Đáp án sinh học 11 kết nối tri thức Bài 11 Thực hành Một số thí nghiệm về tuần hoàn

File đáp án sinh học 11 kết nối tri thức Bài 11 Thực hành Một số thí nghiệm về tuần hoàn. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức

BÀI 11 THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ TUẦN HOÀN

IV. THU HOẠCH

BÁO CÁO THỰC HÀNH

  1. Mục đích

Trả lời:

  • Thực hành đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khỏe từ kết quả đo; đếm được nhịp tim của người ở các trạng thái hoạt động khác nhau và giải thích kết quả.
  • Mổ được tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim; tìm hiểu được vai trò của dây thần kinh giao cảm, đối giao cảm; tìm hiểu được tác động của adrenalin đến hoạt động của tim.
  1. a) Kết quả đếm nhịp tim khi nghỉ ngơi và ngay sau khi hoạt động. Giải thích.

Trả lời:

Nhịp tim khi nghỉ ngơi chậm hơn nhịp tim sau khi hoạt động. Bởi vì khi hoạt động, đòi hỏi lượng máu cung cấp cho cơ bắp tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu đó, tim phải đập nhanh lên. Bên cạnh đó, dần dần buồng tim cũng giãn ra và thành tim dày lên, nhờ đó lượng máu mỗi nhát bóp của tim cũng tăng lên.

 

  1. b) Kết quả đo huyết áp khi đang nghỉ ngơi, từ đó rút ra kết luận về tình trạng huyết áp.

Trả lời:

Huyết áp khi đang nghỉ ngơi chậm và đều nhưng nhịp đập thì tùy vào mỗi người. Chỉ số huyết áp này có thể thay đổi tùy theo thời điểm trong ngày, lên hoặc xuống tùy thể trạng từng người. Nếu chỉ số này quá cao hoặc quá thấp so với mức bình thường đều là những dấu hiệu cảnh báo bất thường về sức khỏe mà mỗi người không nên chủ quan. 

 

  1. c) Kết quả nhịp tim khi chưa thắt chỉ với nhịp đập xoang nhĩ, nhịp tim sau khi thắt chỉ.

Trả lời:

Nhịp tim khi chưa thắt chỉ với nhịp đập xoang nhĩ, nhịp tim sau khi thắt chỉ như nhau. Bởi vì tim có tính tự động, có khả năng co dãn tự động theo chu kì tim do hệ dẫn truyền tim. Hoạt động của hệ dẫn truyền: Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện. Cứ sau một khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.

 

  1. d) Kết quả đếm nhịp tim lúc bình thường, nhịp tim trong khi và ngay sau khi kích thích dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm. Giải thích.

Trả lời:

Nhịp tim trong và ngay sau khi kích thích dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm nhanh hơn (...phút) so với nhịp tim lúc bình thường. Bởi vì khi có kích thích của dòng điện phù hợp đã gây hưng phấn và khi đó dây thần kinh giao cảm xuất hiện xung thần kinh tới tìm làm cho tim hoạt động nhanh hơn lúc bình thường

 

  1. e) Kết quả đếm nhịp tim lúc bình thường và khi có tác động của adrenalin. Giải thích.

Trả lời:

Nhịp tim lúc bình thường đập chậm hơn nhịp tim khi có tác động của adrenalin. Bởi vì adrenalin (thể dịch) tác động đến sự hoạt động của tim, làm cho tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu và huyết áp tăng.

  1. a) Tại sao thông qua bắt mạch cổ tay có thể đếm được nhịp tim?

Trả lời:

Ở cổ tay có động mạch đi qua, tim dồn máu ra ngoài theo từng đợt, từng đợt và động mạch cũng đập theo từng đợt. Người ta có thể thông qua việc bắt động mạch ở cổ tay đế tìm hiểu tình hình nhịp đập của tim.

 

  1. b) Tại sao khi đo huyết áp phải tránh bị căng thẳng thần kinh, không nói chuyện, nghỉ ngơi ít phút trước khi đo nếu từ nơi khác đến?

Trả lời:

Việc hoạt động của cơ thể sẽ tiêu tốn 1 lượng năng lượng và yêu cầu tim đập nhanh hơn, mạnh hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cơ quan trên cơ thể. Muốn biết nhịp tim chính xác thì cần phải tránh những yếu tố làm ảnh hưởng đến nhịp tim. Chinh vì vậy khi đo huyết áp phải tránh bị căng thẳng thần kinh, không nói chuyện, nghỉ ngơi ít phút trước khi đo nếu từ nơi khác đến.

 

  1. c) Tại sao khi nghiên cứu tính tự động của tim ếch và tìm hiểu vai trò của dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm đối với hoạt động của tim ếch phải phá tủy sống của ếch?

Trả lời:

Thực hành mổ lộ tim ếch là bài thực hành mổ quan sát tim ếch và đo, đếm nhịp tim trong các trường hợp kích thích khác nhau nên khi mô không được làm ếch chết và tim ngừng đập. Chính vì vậy phải tiến hành hủy tủy sống của ếch để ếch năm yên và dễ thao tác, dễ quan sát hơn 

 

  1. d) Tại sao phải tách tim ra khỏi cơ thể ếch (làm tim rời) khi nghiên cứu tác động của adrenalin lên hoạt động của tim ếch?

Trả lời:

Phải tách tim ra khỏi cơ thể ếch (làm tim rời) để xác định adrenalin có tác động như thế nào đối với tim. Khi tim được gắn liền với cơ thể, việc tim đập nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc các cơ quan của cơ thể hoạt động như thế nào. Vì vậy, thí nghiệm đang chứng minh sự tác động của adrenalin lên hoạt động của tim ếch, phải loại bỏ tối đa những yếu tố ảnh hưởng đến tim ếch.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án sinh học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay