Đáp án Tiếng Việt 5 kết nối tri thức Bài 6: ngôi sao sân cỏ
File đáp án Tiếng Việt 5 kết nối tri thức Bài 6: ngôi sao sân cỏ. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
BÀI 6
ĐỌC: NGÔI SAO SÂN CỎ
Khởi động: Chơi trò chơi: Kể tên nhanh các môn thể thao cá nhân và môn thể thao đồng đội.
Hướng dẫn chi tiết:
- Các môn thể thao cá nhân:
+ Bắn sung
+ Leo núi
+ Nhảy dù
- Các môn thể thao đồng đội:
+ Bóng đá
+ Bóng rổ
+ Bóng chày
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Tìm các thông tin về câu chuyện theo gợi ý.
Hướng dẫn chi tiết:
- Thời gian: buổi sáng
- Địa điểm: sân bóng
- Các nhân vật: Mạnh, Việt, Vĩnh, Chiến, Long
- Nhân vật chính: nhân vật tôi – Việt
Câu 2: Việt được giới thiệu như thế nào ở đầu câu chuyện?
Hướng dẫn chi tiết:
Ở đầu câu chuyện, Việt được giới thiệu là một cầu thủ xuất sắc.
Câu 3: Ở đầu trận bóng, hành động của Mạnh và Việt khác nhau ra sao? Những hành động đó cho biết điều gì về hai bạn?
Hướng dẫn chi tiết:
- Ở đầu trận bóng, hành động của Mạnh: lăn xả cướp bóng rồi chuyển xuống cho Việt dẫn xuống vòng cấm địa.
- Ở đầu trận bóng, hành động của Việt: cố hất bóng qua hậu về lớp C vì không muốn nhường ai cơ hội ghi bàn.
=> Những hành động này cho thấy Mạnh táo bạo, nhiệt tình trong trận đấu và Việt là người không muốn nhường cơ hội cho người khác, muốn thể hiện bản thân, ích kỷ.
Câu 4: Vì sao Việt không đá hiệp hai nữa? Theo em, Việt đã nhận ra điều gì khi xem hiệp đấu thứ hai không có mình?
Hướng dẫn chi tiết:
Hiệp không đá hiệp hai nữa là vì Mạnh trách Việt cứ ôm bóng một mình khiến đối thủ phá mất và Vĩnh đanh mặt bảo Việt không ích kỷ như thế nên Việt đã hầm hầm và không đá trận hai.
Câu 5: Em hiểu như thế nào về câu cuối cùng trong bài đọc?
Hướng dẫn chi tiết:
Câu cuối cùng trong bài đọc cho ta thấy Việt đã nhận ra được lỗi lầm của bản thân, thấy được cơ hội mới mà các bạn trao cho mình để sửa lỗi và cùng đồng đội tiếp tục chiến đấu.
Luyện tập theo văn bản đọc:
Câu 1: Những từ ngữ nào trong đoạn dưới đây chỉ sự vật, hoạt động trong một trận đấu bóng đá?
Mạnh lăn xả cướp bóng rồi chuyền cho tôi dẫn xuống vòng cấm địa. Hậu vệ lớp C xô lên chặn. Mạnh và Chiến đã lên kịp, nhưng tôi vẫn cố hất bóng qua hậu vệ lớp C vì không muốn nhường ai cơ hội ghi bàn. Chậm rồi, thủ môn đã lao lên bắt bóng.
Hướng dẫn chi tiết:
- Sự vật: bóng, vòng cấm địa, hậu vệ, thủ môn
- Hành động: lăn xả, cướp bóng, chuyền, dẫn xuống, ghi bàn, bắt bóng
Câu 2: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động trong một trận đấu bóng đá.
Hướng dẫn chi tiết:
- Sự vật: khung thành, chiến thuật, đội chủ hà, trọng tài
- Hành động: phạt góc, phạt đền, bù giờ
Câu 3: Đặt câu nối tiếp câu cho trước, trong đó có sử dụng đại từ thay thế cho phần in đậm.
- Bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyển bóng rất ăn ý.
- Lớp tôi càng đá càng hay.
Hướng dẫn chi tiết:
- Họ khiến hậu vệ lớp C không thể chặn nổi đường bóng ấy.
- Lớp đối thủ cũng vậy.
VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÁO CÁO CÔNG VIỆC
Câu 1: Đọc bản báo cáo dưới đây và trả lời câu hỏi.
- Bản báo cáo trên viết về điều gì?
- Bản báo cáo được gửi cho ai? Ai là người viết báo cáo đó?
- Nêu thông tin của mỗi phần trong bản báo cáo: Phần đầu, phần chính, phần cuối.
- Nhận xét về cách trình bày của từng phần trong bản báo cáo.
- Về hình thức
- Về nội dung
Hướng dẫn chi tiết:
- Bản báo cáo trên viết về các hoạt động tháng 9 của tổ 1, lớp 5C, trường Tiểu học Kim Đồng.
- Bản báo cáo được gửi cho cô giáo chủ nhiệm lớp 5C. Tổ trưởng tổ 1 – Nguyễn Đức Việt là người viết báo cáo đó.
