Đáp án Tiếng Việt 5 kết nối tri thức Bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy
File đáp án Tiếng Việt 5 kết nối tri thức Bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
BÀI 14
ĐỌC: NHỮNG NGỌN NÚI NÓNG RẪY
Khởi động: Theo em, những ngọn núi dưới đây có gì đặc biệt?
Hướng dẫn chi tiết:
Theo em, đây là những ngọn núi có kích thước vô cùng khổng lồ.
+ Hình 1: ngọn núi băng lạnh giá.
+ Hình 2: ngọn núi sau khi hứng chịu sự tàn phá của con người.
+ Hình 3: ngọn núi lửa chưa phun trào.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Những đặc điểm dưới đây của núi lửa được miêu tả như thế nào?
Hướng dẫn chi tiết:
- Hình dáng: hình nón, hình tròn thoai thoải
- Hoạt động: phun lửa, phun khói, khí hoặc đám mây tro
- Tiếng động: kinh hoàng, rít lên khe khẽ
- Vị trí: trên mặt đất hoặc trong nước biển
Câu 2: Vì sao Trái Đất được miêu tả “y hệt một củ hành khổng lồ"? Em nghĩ gì về hình ảnh đó?
Hướng dẫn chi tiết:
- Trái Đất được miêu tả “y hệt một củ hành khổng lồ" vì Trái Đất được tạo bởi nhiều lớp khác nhau.
- Suy nghĩ: Trái Đất vô cùng đa dạng và phong phú như củ hành nhiều lớp, lớp vỏ bên ngoài và nhân bên trong bởi Trái Đất cũng có nhiều lớp địa chất và đa dạng về địa hình, môi trường sống và các sinh vật.
Câu 3: Lớp vỏ Trái Đất và mác-ma bên dưới được miêu tả như thế nào?
Hướng dẫn chi tiết:
- Lớp vỏ Trái Đất cứng, là nơi mà bạn đang đi đứng nhảy nhót phía trên.
- Mác – ma đặc quánh, như cháo đặc lục bục sôi ở khoảng 700 đến 1300 độ C. Nó có thể len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành núi lửa.
Câu 4: Núi lửa được hình thành ra sao?
Hướng dẫn chi tiết:
Núi lửa được hình thành từ việc mặt đất có những vết nứt và một thứ đá nóng chảy phía bên trong trào ra từ kẽ nứt.
Câu 5: Trao đổi với bạn về các thông tin trong bài đọc theo gợi ý.
Hướng dẫn chi tiết:
- Thông tin em đã biết: Lớp vỏ Trái Đất cứng, là nơi mà bạn đang đi đứng nhảy nhót phía trên.
- Thông tin mới đối với em: Mác – ma đặc quánh, như cháo đặc lục bục sôi ở khoảng 700 đến 1300 độ C.
- Thông tin em thấy thú vị nhất: Mác – ma đặc quánh, như cháo đặc lục bục sôi.
- Thông tin em muốn biết thêm: thời gian trung bình từ khi núi lửa phun trào đến khi kết thúc.
Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1: Tìm những từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên có thể gây thiệt hại nặng nề cho đời sống con người.
Hướng dẫn chi tiết:
Những từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên có thể gây thiệt hại nặng nề cho đời sống con người: lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy, núi lửa phun trào, băng tan, nước biển dâng, …
Câu 2: Trong các cặp từ ngữ dưới đây, từ quả và từ lửa nào được dùng với nghĩa gốc, từ quả và từ lửa nào được dùng với nghĩa chuyển?
- quả núi – quả cam
- núi lửa – ngọn lửa ước mơ
Hướng dẫn chi tiết:
- Quả núi: nghĩa chuyển
Quả cam: nghĩa gốc
- Núi lửa: nghĩa gốc
Ngọn lửa ước mơ: nghĩa chuyển
VIẾT: VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ PHONG CẢNH
Câu 1: Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
- - Đoạn văn tả phong cảnh gì?
- Tác giả quan sát, cảm nhận vẻ đẹp của phong cảnh bằng những giác quan nào?
- Phong cảnh được miêu tả theo trình tự thời gian hay không gian?
- - Tìm câu chủ đề của đoạn văn.
- Theo em, tác giả đã quan sát biển, trời vào những thời điểm nào?
- Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh và nhân hoá trong đoạn văn.
Hướng dẫn chi tiết:
- - Đoạn văn tả phong cảnh: rừng trúc
- Tác giả quan sát, cảm nhận vẻ đẹp của phong cảnh bằng những giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, …
- Phong cảnh được miêu tả theo trình tự không gian.
- - Câu chủ đề của đoạn văn: “Biển luôn thay đổi tùy theo sác mây trời.”
- Theo em, tác giả đã quan sát biển, trời vào những thời điểm: trời xanh thẳm, trời rải mây trắng, trời âm u, trời ầm ầm dông gió.
