Đáp án Ngữ văn 9 kết nối Bài 3: Văn bản 2. Tự tình
File đáp án Ngữ văn 9 kết nối tri thức Bài 3: Văn bản 2. Tự tình . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
BÀI 3. HỒN NƯỚC NẰM TRONG TIẾNG MẸ CHA
VĂN BẢN 2. TỰ TÌNH (BÀI 2) – HỒ XUÂN HƯƠNG
SAU KHI ĐỌC
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi 1: Xác định thể thơ, đề tài và bố cục của bài thơ.
Soạn bài chi tiết:
Thể thơ: Thất ngôn bát cú
Đề tài: Bộc lộ tâm trạng cô đơn, thảm sầu, oán hận của nữ sĩ khi nghĩ đến đường tình duyên nhiều éo le, ngang trái của mình.
Bố cục (gồm 4 phần):
- Hai câu đề: Cảm giác cô đơn trống vắng trước vũ trụ và tủi hổ bẽ bàng trước cuộc đời
- Hai câu thực: Nỗi xót xa, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng
- Hai câu luận: Sự phẫn uất, phản kháng
- Hai câu kết: Sự ngán ngẩm, buông xuôi
Câu hỏi 2: Hai câu đề miêu tả thời gian, không gian nào và gợi tâm trạng gì?
Soạn bài chi tiết:
- Thời gian: Đêm càng tĩnh, tiếng gà càng vang nghe rất nhức nhối, ta thấy được nỗi niềm bất an chất chứa trong con người.
- Không gian: Bao trùm là đêm khuya tĩnh lặng với tiếng gà gáy văng vẳng từ trên bom thuyền vang khắp xóm.
Qua hình ảnh đêm khuya, tĩnh lặng ấy càng khiến cho con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn hơn.
Câu hỏi 3: Hai câu thực và hai câu luận thể hiện những trạng thái cảm xúc nào?
Soạn bài chi tiết:
Hai câu thực và hai câu luận đều thể hiện ra nỗi xót xa, cay đắng cũng như phẫn uất cho số phận người phụ nữ cô đơn.
Với hai câu thực, ta thấy được nỗi cô đơn u uất. Những hình ảnh như “Mõ – chuông; cốc – om”, là 2 hình ảnh đối lập với nhau khiến cho nỗi cô đơn buồn tủi càng kéo dài hơn. Câu hỏi tu từ trong câu thơ “Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?” là câu hỏi tu từ không có lời giải đáp, thể hiện sự bất lực, ngỡ ngàng của người phụ nữ trước nỗi buồn không thể giải tỏa.
Hai câu luận, ta thấy được sự căm phẫn cho số phận người phụ nữ sao mà quá hẩm hiu. Hình ảnh "gã chèo om" tượng trưng cho người đàn ông đen bạc, lừa dối. Nàng so sánh duyên tình của mình với "mõm mòm", thể hiện sự phẫn uất trước số phận hẩm hiu, lận đận của người phụ nữ. Và rồi cuối cùng, đêm khuya lạnh ngắt ấy chỉ có một mình nàng và nỗi cô đơn, bầu bạn với nhau đến hết ngày.
Câu hỏi 4. Chỉ ra sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết.
Soạn bài chi tiết:
Hai câu thơ kết như một lời thách thức đến với số phận. Không còn lắc đầu ngao ngán về sự đời, “Thân này đầu đã chịu già tom”, khẳng định mình không cần một ai để dựa dẫm. Điều ấy cũng thể hiện sự bướng bỉnh trong thơ và tính cách của Hồ Xuân Hương rằng thay vì che giấu hay than thở về nhan sắc tàn phai, Hồ Xuân Hương lại sử dụng từ ngữ thô mộc, miệt thị để tự miêu tả bản thân. Điều này phá vỡ những khuôn mẫu về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu hỏi 5: Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng, tình của tác giả?
Soạn bài chi tiết:
Chủ đề: Nỗi buồn thương, cô đơn, tủi nhục của người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn luôn mong ước khát khao hạnh phúc. Qua đó, em đã thấy được tâm hồn và quan niệm sống của Hồ Xuân Hương. Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói của một tâm hồn nhạy cảm, yêu thương con người và căm ghét cái ác. Bà là người phụ nữ có quan niệm sống phóng khoáng, dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh cho hạnh phúc của bản thân.
Câu hỏi 6: Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ.
Soạn bài chi tiết:
Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả. Các từ ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương rất giản dị mà đa nghĩa, không khiến người đọc khó hiểu mà ngược lại khiến bài thơ tăng sức gợi hình gợi cảm vô cùng. Đồng thời, các biện pháp như đảo ngữ, ẩn dụ,… cũng được sử dụng rất tài tình. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương trong bài thơ "Tự tình" (II) là một nghệ thuật độc đáo, sáng tạo. Nhờ vậy, bài thơ đã thể hiện thành công tâm trạng buồn tủi, xót xa, phẫn uất và thách thức của người phụ nữ trước số phận, đồng thời thể hiện rõ tài năng và cá tính của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 3: Tự tình (bài 2) (Hồ Xuân Hương)