Đáp án Tiếng Việt 5 kết nối tri thức Ôn tập và đánh giá giữa học kì II
File đáp án Tiếng Việt 5 kết nối tri thức Ôn tập và đánh giá giữa học kì II. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II
PHẦN 1 – ÔN TẬP
TIẾT 1 - 2
Câu 1: Dựa vào lời giới thiệu của mỗi nhân vật dưới đây, cho biết nhân vật đó là ai, xuất hiện trong trong câu chuyện nào đã học.
Hướng dẫn chi tiết:
(1) Hộp quà màu thiên thanh
(2) Giỏ hoa tháng năm
(3) Tiếng hát của người đá
(4) Khu rừng của Mát
(5) Những búp chè trên cây cổ thụ
Câu 2: Nêu nội dung chính của một trong những câu chuyện được nhắc tới trong bài tập 1.
Hướng dẫn chi tiết:
Nội dung chính của Khu rừng của Mát: kể về nhân vật Mát - một nhân vật trẻ tuổi và có tinh thần quyết tâm. Dù trang trại bị cháy, anh không chùn bước mà tìm cách khôi phục nó. Anh không chỉ nhớ tới lời hứa với ông nội mà còn có ý tưởng sáng tạo để thu được tiền và mua cây giống mới. Sự kiên nhẫn, sáng tạo và ý chí vươn lên của Mát đã giúp anh khôi phục trang trại và tạo nên "Rừng của Mát".
Câu 3: Trong đoạn văn dưới đây, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? Xác định các vế của những câu ghép vừa tìm được.
(1) Mùa đông, rùa ngại rét. (2) Gió cứ thổi vù vù. (3) Rùa đợi đến mùa xuân. (4) Mùa xuân nhiều hoa, nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông. (5) Mưa phùn vẫn cứ lai rai và gió bấc vẫn thút thít ở các khe núi. (6) Rùa lại đợi đến hè. (7) Mùa hè tạnh ráo. (8) Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. (9) Nhưng cái nóng cứ hầm hập. (10) Cả ngày, bụi cuốn mịt mùng. (11) Hễ cơn dông đến thì đất đá lại như sôi lên, nước lũ đổ ào ào.
(Theo Võ Quảng)
Hướng dẫn chi tiết:
- Câu đơn: (1), (2), (3), (6), (7), (8), (9), (10)
- Câu ghép: (4), (5), (11)
+ (4): Vế 1: Mùa xuân nhiều hoa
Vế 2: mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông
+ (5): Vế 1: Mưa phùn vẫn cứ lai rai
Vế 2: gió bấc vẫn thút thít ở các khe núi
+ (11): Vế 1: cơn dông đến
Vế 2: đất đá lại như sôi lên, nước lũ đổ ào ào.
Câu 4: Chọn một vế câu ở A và một vế câu ở B, thêm kết từ hoặc cặp từ hô ứng để tạo câu ghép.
A |
B |
Mặt trời lên cao |
khung cảnh xung quanh mờ mịt, không còn nhìn rõ mặt người. |
Sương xuống dày đặc |
những bông lan vẫn e ấp giữ nụ chúm chím. |
Trong vườn, những bông hồng đã nở rộ, toả hương ngào ngạt |
chiếc bóng ngắn lại. |
Hướng dẫn chi tiết:
- Vì mặt trời lên cao nên chiếc bóng ngắn lại.
- Hễ sương xuống dày đặc thì khung cảnh xung quanh mờ mịt, không còn nhìn rõ mặt người.
- Trong vườn, những bông hồng đã nở rộ, toả hương ngào ngạt nhưng những bông lan vẫn e ấp giữ nụ chúm chím.
Câu 5: Thêm kết từ và vế câu thay cho bông hoa để tạo câu ghép.
- Nếu em chọn một sản vật quê hương để giới thiệu với bạn bè *.
- * nên tôi luôn háo hức mong đến giờ ông kể chuyện.
- Tuy những hạt gạo bé nhỏ, giản dị *.
Hướng dẫn chi tiết:
- Nếu em chọn một sản vật quê hương để giới thiệu với bạn bè thì những sản vật đó sẽ nổi tiếng hơn đến với người khác.