- Hình ảnh nhân hóa và nhân hóa biển như một con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Tác dụng: hình ảnh biển thêm sinh động, hấp dẫn giúp người đọc dễ dàng hình dung từng trạng thái của biển.
Câu 2: Dựa vào kết quả quan sát phong cảnh ở Bài 12 và dàn ý đã lập ở Bài 13, viết đoạn văn tả một đặc điểm nổi bật của cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo. Hướng dẫn chi tiết:
Bãi biển Nha Trang, nằm ở tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, là một địa điểm nổi tiếng với vẻ đẹp tuyệt vời và đặc điểm nổi bật của mình. Một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất của bãi biển Nha Trang là nước biển trong xanh và mịn như lụa. Ánh nắng mặt trời lung linh chiếu sáng xuống mặt nước, làm cho nước biển tỏa sáng một tông màu xanh ngọc rực rỡ. Nước biển ở đây thường rất trong và trong suốt, cho phép bạn nhìn thấy cảnh quan đáy biển và đàn cá bơi lượn trong lòng nước. Không những thế, sự mịn màng của nước biển cũng là một đặc điểm đáng chú ý. Khi bạn dạo bước trên bãi cát trắng mịn và tiến vào lòng biển, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác êm ái và nhẹ nhàng khi chân chạm vào nước. Nước biển mịn như lụa, lăn qua những ngón chân của bạn một cách dễ dàng, tạo ra cảm giác thư giãn và thoải mái.
ĐỌC MỞ RỘNG
Câu 1: Đọc phiếu đọc sách dưới đây.
Câu 2: Đọc sách báo về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời, ... hoặc hiện tượng trong thế giới tự nhiên (núi lửa phun trào, lốc xoáy, mưa đá,...).
Câu 3: Viết phiếu đọc sách và dựa vào đó chia sẻ với các bạn những thông tin mà em đọc được.
Hướng dẫn chi tiết:
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
||
Tên bài: Buổi đọc sách khoa học “DK findout – Núi lửa” |
Tác giả: Cò Trắng |
Ngày đọc: 22/02/2024 Người đọc: Nguyễn Châu Anh |
Thông tin về núi lửa: - Núi lửa là một lỗ hổng trên bề mặt Trái đất, nơi đã nóng chảy – nham thạch (magma) trào ra ngoài. Khi chúng chảy ra khỏi đỉnh núi lửa thì nham thạch được gọi là dung nham (lava). - Dựa vào hình dáng, đặc điểm hình thành mà các nhà khoa học chia thành bốn loại núi lửa: núi lửa nón xỉ, núi lửa dạng tầng, núi lửa hõm chảo, núi lửa hình khiên. |
Điều ấn tượng nhất về núi lửa: - Núi lửa St. Helens thuộc dãy Cascade vùng Tây Bắc Hoa Kỳ đã giảm độ cao từ 2.950m xuống còn 2.549m vào ngày 18/05/1980 chỉ một ngày sau khi nham thạch phun trào. Vụ nổ khủng khiếp gây ra tiếng vang vô cùng lớn, có thể nghe được từ cách đó 320km. Hơn 10 triệu cây cối bị san phẳng, 57 người thiệt mạng và hàng ngàn sinh vật đã không còn tồn tại. |
|
Cảm nhận chung về bài đọc: Bài viết này ngoài những thông tin về núi lửa còn cho ta thấy được lợi ích của núi lửa. Đồng thời còn có các hoạt động vui chơi để hiểu hơn về núi lửa. |
Mức độ yêu thích: Khá hay |
Bài tập về nhà:
Câu 1: Sưu tầm tranh ảnh về những địa điểm du lịch được hình thành từ núi lửa.
Hướng dẫn chi tiết:
Câu 2: Trao đổi với người thân về những ngọn núi lửa nổi tiếng trên thế giới.
Hướng dẫn chi tiết:
- Núi Etna, Italy: Núi Etna là ngọn núi lửa nổi tiếng ở Sicily, Italy. Với độ cao hơn 3.300 mét, nó là ngọn núi lửa hoạt động lớn nhất châu Âu và thường xuyên phun trào. Núi Etna được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
- Núi Fuji, Nhật Bản: Núi Fuji là biểu tượng quốc gia của Nhật Bản và được coi là một trong những ngọn núi lửa đẹp nhất trên thế giới. Nó có độ cao hơn 3.700 mét và thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
- Núi Kilimanjaro, Tanzania: Núi Kilimanjaro là ngọn núi cao nhất châu Phi, với độ cao hơn 5.800 mét. Điều đặc biệt về núi này là đỉnh núi được bao phủ bởi tuyết suốt năm, mặc dù nó nằm gần xích đạo.
=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy