Đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 8 Bài 4: Nghe hạt dẻ hát
File đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 8 Bài 4: Nghe hạt dẻ hát. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
BÀI 4: NGHE HẠT DẺ HÁT
PHẦN KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Tưởng tượng để chia sẻ với bạn những hình ảnh và âm thanh trong một khu vườn hoặc một khu rừng.
Trả lời:
Rợp bóng mát, cây cao vươn mình đón ánh nắng, cây thấp lan rộng những những tia nắng lọt qua khe lá,...
Tiếng lá câu rào rạc như đang nói chuyện, tiếng chim hót, tiếng côn trùng,...
PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
PHẦN ĐỌC
Bài đọc: Nghe hạt dẻ hát – Y Phương
Câu 1: Những điều gì tạo nên bản nhạc mùa thu ở quê tác giả?
Trả lời:
Tiếng hạt dẻ hát. Những cánh rừng dẻ râm ran đang vào mùa vụ. Ban ngày, dẻ lao xao, rì rào, tí tách theo nhịp.
Câu 2: Từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để tả bản nhạc mùa thu gợi cho em cảm nghĩ gì?
Trả lời:
Những từ ngữ, hình ảnh được tả giả dùng để tả bản nhạc mùa thu giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban cho mảnh đất Trùng Khánh.
Câu 3: Sự có mặt của gà rừng và chồn hương đem đến điều gì cho khu rừng?
Trả lời:
Sự có mặt của gà rừng và chồn hương phá vỡ không gian yên ắng tĩnh mịch của khu rừng với những hoạt động cố gắng ăn hạt dẻ nhưng không được.
Câu 4: Theo em, vì sao tác giả cảm thấy tuyệt vời khi được lang thang trong một khu rừng dẻ?
Trả lời:
Lang thang trong một khu rừng dẻ có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, nắng chiều sánh vàng như mật bủa vây lấy rừng vàng, ve ran như thác réo, rừng dẻ khe khẽ hát.
Câu 5: Em hiểu thế nào về tên bài “Nghe hạt dẻ hát”?
Trả lời:
Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả thể hiện tình cảm trân trọng, yêu mến với hạt dẻ Trùng Khánh. Những cánh rừng dẻ khi vào vụ rì rào, lao xao như thể đang hát.
PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập về trạng ngữ
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Từ trên không, tiếng kêu của đàn sếu vọng xuống rồi xa dần. Những vầng mây xám sà xuống thấp làm cho trời và đất như gần nhau hơn. Lúc này, trên những thửa ruộng đã gặt, người ta đang đốt những gốc rạ khô. Để đám cháy không lan rộng, trước khi đốt, rạ được vun thành từng đống nhỏ. Gió cuốn những làn khói xanh cuồn cuộn về hướng Tây Nam.
Uyên Linh
- Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu.
- Trạng ngữ tìm được trong mỗi câu thuộc loại nào?
Trả lời:
- Từ trên không/, tiếng kêu của đàn sếu/ vọng xuống rồi xa dần.
TN CN VN
Những vầng mây xám/ sà xuống thấp làm cho trời và đất như gần nhau hơn.
CN VN
Lúc này,/ trên những thửa ruộng đã gặt,/ người ta /đang đốt những gốc rạ khô.
TN1 TN2 CN VN
Để đám cháy không lan rộng/, trước khi đốt,/ rạ /được vun thành từng đống nhỏ.
TN1 TN2 CN VN
Gió / cuốn những làn khói xanh cuồn cuộn về hướng Tây Nam.
CN VN
- Từ trên không: Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Lúc này: Trạng ngữ chỉ thời gian
Trên những thửa ruộng đã gặt: Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Để đám cháy không lan rộng: Trạng ngữ chỉ mục đích
Trước khi đốt: Trạng ngữ chỉ thời gian
Câu 2: Tìm trạng ngữ phù hợp thay cho * trong mỗi câu sau:
- *, ông bà rất hài lòng.
- *, chúng em gửi tới cô giáo những lời yêu thương.
- *, anh ấy chơi một bản nhạc rất xúc động.
- *, đàn chim én rủ nhau bay về.
- *, những cây bàng toả bóng che mát cho chúng em.
Trả lời:
- Sau khi ăn thử món tôi nấu, ...
- Nhân ngày 20/11,...
- Bằng một chiếc đàn ghi-ta,...
- Mùa xuân đến,...
- Vào những ngày nắng nóng,...
Câu 3: Đặt 4 - 5 câu về một người bạn của em, trong đó có ít nhất hai câu sử dụng trạng ngữ.
Trả lời:
- Trong lớp em, bạn Thành là người học giỏi nhất.
- Ở nhà, bạn ấy thường xuyên giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.
- Vì hoàn cảnh khó khăn, bạn ấy thường xuyên phải làm việc phụ bố mẹ.
- Để có thể đạt được học sinh giỏi, bạn ấy phải rất nỗ lực.
- Nhờ có bạn giúp đỡ, em cũng đạt được học sinh giỏi.
PHẦN VIẾT
Luyện tập viết bài văn miêu tả con vật
Đề bài: Viết bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên mà em thích
Câu 1: Viết bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên
Trả lời:
Bài tham khảo 1:
Thứ bảy tuần vừa qua em và các bạn cùng lớp được cô giáo dẫn đi tham quan sở thú, em rất vui vì được nhìn thấy rất nhiều những con vật. Trong đó, con vật mà em rất yêu thích, đó là con hổ.
Con hổ rất to lớn và có một bộ lông màu đỏ cam vằn đen trông rất đẹp. Con hổ có hai cái tai nhỏ xinh trên đầu, đôi mắt tròn, màu xanh lục như hai viên bi ve, hàm răng trắng, nhọn, khi nó nhe ra trông rất đáng sợ, nhưng nó chỉ nhe răng dữ tợn khi uy hiếp đối thủ của nó và khi nó đi săn mồi. Con hổ có bốn chân với những móng vuốt rất nhọn và sắc, khi đi săn mồi nó có thể chạy rất nhanh và dùng móng vuốt của mình để tấn công con mồi.
Ấn tượng của em về con hổ, đó là một con vật hung dữ và đáng sợ. Mỗi khi xem chương trình thế giới động vật, thấy con hổ rình mồi em rất sợ và cũng không thích con hổ, vì nó rất dữ tợn, nhưng khi đi vào sở thú thì em thấy chú hổ này rất hiền lành, ngoan ngoan, chỉ nằm lim dim một chỗ dưới bóng cây râm, con khác thì đi lại chậm chậm quanh chuồng, dáng đi rất bệ vệ, oai phong như chúa sơn lâm của muôn loài, nó đưa đôi mắt nhìn chúng em, nhưng không hề đáng sợ như em nghĩ.
Lúc đầu em rất sợ không dám lại gần chuồng hổ vì sợ nó nhảy ra khỏi chuồng, nhưng khi thấy chú hổ đi lại ngoan ngoãn trong chuồng chứ không phải bộ dạng hung dữ như trên ti vi thì em đỡ sợ hơn, đến gần chuồng hơn để nhìn rõ hơn. Những chú hổ rất thân thiện, không nhảy ra khỏi chuồng, cũng không tấn công tranh giành nhau, khi được người ở trong sở thú cho ăn thì cũng không tranh giành mà chỉ lặng lẽ ăn, mỗi con ăn ở một góc.
Em tuy vẫn rất sợ những chú hổ hung dữ nhưng qua chuyến thăm sở thú lần này em đã đỡ sợ hơn, em thấy những chú hổ này cũng rất đáng yêu và hài hòa. Em và các bạn đã rất vui vẻ, nhiều bạn cũng giống như em, thấy những chú hổ không còn quá đáng sợ như lúc ban đầu nữa.Nếu có dịp khác, em vẫn muốn cùng các bạn đi chơi sở thú, quay lại thăm những chú hổ đáng yêu.
Bài tham khảo 2:
Trước đến nay nhà em có nuôi rất nhiều loài vật nuôi khác nhau. Thế nhưng em thích thú nhất vẫn là đàn thỏ nhà em nuôi vào năm ngoái. Lúc đó ba em đã tự tay đóng một cái chuồng rộng nhiều ngăn để cả đàn sống nhưng vì bận rộn nên giờ không còn nuôi nữa.
Cả chuồng thỏ con nào con nấy to bằng bắp tay người lớn, đủ thứ màu từ đen, xám, trắng. Duy nhất có một chú mang trên mình bộ lông trắng đen kết hợp, cũng là em út trong đàn. Thân người chú như quả bí ngòi, trên nền đen của bộ lộng mềm mượt điểm xuyến 3 vòng trắng lớn ở mắt trái, gáy và mông trông rất ngộ nghĩnh. Đầu chú chỉ to bằng nắm tay trẻ em nhưng nhanh nhẹn đến lạ! Mỗi hành động từ con người chú luôn là tiên phong trong cả đàn thỏ phát hiện ra. Cái đầu bé xíu đó mỗi khi ngủ đều rụt vào thân làm thành một cục bông nhìn rất đáng yêu.
Nổi bật trên đầu chú thỏ là cặp tai dài có đỉnh nhọn giống như hai chiếc lá xoài. Đây là điểm đặc biệt để nhận dạng thỏ so với những loài vật khác. Khi nhấc thỏ lên ba em nắm lấy cặp tai ấy sách lên trông đến tội. Chắc là chú đau lắm. Chú thỏ có đôi mắt đen to tròn, trong suốt như pha lê. Đôi mắt lúng liếng lúc nào cũng ngây thơ nhìn ngó khắp nơi làm em chỉ muốn bế lên cưng nựng. Dưới mắt là chiếc mũi nhỏ hồng phấn như hoa đào điểm trên chiếc áo đen trắng hợp thời trang. Chú còn có một bộ ria mép để làm ra đa đánh mùi nữa.
Chú thỏ có miệng rất nhỏ, nhưng hàm răng không tầm thường đâu nhé! To nhất là hai chiếc răng cửa cứng khỏe, chuyên găm lên thức ăn để cắn xuống. Mỗi khi mẹ em cho rau má, rau khoai vào chuồng chú lại lon ton chạy đến nhai rau ráu ngon lành. Cũng như bao chú thỏ khác, chú thỏ loang này rất thích ăn cà rốt. Hễ có cà rốt cho vào, bằng hàm răng sắc bén của mình chỉ một nhoáng là chú đã gặm hết cả củ. Thỏ ăn suốt ngày, vì vậy việc vệ sinh chuồng rất quan trọng. Mẹ em nói nếu không cẩn thận thỏ sẽ ốm mà chết.
Hiện tại nhà em không còn nuôi thỏ nữa, chuồng cũng bán đi rồi. Số phận của chú thỏ đáng yêu đó có lẽ cũng không tươi đẹp nổi. Em rất nhớ bầy thỏ, ước gì người lớn không giết thỏ để ăn thịt nữa thì tốt biết bao.
Bài tham khảo 3:
Em rất thích con rùa và đặc biệt là một con rùa núi với những màu sắc thật đẹp. Nhân dịp sinh nhật thì bố em đã mua cho em một con rùa núi nhỏ bé, xinh xinh. Con rùa thật đẹp và nó thuộc giống rùa hộp ba vạch.
Con rùa núi này rất đẹp và hay nữa khi mà bò ra thì cái đầu rùa thò ra bằng đầu ngón tay út. Và đó còn chính là cặp mắt óng ánh như đeo kính. Mai của con rùa bố em mua cho thì lại hơi dẹp, chỉ nhỉnh hơn 10cm mà thôi. Em cũng như thấy được trên mai có ba gờ nổi rõ, một gờ ở chính giữa, và nó còn có hai gờ ở hai bên. Lưng của chú rùa con đẹp đẽ này lại có màu nâu, yếm kép lại như đã gồm hai mảnh cử động được. Đặc biệt hơn khi em nhìn thấy được ở chính giữa yếm màu đen lốm đốm, xung quanh màu đỏ nhạt. Có lẽ điểm hay nhất em như thấy được chính là cái đuôi màu hồng như một búp măng non, dài độ 2cm. Và ấn tượng nhất có lẽ chính là bốn cái chân cậu ta rất mẫn cảm biết bao nhiêu có lúc co xếp lại, xòe ra thật là dễ thương. Để ý thì sẽ nhận thấy được hai chân trước mỗi chân có 5 ngón, ngón nào cũng có vuốt dài và nhọn như lưỡi câu. Còn thú vị hơn nữa đó chính là hai bàn chân sau như mái chèo xòe thật độc đáo, đó chính là 5 ngón ngắn và hơi dẹt.
Ngày này em cứ thả chú rùa như tự do đi lại trên nền nhà, cậu rùa lúc này đây dường như cũng đã chọn góc nhà cạnh cái tủ để nằm nghỉ. Nó cứ như bò đi bò lại tha thẩn trên nền nhà, bắt ruồi, muỗi. Cứ mỗi lần mà được em cho một con giun hay con tôm nhỏ, cậu ta ngốn một cách ngon lành nhìn thật là đáng yêu biết bao nhiêu.
Cậu rùa ba vạch này đúng như là một thành viên thứ năm của gia đình em. Em rất yêu quý chú rùa và sẽ cố gắng học thật tốt.
Bài tham khảo 4:
Ngay từ khi còn nhỏ em đã có tình yêu với muông thú sâu sắc. Vừa qua được mẹ dẫn đi vườn bách thú, được nhìn thấy con voi lòng em chợt nảy lên một sự yêu thích lạ lùng với loài vật này.
Trước giờ chỉ nghe về loài voi qua bài hát ‘chú voi con ở bản Đôn, đến nay mới được tận mắt kiểm chứng. Những chú voi được nuôi trong khu biệt lập riêng, xung quanh là hàng rào chắn ngăn cách loài voi và người đến xem. Tuy đứng ở nơi xa nhưng em vẫn có thể nhìn thấy dáng vẻ to lớn có khi phải to gấp ba lần một chú trâu trưởng thành. Thân hình chú được phủ một màu xám xanh đôi chỗ lại nâu nâu, làn da nhăn nheo, dày dặn trông có vẻ thô cứng như cây gỗ nhưng thực chất lại mềm lại như nhung. Cái đầu của voi to nhưng đôi mắt lại bé xíu, mơ màng thực trông như ngái ngủ. Đôi tai to như hai cái quạt mo được gắn bên đầu.
Mũi của voi người ta hay gọi là cái vòi voi, dài tầm một mét, mềm mại trơn trơn và có thể cuộn lại thành vòng tròn trông rất ngộ nghĩnh. Đôi chân to như cột đình, di chuyển từng bước chậm chạp xung quanh chuồng. Vòi voi sun sun nhăn nheo như một con giun đất khổng lồ, rất khỏe thường được dùng để cầm đồ vật có khi còn nâng được con người lên cao.Thức ăn của voi đa dạng phong phú đa phần là các loài thực vật như mía, lạc, lá cây. Chú hay vươn vòi ra đón lấy đồ ăn được thực khách đưa cho, mỗi lúc như thế đôi mắt lại nheo nheo lại, đôi tai ve vẩy tỏ vẻ thích thú biết ơn. Có thể thấy voi là loài vật rất lành tính và thân thiện, đúng y như bài hát nói, chính vì thế mà chuồng của voi không có rào chắn rườm rà như các loài khác. Chính vì sự thân thiện lành tính của chú mà chuồng voi bao giờ cũng đông người ngắm nghía nhất.