- Vì ông tôi biết rất nhiều câu chuyện thú vị nên tôi luôn háo hức mong đến giờ ông kể chuyện.
- Tuy những hạt gạo bé nhỏ, giản dị nhưng nó lại nuôi sống người dân Việt Nam.
TIẾT 3 - 4
Câu 1: Đọc những dòng thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu.
- Em vui em hát
Hạt vàng làng ta...
- Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
- Con đã lớn khôn, đọc được cả những điều
Chưa được viết trong thư người lính biển.
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
- Ông đứng như bụt hiện
Chờ cháu cuối đường quê.
- Nêu tên bài thơ có chứa các dòng trên.
- Trong mỗi bài thơ, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
- Đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ em thích của một trong những bài thơ trên.
Hướng dẫn chi tiết:
- Bài thơ Hạt gạo làng ta
Hình ảnh yêu thích:
Giọt mồ hôi sa.
Những trưa tháng sáu.
Nước như ai nấu.
Chết cả cá cờ.
Vì đoạn thơ này thể hiện được nét đẹp, hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân trong quá trình làm ra hạt gạo.
- Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Hình ảnh yêu thích: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng vì Tác giả sáng tạo hình ảnh ẩn dụ -> diễn tả tình mẹ yêu thương con: “Mặt trời của bắp” là hình ảnh thực, là nguồn sáng quý giá nhất trong vũ trụ, đem lại sự sống cho muôn vật, giúp cho bắp lên đều, hạt mẩy. Giống như mặt trời ấy, em cu Tai là “mặt trời của mẹ” – là lẽ sống, là nguồn hạnh phúc ấm áp, vừa gần gũi, vừa thiêng liêng của đời mẹ, góp phần sửa ấm lòng tin yêu và ý chí của mẹ trong cuộc sống.
- Bài thơ Thư của bố
Hình ảnh yêu thích: Nơi đầu sóng, sẵn sàng nghênh chiến/ Vẫn dịu dàng, êm ái lá thư xanh... vì hình ảnh này cho thấy Nơi đầu sóng, sẵn sàng nghênh chiến/ Vẫn dịu dàng, êm ái lá thư xanh...
- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Hình ảnh yêu thích: Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời vì nó thể hiện được nét đẹp lao động miệt mài, chăm chỉ của những người dân miền biển.
- Bài thơ Đường quê Đồng Tháp Mười
Hình ảnh yêu thích:
Bông súng thả lồng đèn
Sáng bồng bềnh mặt nước
Cá lòng tong chạy trước
Dẫn đường về thăm ông.
Vì những hình ảnh này mô tả hình ảnh vô cùng thú vị của đường quê khi tác giả trở về.
Câu 2: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi.
- Chiếc quạt mo được miêu tả như thế nào trong bài đọc?
- Chiếc quạt mo gợi nhớ những kỉ niệm gì về bà trong tuổi thơ của người cháu?
- Kể lại giấc mơ của người cháu về chiếc quạt mo. Theo em, giấc mơ đó có gì thú vị?
- Chi tiết người cháu khi lớn vẫn giữ một chiếc quạt mo làm kỉ niệm gợi cho em những suy nghĩ gì?
Hướng dẫn chi tiết:
- Chiếc quạt mo được miêu tả như một chiếc quạt mo hình tai voi, được làm từ một bẹ cau khô thơm, nồng mùi nắng. Quạt có màu nâu sẫm, với những vết nhăn rõ nét trên bề mặt.
- Chiếc quạt mo gợi nhớ những kỉ niệm về bà trong tuổi thơ của người cháu. Nó là biểu tượng của tình yêu thương và sự quan tâm từ bà. Khi nhìn thấy chiếc quạt, người cháu nhớ lại những khoảnh khắc ấm áp bên bà, những chiều hè nắng nóng miền Trung và những lần bà hát đồng dao thong thả.
