Đáp án Toán 6 cánh diều chương 4 bài 1. Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu
File Đáp án Toán 6 cánh diều chương 4 bài 1. Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án Toán 6 Cánh diều theo Module 3
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT
BÀI 1: THU THẬP, TỔ CHỨC, BIỂU DIỄN, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÍ DỮ LIỆU
- THU THẬP, TỔ CHỨC, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÍ DỮ LIỆU
Bài 1: Hãy nêu một số cách thu thập, phân loại, kiểm đếm, ghi chép số liệu thống kê đã học ở tiểu học.
Đáp án:
Một số cách thu thập, phân loại, kiểm đếm, ghi chép số liệu thống kê đã học ở tiểu học như là: Thu thập số liệu từ Internet, thu thập số liệu từ sách báo, thu thập dữ liệu bằng các cuộc thảo luận (lập phiếu hỏi, phóng vấn trực tiếp, …); đọc và mô tả các số liệu ở dạng dãy số liệu, bảng thống kê hoặc biểu đồ (biểu đồ tranh, biểu đồ cột và biểu đồ quạt tròn, …); …
Bài 2: Hãy thu thập dữ liệu về ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp và thống kê số bạn có cùng tháng sinh.
Đáp án:
Để thu thập dữ liệu ta nên xin danh sách học sinh trong lớp từ cô chủ nhiệm hoặc lớp trưởng.
Mỗi lớp khác nhau sẽ có bảng dữ liệu ngày, tháng, năm sinh khác nhau.
Dưới đây là một ví dụ:
Bảng thống kê ngày, tháng, năm sinh của các bạn lớp 6A:
STT | Họ và tên | Ngày, tháng, năm sinh |
1 | Vũ Thị Tâm An | 16/03/2010 |
2 | Đào Ngọc Mai Anh | 28/02/2010 |
3 | Huỳnh Gia Bảo | 15/05/2010 |
4 | Lê Ngọc Diễm | 05/05/2010 |
5 | Huỳnh Văn Dũng | 25/10/2010 |
6 | Lưu Tấn Đạt | 14/02/2010 |
7 | Nguyễn Minh Đức | 12/01/2010 |
8 | Lâm Xuân Giang | 25/04/2020 |
9 | Đỗ Mai Hoa | 04/06/2010 |
10 | Trần Thúy Hạnh | 04/12/2010 |
11 | Lê Huy Hoàng | 23/04/2010 |
12 | Hồ Tấn Hưng | 14/04/2010 |
13 | Đào Xuân Hùng | 27/09/2010 |
14 | Mai Hoàng Thiên Kim | 12/08/2010 |
15 | Nguyễn Trần Mỹ Kim | 05/05/2010 |
16 | Tống Thư Kỳ | 06/01/2010 |
17 | Huỳnh Trần Bảo Khánh | 09/04/2010 |
18 | Nguyễn Hoàng Lâm | 20/12/2010 |
19 | Hoàng Diệu Linh | 12/11/2010 |
20 | Lê Hoàng Long | 01/05/2010 |
21 | Bùi Diệu Ly | 29/07/2010 |
22 | Trần Công Minh | 10/05/2010 |
23 | Bế Viết Nghĩa | 18/08/2010 |
24 | Lương Hoàng Phong | 12/12/2010 |
25 | Trần Phú Quốc | 07/12/2010 |
26 | Nguyễn Lê Hồng Sơn | 10/07/2010 |
27 | Vũ Cát Tiên | 27/08/2010 |
28 | Lê Hoàng Trang | 01/09/2010 |
29 | Hoàng Hồng Việt Tiến | 30/06/2010 |
30 | Lâm Đức Thịnh | 28/01/2010 |
31 | Trần Hoàng Hạ Uyên | 19/04/2010 |
32 | Hoàng Hạ Vy | 08/10/2010 |
33 | Đỗ Ngọc Vân | 25/11/2010 |
34 | Lâm Tuấn Vỹ | 18/02/2010 |
Từ bảng thống kê trên, ta lập được bảng thống kê số bạn có cùng tháng sinh là:
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Số học sinh | 3 | 3 | 1 | 5 | 5 | 2 | 2 | 3 | 2 | 2 | 2 | 4 |
- BIỂU DIỄN DỮ LIỆU
Bài 1: Bảng số liệu đánh giá chất lượng sản phẩm bằng điểm số 1, 2, 3, 4, 5 của một lô hàng gồm 20 sản phẩm như sau:
Điểm | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Số sản phẩm | 0 | 0 | 3 | 5 | 12 |
Đáp án:
Quan sát bảng số liệu trên, ta thấy:
- Đối tượng thống kê là các điểm số: 1, 2, 3, 4, 5.
Các đối tượng này lần lượt được biểu diễn ở dòng đầu tiên.
- Tiêu chí thống kê là số sản phẩm tương ứng với mỗi loại điểm.
- Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một số liệu thống kê theo tiêu chí lần lượt được biểu diễn ở dòng thứ hai (theo cột tương ứng).
Bài 2: Biểu đồ tranh trong Hình 1 thống kê khối lượng táo bán được trong 4 tháng đầu năm 2020 của một hệ thống siêu thị.
Đáp án:
Quan sát biểu đồ tranh trong Hình 1, ta thấy:
- Đối tượng thống kê là bốn tháng đầu năm 2020: tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4.
Các đối tượng này lần lượt được biểu diễn ở cột đầu tiên.
- Tiêu chí thống kê là số tấn táo bán được trong mỗi tháng.
- Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt được biểu diễn ở dòng tương ứng.
- Biểu tượng để chỉ 10 tấn táo và biểu tượng để chỉ 5 tấn táo.
Bài 3: Biểu đồ cột trong Hình 2 thống kê dân số của một quốc gia năm 2019:
Đáp án:
Quan sát biểu đồ cột trong Hình 2, ta thấy:
- Đối tượng thống kê là các quốc gia: Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Ô – xtrây – li – a (Australia), Ma – lay – xi – a (Malaysia). Các đối tượng này lần lượt biểu diễn ở trục nằm ngang.
- Tiêu chí thống kê là dân số của mỗi nước.
- Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một đối tượng thống kê theo tiêu chí, lần lượt được biểu diễn ở trục thẳng đứng.
Bài 4: Số lượng một số dụng cụ học tập của 10 học sinh tổ Hai ở lớp 6E được thống kê như sau: bút có 18 chiếc; thước thẳng có 10 chiếc; compa có 5 chiếc; ê ke có 9 chiếc.
- a) Nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.
- b) Biểu diễn dữ liệu thống kê bằng biểu đồ tranh.
Đáp án:
- a) Đối tượng thống kê là: dụng cụ học tập của 10 học sinh tổ Hai ở lớp 6E gồm bút, thước thẳng, compa và ê ke.
Tiêu chí thống kê là số lượng dụng cụ học tập tương ứng.
- b) Biểu tượng / biểu diễn cho 1 chiếc. Khi đó, ta có biểu đồ tranh sau:
Bút | / / / / / / / / / / / / / / / / / / |
Thước thẳng | / / / / / / / / / / |
Compa | / / / / / |
Ê ke | / / / / / / / / / |
BÀI TẬP
Bài 1: Hãy thu thập, phân loại dữ liệu ở địa phương (chẳng hạn: nghề nghiệp của những người dân, số người sống ở mỗi hộ gia đình, …).
Đáp án:
Dưới đây là một ví dụ về việc phân loại và thu thập dữ liệu ở địa phương của bạn Lan về số người trong mỗi hộ. Có tất cả 45 hộ gia đình.
Kết quả thu thập số liệu về số người sống ở mỗi hộ gia đình, như sau:
2 | 2 | 3 | 4 | 4 | 3 | 2 | 5 | 3 | 3 |
4 | 4 | 3 | 3 | 3 | 2 | 6 | 7 | 4 | 4 |
3 | 3 | 2 | 4 | 4 | 4 | 6 | 3 | 3 | 3 |
2 | 2 | 5 | 3 | 5 | 5 | 2 | 4 | 2 | 3 |
6 | 3 | 3 | 4 | 5 |
Ta có bảng số liệu tương ứng là:
Số người sống ở mỗi hộ gia đình | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Số hộ | 9 | 16 | 11 | 5 | 3 | 1 |
Bài 2: Sau khi kiểm tra sức khoẻ, giáo viên yêu cầu mỗi học sinh của lớp 6B thống kê số đo chiều cao của các bạn trong cùng tổ. Bạn Châu liệt kê số đo chiều cao (theo đơn vị cm) của các bạn trong cùng tổ như sau:
140; 150; 140; 151; 142; 252; 154; 140; 138; 154.
- a) Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.
- b) Dãy số liệu bạn Châu liệt kê có hợp lí không? Vì sao?
- c) Căn cứ vào số liệu trên, cho biết số đo chiều cao trung bình của bốn bạn thấp nhất trong cùng tổ với bạn Châu là bao nhiêu?
Đáp án:
- a) Đối tượng thống kê là: Chiều cao (theo đơn vị cm) của các bạn trong cùng một tổ.
- Tiêu chí thống kê số học sinh trong tổ của Châu với chiều cao tương ứng.
- b) Dãy số liệu của bạn Châu chưa hợp lí vì chiều cao trung bình của nam ở độ tuổi 11 là khoảng 143,5 nên số liệu 252 cm vượt rất nhiều so với chiều cao trung bình ở độ tuổi này nên số liệu này là bất hợp lí.
- c) Bốn bạn có chiều cao thấp nhất lần lượt là: 138 cm, 140 cm, 140 cm, 142 cm.