Em rất yêu loài voi. Chúng không chỉ là những loài vật dễ thương mà còn mang lại lợi ích cho mọi người.
Bài tham khảo 5:
Ở nước ta có thể gặp cò trắng ở khắp nơi và quanh năm. Con cò bay lả bay la, con cò đi ăn đêm trong ca dao đang bay theo cánh võng, hòa vào điệu ru thấm hồn em thơ. Đàn cò, bầy cò bay hình cánh cung trên nền trời xanh. Đàn cò, bầy cò ở các sân chim vùng sông Tiền, sông Hậu, vùng Đồng Tháp Mười mênh mông… đã trở thành hồn quê, tình quê của mỗi con người Việt Nam chúng ta.
Mùa thu, mùa đông, số lượng cò trắng tăng lên rất nhiều ở các cánh đồng quê, bãi sông, ao hồ vì lớp lớp đàn cò đông đúc từ phương Bắc về trú đông tránh rét.
Cò trắng thường làm tổ trên các bụi tre hay giữa những cây lớn rậm rạp và cao, gần các ao hồ, ven sông, ruộng lúa. Lũy tre cũng là lũy cò. Tổ cò được làm bằng các cành cây nhỏ xếp lại với nhau rất sơ sài. Cò trắng lò dò kiếm ăn ở các ruộng lúa, ven sông, đầm lầy. Chân cò màu xanh rêu, cao và khẳng khiu, móng chân nhọn và xám. Mỏ dài màu ngà. Lúc bay, cánh vỗ nhẹ nhàng, có lúc xòe rộng ra, đôi chân duỗi dài về phía sau và cái đuôi như cái bánh lái con tàu lượn trông thật đẹp.
Thức ăn chính của cò là cá, tôm nhỏ, nhái bén. Nó cần mẫn, lò dò kiếm ăn. Mỗi năm, cò đẻ hai lứa, mỗi lứa từ 3 – 5 trứng. Chỉ độ nửa tháng ấp, cò con đã nở. Chim non ít lông, rất yếu, nằm trong tổ, chim bố mẹ kiếm mồi đem về bón cho từng đứa con thơ. Hơn một tháng sau, chim con đủ lông cánh mới theo bố mẹ tập bay. Chỉ sau một mùa sinh sản, đàn cò trở nên đông đúc hàng trăm con, hàng nghìn con. Phân cò điểm trắng lũy tre làng, ngọn cây các vườn chim.
Con cò hiền lành, nhưng cũng rất đa tình. Từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, cò trắng có bộ “áo cưới” rất bảnh. Bộ lông trắng toát trở nên lấp lánh có thêm những lông dài ở đầu, đuôi, ngực và vai. Những lông đó có sợi bông nhỏ, thưa, không móc vào nhau. Khi đậu các sợi lông này rủ xuống như tấm mành thưa; khi bay các lông đó phấp phới như những dải lụa trắng. Con cò đực lúc giao duyên với con cò cái thường xòe lông đuôi thành một vòng tròn rất đẹp.
Hiện nay, nhiều địa phương đã cấm săn bắn cò. Bọn cò tặc đã bị xử lý. Cò trắng xuất hiện trên đồng lúa xanh ngày một đông đúc. Sâu bọ bị cò tiêu diệt, đồng lúa tươi tốt, bình yên. Câu tục ngữ: “Đất thơm cò đậu” càng làm ta thấm thía.
Câu 2: Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em
Trả lời:
Học sinh tự đọc và tự chỉnh sửa bài viết
PHẦN VẬN DỤNG
Câu 1: Thi tìm từ ngữ gợi tả âm thanh
- Có âm đầu giống nhau.
- Có vần giống nhau.
- Có các tiếng giống nhau.
Trả lời:
- xôn xao
- lạo xạo
- ầm ầm
Câu 2: Nói 1 - 2 câu về âm thanh em thích
Trả lời:
- Tiếng chim hót líu lo.
- Tiếng mưa rơi tí tách.
=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 8 bài 4: Nghe hạt dẻ hát