- Giấc mơ của người cháu về chiếc quạt mo là khi người cháu gặp phú ông trong mơ, phú ông dắt chú trâu mập mạp và người cháu cầm chiếc quạt mo. Người cháu ngồi vắt vẻo trên lưng chú trâu và đi qua một ao cá. Giấc mơ này tạo ra một hình ảnh đầy màu sắc và thú vị về sự kết hợp giữa quạt mo, chú trâu và ao cá.
- Chi tiết người cháu khi lớn vẫn giữ một chiếc quạt mo làm kỉ niệm gợi cho em những suy nghĩ về tình cảm và lòng biết ơn đối với bà. Nó tượng trưng cho những kỷ niệm và giai thoại hồi ức tuổi thơ, và mang đến một sự kết nối với quá khứ và nguồn gốc của người cháu.
Câu 3: Chơi trò chơi: Tìm kho báu.
Hướng dẫn chi tiết:
- Tôi thích hát còn anh tôi thích đá bóng.
- Mặc dù trời mưa rất to nhưng chúng tôi vẫn phải đi học.
- Nhờ An giúp đỡ trong học tập mà điểm của tôi đã khá lên.
- Hễ trời mưa thì đường trơn.
- Vì tôi không chăm tập thể dục nên sức khỏe rất yếu.
- Tuy tôi học tốt môn Tiếng Việt nhưng tôi lại học kém môn Toán.
- Nếu ngày hôm qua tôi học bài thì hôm nay tôi đã được điểm cao.
- Tôi thích bóng rổ và bạn thân của tôi cũng thế.
- Tôi rửa rau rồi thái thịt.
- Đường rất trơn nhưng tôi vẫn phải cố gắng vượt qua để đi học.
Câu 4: Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết câu trong mỗi đoạn văn dưới đây và cho biết biện pháp liên kết được sử dụng trong mỗi đoạn.
- Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.
(Theo Minh Nhương)
- Thào A Sùng cười thật tươi. Trong mắt cậu, tôi như thấy những đồi chè bạt ngàn, thân cây đẫm sương còn ngọn vươn cao đón nắng.
(Theo Nguyên Hương)
Hướng dẫn chi tiết:
- Biện pháp liên kết: điệp từ người nấu cơm
- Biện pháp liên kết: từ ngữ thay thế: cậu thay thế cho A Sùng
Câu 5: Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Tôi và lũ bạn đã đi tìm tu hú dọc những bờ dứa dại. Nhưng chúng tôi không làm sao trông thấy chúng. Chúng tôi đi rón rén đến nơi phát ra tiếng một con tu hú kêu, bỗng nó im bặt. Ở nơi cách chúng tôi không xa, một con tu hú khác cất tiếng gọi như trêu tức con người. Và ngay cả nơi chúng tôi vừa rời khỏi, tu hú lại kêu. Vì thế, tôi chưa bao giờ trông thấy chim tu hú.
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
- Tìm những từ ngữ nối có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn.
- Tìm thêm những từ ngữ nổi có thể thay thế cho các từ ngữ đã tìm được ở bài tập a.
Hướng dẫn chi tiết:
- Tôi và lũ bạn đã đi tìm tu hú dọc những bờ dứa dại. Nhưng chúng tôi không làm sao trông thấy chúng. Chúng tôi đi rón rén đến nơi phát ra tiếng một con tu hú kêu, bỗng nó im bặt. Ở nơi cách chúng tôi không xa, một con tu hú khác cất tiếng gọi như trêu tức con người. Và ngay cả nơi chúng tôi vừa rời khỏi, tu hú lại kêu. Vì thế, tôi chưa bao giờ trông thấy chim tu hú.
- Các từ có thể thay thế: tuy nhiên, vậy nên, vì vậy, …
Câu 6: Chọn từ ngữ thay cho mỗi bông hoa để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:
Sau đó Nhưng Thế là Ban đầu
Tôi định ngủ một giấc. * những mảng màu rực rỡ ngoài ô cửa đã kéo tôi ra khỏi giấc ngủ. *, tôi chỉ thấy màu xanh. Nhìn từ trên máy bay, Ấn Độ Dương trông như viên đá lam ngọc lấp lánh, còn đảo Ma-đa-ga-xca thì như viên ngọc lục bảo đính trên viên đá này. *, tôi mới thấy giữa dải màu xanh tuyệt đẹp, thỉnh thoảng lộ ra khoảng màu nâu đỏ. Đó chính là những nơi rừng bị chặt phá. Nhìn từ trên cao, chúng như những vết thương của rừng già vậy. * dù chưa đặt chân lên Ma-đa-ga-xca, tôi đã cảm thấy xót xa như chính mình bị thương tổn...
(Theo An Nguyệt Vi Tiếu, Hương Giang dịch)
Hướng dẫn chi tiết:
Tôi định ngủ một giấc. Nhưng những mảng màu rực rỡ ngoài ô cửa đã kéo tôi ra khỏi giấc ngủ. Ban đầu, tôi chỉ thấy màu xanh. Nhìn từ trên máy bay, Ấn Độ Dương trông như viên đá lam ngọc lấp lánh, còn đảo Ma-đa-ga-xca thì như viên ngọc lục bảo đính trên viên đá này. Sau đó, tôi mới thấy giữa dải màu xanh tuyệt đẹp, thỉnh thoảng lộ ra khoảng màu nâu đỏ. Đó chính là những nơi rừng bị chặt phá. Nhìn từ trên cao, chúng như những vết thương của rừng già vậy. Thế là dù chưa đặt chân lên Ma-đa-ga-xca, tôi đã cảm thấy xót xa như chính mình bị thương tổn...
TIẾT 5
Câu 1: Thực hiện 1 trong 2 yêu cầu sau:
- Trao đổi với bạn về các sự việc được thể hiện trong một tranh dưới đây và cảm xúc của những người trong tranh đó.
- Kể với bạn một sự việc đáng nhớ mà em đã trải qua và chia sẻ cảm xúc của em khi đó.
Hướng dẫn chi tiết:
- Một sự việc đáng nhớ mà tôi đã trải qua là khi tham gia vào một hoạt động tình nguyện ở một trại trẻ mồ côi.
Cảm xúc: đồng cảm, thương xót, yêu thương những đứa trẻ.
Câu 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc ở bài tập 1.
Hướng dẫn chi tiết:
Một sự việc đáng nhớ mà tôi đã trải qua là khi tham gia vào một hoạt động tình nguyện ở một trại trẻ mồ côi. Đó là lần đầu tiên tôi có cơ hội tương tác và giúp đỡ những đứa trẻ khó khăn.Trong khoảng thời gian ấy, tôi đã được làm việc với một nhóm trẻ mồ côi, mỗi người đều mang trong mình những câu chuyện đau thương và những nỗi niềm riêng. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là sự lạc quan, niềm vui và tình yêu thương mà chúng trẻ hiện lên. Dù đã trải qua nhiều khó khăn, những đứa trẻ vẫn giữ được sự trong sáng và đáng yêu của tuổi thơ. Trong những ngày tham gia hoạt động, tôi đã trò chuyện, chơi cùng các em, và cố gắng truyền đạt cho họ sự yêu thương và sự quan tâm. Một cảm xúc đáng nhớ khi đó là khi tôi nhận ra rằng, dù những đứa trẻ ở đây có ít điều kiện hơn so với những người khác, nhưng họ vẫn giữ trong lòng niềm hy vọng và khả năng thích ứng với cuộc sống. Tôi cảm thấy trái tim mình tràn đầy cảm xúc: từ sự bất công với những hoàn cảnh khó khăn mà trẻ em phải đối mặt, đến niềm vui và động lòng trước sự đáng yêu và sự lạc quan của các em. Đó là lúc tôi nhận ra rằng, một chút tình yêu và sự chăm sóc đơn giản có thể mang lại niềm vui và sự hy vọng cho những người đang gặp khó khăn. Kinh nghiệm này đã giúp tôi trân trọng hơn những điều đơn giản trong cuộc sống và khuyến khích tôi tham gia vào những hoạt động tình nguyện hơn. Nó cũng khơi dậy trong tôi một niềm tin vào sức mạnh của yêu thương và sự chia sẻ, đồng thời khẳng định rằng những hành động nhỏ của chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống của người khác.
Câu 3: Trao đổi với bạn đoạn văn em vừa viết để góp ý cho nhau và chỉnh sửa bài viết.
PHẦN 2 – ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II
TIẾT 6 – 7
- ĐỌC
- Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
- Bài thơ nhắc đến những cơn mưa vào thời gian nào? Khi đó, mọi người làm gì?
- Em hiểu “cơn mưa của con” trong bài thơ nói về điều gì?
Hướng dẫn chi tiết:
- Bài thơ nhắc đến những cơn mưa trong mùa xuân, tháng Năm, tháng Mười. Khi đó, mọi người ra đồng hai buổi để làm việc như trồng lúa và thu hoạch lúa chín vàng.
- "Cơn mưa của con" trong bài thơ nói về tình yêu thương và lòng biết ơn của tác giả dành cho mẹ. Cơn mưa đó là một biểu trưng cho tình cảm mạnh mẽ và sự gắn kết giữa con và mẹ.
- Đọc hiểu.
Câu 1: Để lấy mật, bà đã chuẩn bị những gì?
Hướng dẫn chi tiết:
Bà đã chuẩn bị nồi, chỗ, chiếc chậu sành và gùi lá mật.
Câu 2: Sắp xếp các hoạt động dưới đây theo trình tự của việc lấy mật.
- Gác những lá mật trong góc chậu sành.
- Đặt chậu sành lên miệng chỗ.
- Canh lá mật cho sáp bịt các lỗ mật chảy ra. ra.
- Bắc nồi chỗ lên bếp.
- Khều trứng ong và ong non ra khỏi lá mật.
- Để mật nguội.
- Gạt sáp ra và chắt mật vào vò.
Hướng dẫn chi tiết:
Trình tự: a - b - c - e - d - g – h
Câu 3: Mật sau khi thu được có hương vị ra sao?
Hướng dẫn chi tiết:
Mật sau khi thu được có vị ngọt đậm và thơm ngọt ngào.
Câu 4: Niềm vui “được mùa mật” của các nhân vật trong câu chuyện được thể hiện như thế nào?
Hướng dẫn chi tiết:
Niềm vui "được mùa mật" của các nhân vật được thể hiện qua sự tấp nập, sáng sủa của nhà nhà, và bà sung sướng bảo rằng chưa năm nào được mùa mật như năm nay. Các nhân vật cũng thể hiện niềm vui bằng việc bàn chuyện vui vẻ, mời hàng xóm đến nếm mật và ăn bánh.
Câu 5: Theo em, những tình cảm nào được thể hiện trong câu chuyện? Những chi tiết nào cho em biết điều đó?
Hướng dẫn chi tiết:
Trong câu chuyện, có thể thấy những tình cảm gia đình, sự quan tâm và yêu thương giữa bà và cháu. Chi tiết như việc bà cháu ngồi xúm quanh gùi lá mật, lúi húi khều trứng ong và ong non, cùng nặn bánh cho thấy sự gắn kết và hợp tác của gia đình trong việc lấy mật. Ngoài ra, niềm vui và hân hoan của các nhân vật khi được mùa mật cũng thể hiện tình cảm hạnh phúc và sự trân trọng đối với công việc và cuộc sống hàng ngày.
Câu 6: Viết 2 – 3 câu nêu cảm nghĩ của em về người bà trong câu chuyện trên.
Hướng dẫn chi tiết:
Người bà trong câu chuyện là một người phụ nữ rất yêu thương và quan tâm đến gia đình. Bà không chỉ chuẩn bị mọi thứ để lấy mật mà còn thể hiện sự hài lòng và sung sướng khi được mùa mật. Bà cũng là người chia sẻ niềm vui với gia đình, hàng xóm và mời họ đến thưởng thức mật và bánh. Từ những hành động và lời nói của bà, ta có thể thấy sự hạnh phúc và tình cảm sâu sắc mà bà dành cho những người thân yêu.
Câu 7: Tìm câu đơn và câu ghép trong những câu dưới đây:
- Trên miệng chỗ, bà đặt cái chậu sành, bên trong góc chậu, bà gác những lá mật.
- Mật lẫn sáp rỏ đều đều xuống chậu.
- Hơi nóng bốc nghi ngút, sáp bịt các lỗ mật chảy ra.
- Chậu mật trên bếp đầy dần.
- Mùi mật nóng hổi, thơm ngọt ngào bay ra ngoài.
Hướng dẫn chi tiết:
- Câu đơn: b, d
- Câu ghép: a, c, e
Câu 8: Dùng kết từ (hoặc cặp kết từ) để nối các câu đơn dưới đây thành câu ghép.
- Canh lá mật là cách lấy mật ngày xưa. + Cách lấy mật phổ biến hiện nay là vắt tay hoặc quay lá mật.
- Mật có thể đổi lấy đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày. + Ba bà cháu rất vui khi được mùa mật.
Hướng dẫn chi tiết:
- Canh lá mật là cách lấy mật ngày xưa nhưng cách lấy mật phổ biến hiện nay là vắt tay hoặc quay lá mật.
- Vì mật có thể đổi lấy đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày nên ba bà cháu rất vui khi được mùa mật.
Câu 9: Trong đoạn dưới đây, từ ngữ thay thế nào có tác dụng liên kết câu?
Khi bánh đã vớt ra đầy mâm, bà ghé đầu ra cửa gọi gia đình bác thợ gỗ bên hàng xóm. Bà mời họ sang nếm mật mới và ăn bánh, mừng mùa mật.
Hướng dẫn chi tiết:
Từ “họ” thay thế cho từ “gia đình bác thợ gỗ bên hàng xóm”
Câu 10: Viết một đoạn văn dựa vào các ý dưới đây, trong đó có sử dụng các từ ngữ: đầu tiên, tiếp theo, sau đó, cuối cùng.
Chuẩn bị nồi, chỗ, chậu sành, gùi lá => Khều trứng ong và ong non => Canh lá mật => Gạt sáp, chắt mật vào vò
Hướng dẫn chi tiết:
Đầu tiên, bà chuẩn bị nồi, chỗ, chiếc chậu sành và gùi lá mật để lấy mật. Tiếp theo, bà khều trứng ong và ong non ra khỏi lá mật, để đảm bảo chỉ thu thập mật đã chín. Sau đó, bà canh lá mật để kiểm tra sự chảy mật và để sáp bít kín các lỗ mật. Cuối cùng, bà gạt sáp ra và chắt mật vào vò, tận hưởng thành quả của công việc đầy hứng khởi.
- VIẾT
Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc khiến em xúc động.
Giờ đây tôi đã là một học sinh lớp bảy của mái trường Trung học cơ sở thân yêu. Nhưng tôi vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên. Đó là một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Bầu trời cao vợi và xanh thẳm. Mẹ đưa tôi đến trường bằng chiếc xe đạp đã cũ. Hôm nay, tôi sẽ dự lễ khai giảng đầu tiên. Con đường đi học đã quen thuộc, nhưng tôi lại cảm thấy xôn xao, bồi hồi. Cuối cùng cánh cổng trường cấp một cũng hiện ra trước mắt tôi. Tôi ngạc nhiên nhìn ngôi trường hôm nay thật khác. Các anh chị học sinh lớp lớn hân hoan bước vào trường. Tôi được mẹ dắt vào hàng ghế của khối lớp một. Xung quanh, bố mẹ của các bạn khẽ thì thầm trò chuyện với con mình. Cô giáo chủ nhiệm lần lượt đưa chúng tôi vào vị trí ngồi của mình. Hôm nay, cô thật xinh đẹp trong bộ áo dài thướt tha. Nụ cười của cô khiến tôi cảm thấy thật ấm áp. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật long trọng. Tôi cảm thấy vui vẻ và tự hào vì mình đã là học sinh lớp Một. Lời phát biểu của cô hiệu trưởng đã kết thúc buổi lễ. Tiếng trống vang lên như một lời chào mừng năm học mới đã đến. Buổi lễ khai giảng đã để lại cho tôi một kỉ niệm đẹp không thể nào quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học.
=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối Ôn tập và Đánh giá giữa học kì II (Tiết 1 + 2)