- Thông tin của mỗi phần trong báo cáo.
- Phần đầu:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Địa điểm: Sa Pa
+ Thời gian: ngày 30 tháng 9 năm 2024
- Phần nội dung:
+ Tiêu đề: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG 9 CỦA TỔ 1, LỚP 5C, TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
+ Người nhận: cô giáo chủ nhiệm lớp 5C
+ Nội dung báo cáo: các hoạt động của tổ 1 trong tháng 9 bao gồm học tập, việc thực hiện nội quy của trường, lớp và các hoạt động khác
- Phần cuối: người viết báo cáo Nguyễn Đức Việt, ký và ghi họ tên.
- Nhận xét cách trình bày của từng phần trong bản báo cáo:
- Phần đầu:
+ Hình thức: trình bày theo mẫu, rõ ràng, ngắn gọn
+ Nội dung: quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm
- Phần nội dung:
+ Hình thức: trình bày theo từng mục để dễ theo dõi
+ Nội dung: tiêu đề, kính gửi người nhận, nội dung báo cáo
- Phần cuối:
+ Hình thức: trình bày góc bên phải bản báo cáo
+ Nội dung: người viết báo cáo (chữ ký, họ và tên)
Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo công việc.
Trước khi viết:
- Dựa vào đâu để xác định những nội dung cần báo cáo?
- Bằng cách nào có thể thu thập đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết?
- Vì sao cần lập bảng biểu trong bản báo cáo?
Trong khi viết:
- Cần chú ý điều gì khi viết quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức)?
- Trình bày các công việc như thế nào để dễ theo dõi?
- Làm thế nào để trình bày bảng biểu khoa học, đẹp mắt?
Sau khi viết:
- Rà soát nội dung báo cáo như thế nào để phát hiện lỗi?
- Căn cứ vào đâu để biết bản báo cáo được trình bày đúng yêu cầu?
Hướng dẫn chi tiết:
Trước khi viết:
- Đọc kĩ đề bài để xác định nội dung cần báo cáo
- Thu thập thông tin từ internet, sách vở, tạp chí, người có chuyên môn…
- Tiến hành lập bảng biểu để đảm bảo thực hiện đúng và đủ các nội dung.
Trong khi viết:
- Khi viết cần chú ý viết hoa tên riêng, quốc hiệu, tên các cơ quan tổ chức
- Trình bày các công việc theo các ý rõ ràng, mạch lạc
Sau khi viết:
- Đọc lại một đến hai lần bài báo cáo để rà soát chính tả, dấu chấm câu.
- Đối chiếu bản báo cáo với bản báo cáo mẫu để xem đã đúng mẫu hay chưa.
ĐỌC MỞ RỘNG
Câu 1: Đọc bài thơ viết về trẻ em.
Hướng dẫn chi tiết:
Bài thơ viết về trẻ em: Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác
***
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
Muốn trẻ con được tắm
Sông bắt đầu làm sông
Sông cần đến mênh mông
Biển có từ thuở đó
Biển thì cho ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che
Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng...
Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác...
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất…
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo...
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất
Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Hướng dẫn chi tiết:
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
|||||
Tên câu chuyện: Chuyện cổ tích về loài người |
Tác giả: Xuân Quỳnh |
Ngày đọc: 16/02/2024 |
|||
Nội dung chính của câu chuyện: Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh thể hiện tình yêu thương, trân trọng của tác giả đối với trẻ em. Qua bài thơ tác giả muốn gửi đến thông điệp: Trẻ em là trung tâm của cuộc sống, là nguồn hạnh phúc lớn lao đối với mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, … Bởi vậy hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. |
Những câu thơ hay hoặc những hình ảnh thơ đẹp: “Nhưng còn cần cho trẻ Tình yêu và lời ru Cho nên mẹ sinh ra Để bế bồng chăm sóc.” |
||||
Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ: bài thơ vô cùng ý nghĩa, thể hiện tình yêu mến của con người đối với trẻ em. |
Mức độ yêu thích: |
Câu 3: Trao đổi với bạn về bài thơ đã đọc.
Bài tập về nhà:
Câu 1: Tìm đọc câu chuyện hoặc bài báo về một môn thể theo hoặc vận động viên mà em yêu thích.
Hướng dẫn chi tiết:
Trên thế giới có rất nhiều vận động viên thể thao giỏi, họ vô địch ở nhiều môn khác nhau, nhưng tôi đặc biệt ngưỡng mộ Nguyễn Thị Ánh Viên. Cô sinh ngày 09/11/1996 tại Cần Thơ. Cô là nữ vận động viên của đội tuyển bơi lội quốc gia Việt Nam. Ở tuổi 19, cô đã giành 8 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng cho Việt Nam và phá 8 kỷ lục và được công nhận là vận động viên không phải người Singapore xuất sắc nhất tại Thế vận hội. Đông Nam Á 2015. Tôi rất yêu cô ấy vì cô ấy đã mang về rất nhiều thành tích cho Việt Nam.
=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 6: Ngôi sao sân cỏ