Chiều cao trung bình của bốn bạn thấp nhất trong tổ của bạn Châu là:
(138 + 140 + 140 + 142):4 = 140 cm.
Bài 3: Bác Hoàn khai trương cửa hàng bán áo sơ mi. Thống kê số lượng các loại áo đã bán được trong tháng đầu tiên như bảng sau (đơn vị tính: chiếc):
Cỡ áo | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 |
Số áo bán được | 20 | 29 | 56 | 65 | 47 | 18 |
- a) Áo cỡ nào bán được nhiều nhất? Ít nhất?
- b) Bác Hoàn nên nhập về nhiều hơn những loại áo cỡ nào để bán trong tháng tiếp theo?
Đáp án:
- a) Theo bảng số liệu, ta có:
- Cỡ áo được bán nhiều nhất là cỡ 40 với 65 áo được bán ra;
- Cỡ áo được bán ít nhất là cỡ 37 với 20 áo được bán ra.
- b) Ta thấy trong bảng số liệu các cỡ áo 39, 40 và 41 đang bán chạy nhất ở cửa hàng do đó bác Hoàn nên nhập những cỡ áo 39, 40 và 41 về nhiều hơn để bán được trong tháng tiếp theo.
Bài 4: Một hệ thống siêu thị thống kê lượng thịt lợn bán được trong bốn tháng đầu năm 2020 ở biểu đồ trong Hình 4.
- a) Tháng nào hệ thống siêu thị bán được nhiều thịt lợn nhất?
- b) Tính tỉ số của lượng thịt lợn bán ra trong tháng 1 và tổng lượng thịt lợn bán ra trong cả bốn tháng.
Đáp án:
Theo biểu đồ Hình 4, số lợn bán được trong 4 tháng đầu năm là:
Tháng 1, số lợn đã bán được là: 4.10 = 40 (tấn).
Tháng 2, số lợn đã bán được là: 2.10 = 20 (tấn).
Tháng 3, số lợn đã bán được là: 3.10 = 30 (tấn).
Tháng 4, số lợn đã bán được là: 3.10 = 30 (tấn).
- a) Tháng 1 hệ thống siêu thị bán được nhiều thịt lợn nhất
- b) Tổng số thịt lợn bán ra trong cả bốn tháng là:
40 + 20 + 30 + 30 = 120 (tấn).
Tỉ số của lượng thịt lợn bán ra trong tháng 1 và tổng lượng thịt lợn bán ra trong cả bốn tháng
Bài 5: Nhìn chung, từ tháng 5 đến tháng 10, ở Bắc bán cầu là mùa mưa còn ở Nam bán cầu là mùa khô. Quan sát hai biểu đồ ở Hình 5, Hình 6 và cho biết biểu đồ nào là biểu đồ lượng mưa của địa điểm ở Bắc bán cầu, của địa điểm ở Nam bán cầu.
Đáp án:
Sau khi quan sát biểu đồ, ta thấy:
- Biểu đồ ở Hình 5 có lượng mưa nhiều trong các tháng 7, 8, 9 mà từ tháng 5 đến tháng 10 Bắc bán cầu vào mùa mưa nên Hình 5 là biểu đồ lượng mưa của Bắc bán cầu.
- Biểu đồ ở Hình 6 có lượng mưa ít trong các tháng 6, 7, 8, 9 mà từ tháng 5 đến tháng 10 ở Nam bán cầu vào mua khô nên Hình 6 là biểu đồ lượng mưa của Nam bán cầu.
Vậy Hình 5 là biểu đồ lượng mưa của Bắc bán cầu, Hình 6 là biểu đồ lượng mưa của Nam bán cầu.
Bài 6: Biểu đồ ở Hình 7 cho biết lượng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu ở Việt Nam năm 2018.
- a) Tính theo tấn tổng lượng xuất khẩu của năm mặt hàng trên.
- b) Lượng gạo xuất khẩu nhiều hơn tổng lượng xuất khẩu của bốn mặt hàng còn lại là bao nhiêu tấn?
Đáp án:
- a) Tổng lượng xuất khẩu của năm mặt hàng trên là:
373 498 + 1 878 278 + 232 750 + 6 114 934 + 127 338 = 8 726 798 (tấn).
Vậy tổng lượng xuất khẩu của năm mặt hàng trên là 8 726 798 tấn.
- b) Tổng lượng xuất khẩu của bốn mặt hàng ngoài gạo là:
8 726 798 – 6 114 934 = 2 611 864 (tấn).
Lượng gạo xuất khẩu nhiều hơn tổng lượng xuất khẩu của bốn mặt hàng còn lại là:
6 114 934 - 2 611 864 = 3 503 070 (tấn).
Vậy lượng gạo xuất khẩu nhiều hơn tổng lượng xuất khẩu của bốn mặt hàng còn lại là 3 503 070 tấn.