và văn bản Nỗi buồn chiến tranh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Bảo Ninh. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV cho HS phân vai thực hiện chuyên mục “Chân dung cuộc sống”. Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của tác giả Bảo Ninh: + Tiểu sử. + Sự nghiệp sáng tác. + Tác phẩm nổi bật. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS chia vai đóng cặp để thực hiện phỏng vấn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả a. Tiểu sử - Bảo Ninh: Sinh năm 1952. Tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương. - Quê quán: Tỉnh Quảng Bình. - Ông vào bộ đội năm 1969 và giải ngũ năm 1975. b. Sự nghiệp văn chương và tác phẩm nổi bật - Ông bước vào làng văn với truyện ngắn Trại bảy chú lùn in năm 1987. - Các tác phẩm chính của ông gồm có: + Nỗi buồn chiến tranh (tiểu thuyết -1991). + Truyện ngắn Bảo Ninh (2002). + Lan man trong lúc kẹt xe (truyện ngắn – 2005). + Chuyện xưa kết đi, được chưa? (truyện ngắn – 2009). + Tạp bút Bảo Ninh (2015).
|
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đoạn trích “Nỗi buồn chiến tranh”. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV chia HS thành 3 nhóm, hướng dẫn HS cách đọc văn bản và trả lời câu hỏi: + Trình bày xuất xứ của đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh? + Nỗi buồn chiến tranh gồm có mấy phần? Nội dung của từng phần? + Tóm tắt nội dung đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh? + Đề tài của đoạn trích là gì? + Em có nhận xét gì về đoạn trích này so với các đoạn trích tiểu thuyết khác đã học? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS suy nghĩ cá nhân và tiến hành thảo luận trong vòng 3 phút. - Nhóm nào hoàn thành sớm sẽ được trình bày và lấy điểm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức | 2. Văn bản “Nỗi buồn chiến tranh” 2.1. Tác phẩm và đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh. + Nỗi buồn chiến tranh là tên gốc của tiểu thuyết được nhà văn hoàn thành vào năm 1987. + Nhan đề ban đầu là Thân phận của tình yêu. + Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. + Nỗi buồn chiến tranh đã nhận được một số giải tưởng danh giá trong nước và quốc tế. + Đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh được ghép thành từ hai phần ở vị trí khác nhau của tiểu thuyết cùng tên. - Gồm có 2 phần: + Phần 1: Từ đầu cho đến “hoàn toàn cam chịu cái logic bí ẩn của trí nhớ và trí tưởng tượng”: Nhân vật Kiên với sự giày vò của kí ức chiến tranh. Kí ức đã thôi thúc anh cầm bút để ghi chép lại tất cả trải nghiệm của một đoạn đời đặc biệt. + Phần 2: Còn lại: Những ấn tượng, cảm xúc và suy tư của nân vật “tôi” trước những trang viết Kiên để lại. Đó là ấn tượng, cảm xúc và suy tư về nhân vật Kiên, về quyền được nhớ lại, về niềm hạnh phúc đang chờ đợi những ai muốn đi ngược thời gian để sống trọn vẹn với những gì đã xảy ra trong quá khứ về chiến tranh, về ý thức bảo vệ phẩm giá ở mỗi người trong hoàn cảnh thử thách khốc liệt.
Nhân vật chính của tiểu thuyết là Kiên, một anh bộ đội bước ra từ cuộc chiến với chấn thương tâm hồn nặng nề trước những hi sinh, mất mát, đổ vỡ do chiến tranh gây nên và trước khả năng mai một của trí nhớ cộng đồng về một thời kì lịch sử đặc biệt đã qua. Do những thúc bách nội tâm, anh trở thành người viết – nhà văn, sáng tác “dựa trên cảm hứng chủ đạo của sự rối bời” và cuối cùng đã bỏ lại “cái khối lượng ngốt người” những trang bản thảo để đi đâu không rõ, “như gió trời”.
Đời sống của con người thời hậu chiến.
+ “Câu chuyện” của đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh được kể theo 2 ngôi chính: ngôi thứ ba ở phần một và ngôi thứ nhất ở phần hai. + Nhân vật trong đoạn trích dường như không có “hành động bên ngoài” mà chỉ có “hành động bên trong” tức là chỉ hiện lên trước người đọc với dòng tâm tư bất tận của mình. + Đoạn trích được đánh giá là “mờ nhạt” hay thiếu yếu tố sự kiện. Trong đoạn trích nổi bật nhất phải nói đến đó chính là dòng tâm tư bất định của nhân vật Kiên cùng những suy tư miên man của người kể xưng “tôi”. Điều này gây không ít bối rối cho người đọc vốn quen đọc truyện, tiểu thuyết truyền thống có hệ thống các sự kiện, biến cố, tình tiết, chi tiết kết nối với nhau chặt chẽ, được phân lớp tường minh. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu: HS vận dụng các tri thức ngữ văn để tìm hiểu theo đúng đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại trên các phương diện như:
+ Khám phá thế giới nội tâm của nhân vật Kiên.
+ Ngôi kể và điểm nhìn của đoạn trích.
+ Thủ pháp đồng hiện và bút pháp dòng ý thức thể hiện trong tác phẩm.
Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Nỗi buồn chiến tranh.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nỗi buồn chiến tranh.
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Người kể chuyện và điểm nhìn trong đoạn trích Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV chia lớp thành các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút để trả lời câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập sau đây. +Theo em, ngôi kể và điểm nhìn có sự dịch chuyển như thế nào trong phần hai của đoạn trích? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
+ Người kể chuyện đã nêu những nhận xét gì về cuốn tiểu thuyết của nhân vật Kiên đang viết dở? Nhận xét đó có liên quan thế nào đến đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại? + Trong đoạn trích, phần kể việc Kiên bỏ đi và “tôi” đọc lại bản thảo của Kiên góp phần soi tỏ điều gì về bản chất nỗi đau của nhân vật chính, về công việc viết tiểu thuyết? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức. | II. Khám phá văn bản
+ Điểm nhìn cũng như ngôi kể chính là một dụng ý của tác giả. Điểm nhìn có sự dịch chuyển rất lớn thể hiện được ý đồ của nhà văn.
+ “Bản thảo tiểu thuyết của Kiên dầy dần lên và dần đến đoạn kết, song đồng thời cũng như thể mỗi ngày một thêm dang dở. Những chương sau như là điệp khúc của các chương phía trước”. + “Có vẻ như chẳng một trình tự nào hết. Trang nào cũng hầu như là trang đầu, trang nào cũng có vẻ là trang cuối. + “Đây vẫn là một sáng tác dựa trên cảm hứng chủ đạo của sự rối bời”. + “Mạch chuyện không ngừng đứt gãy. Tác phẩm từ đầu đến cuối không hề có nổi một tuyến chung, một bề mặt đại khái nào mà hoàn toàn là những khối hình thù”. + “Sự mất bố cục, sự thiếu mạch lạc, thiếu bao quát nhiều khi chứng tỏ sự hụt hẫng của tư duy người viết, chứng tỏ cái vẻ “lực bất tòng tâm” của y”. …… Những điều này có sự liên hệ đến đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại như: + Tiểu thuyết hiện đại có đặc điểm kết cấu đa tầng và đa tuyến; nhân vật có khi vắng bóng hoặc không có diện mạo, tính cách hoàn chỉnh; điểm nhìn và ngôi kể có thể thay đổi rất bất ngờ, linh hoạt, ngôn ngữ đa thanh… => Đây cũng là sự lí giải vì sao với những người đọc quen với lối tư duy đơn tuyến thường thụ động và cảm thấy “khó đọc” khi va chạm tiểu thuyết hiện đại. + Bên cạnh đó, với những sự cách tân, đột phá tiểu thuyết hiện đại cũng góp phần nhào nặn lại người đọc, buộc người đọc phải thay đổi nhiều thói quen tiếp nhận, ngoài chú ý câu chuyện cũng cần quan tâm đến cách kể, các viết đầy tính “khiêu khích” của tác giả, phải chủ động sáng tạp giữa văn bản này và văn bản khác. + Hình thành được cách đọc phù hợp đối với tiểu thuyết hiện. Điều này vô cùng khó khăn đòi hỏi người đọc phải liên tục thích ứng, khám phá đồng sáng tạo với tác giả, khắc phục cách nhìn đông cứng về những điều thường được xem là hình mẫu.
+ Những suy ngẫm về nhân vật Kiên
+ Công việc viết tiểu thuyết
| ||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
| |||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Khám phá thế giới nội tâm của nhân vật Kiên
|
|
----------------------
--------Còn tiếp--------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức