Đáp án Toán 6 cánh diều chương 6 bài 1. Điểm. Đường thẳng
File Đáp án Toán 6 cánh diều chương 6 bài 1. Điểm. Đường thẳng. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án Toán 6 Cánh diều theo Module 3
CHƯƠNG 6. HÌNH HỌC PHẲNG
BÀI 1: ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG
- ĐIỂM
Bài 1: Quan sát một phần sơ đồ khu vực Cố đô Hoa Lư (Hình 1), mỗi chấm nhỏ (màu đỏ) biểu thị vị trí của một địa danh. Hãy chỉ chấm nhỏ biểu thị vị trí Cố đô Hoa Lư và Tràng An.
Đáp án:
Chấm nhỏ biểu thị cho Cố đô Hoa Lư là điểm A.
Chấm nhỏ biểu thị cho Tràng An là điểm D.
Bài 2: Vẽ ba điểm A, B, C
Đáp án:
Trên trang giấy của vở, ta dùng bút chấm ba điểm trên trang giấy và viết tên của các điểm tương ứng là A, B, C. Hình vẽ minh họa như sau:
- ĐƯỜNG THẲNG
Bài 1: Dùng bút và thước thẳng vạch trên trang giấy theo cạnh của thước. Nét vẽ được tạo ra gợi nên hình gì?
Đáp án:
Ta có hình vẽ minh họa:
Nét vẽ được tạo ra chính là một đường thẳng.
Bài 2: Vẽ ba đường thẳng m, n, p.
Đáp án:
- Vẽ ba đường thẳng m, n, p: Dùng bút và thước thẳng vạch trên trang giấy theo cạnh của thước (ba lần) ta được ba đường thẳng m, n, p tương ứng. Có thể có các trường hợp sau đây xảy ra:
TH1:
TH2:
TH3:
- ĐIỂM THUỘC ĐƯỜNG THẲNG. ĐIỂM KHÔNG THUỘC ĐƯỜNG THẲNG
Bài 1: Thực hiện các thao tác sau:
- a) Vẽ một điểm A;
- b) Đặt thước thẳng sao cho cạnh thước đi qua điểm A. Vạch nét thẳng theo cạnh thước.
Đáp án:
- a) Vẽ điểm A: Ta dùng bút chấm một điểm trên trang giấy đó và kí hiệu điểm đó là A.
- b) Đặt thước thẳng sao cho cạnh thước đi qua điểm A. Vạch nét thẳng theo cạnh thước.
Ta được:
Nét vẽ cho hình ảnh về đường thẳng và điểm A thuộc đường thẳng đó.
Bài 2: Cho đường thẳng d (Hình 11)
- a) Vẽ hai điểm A, B thuộc đường thẳng d.
- b) Có thể vẽ được nhiều hơn hai điểm thuộc đường thẳng d hay không?
Đáp án:
- a) Vẽ hai điểm A, B thuộc đường thẳng d: Trên đường thẳng d, chấm hai điểm và đặt tên tương ứng là A và B.
- b) Có thể vẽ thêm nhiều hơn hai điểm thuộc vào đường thẳng d bởi vì điểm đó chỉ cần được chấm trên đường thẳng d nên ta có thể chấm vô số điểm như thế.
Bài 3: a) Vẽ đường thẳng b.
- b) Vẽ điểm M thuộc đường thẳng b.
- c) Vẽ điểm N không thuộc đường thẳng b.
Đáp án:
- a) Vẽ đường thẳng b: Ta dùng bút vẽ một đường thẳng theo cạnh của thước thẳng và đặt tên đường thẳng đó là b.
- b) Vẽ điểm M thuộc đường thẳng b: Chấm một điểm trên đường thẳng và đặt tên điểm đó là M
- c) Vẽ điểm N không thuộc đường thẳng b: Chấm một điểm không nằm trên đường thẳng vừa vẽ và đặt tên nó là N.
- ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
Bài 1: a) Vẽ hai điểm A và B.
- b) Đặt cạnh thước đi qua điểm A và điểm B. Dùng bút vạch theo cạnh thước để vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B (Hình 12).
- c) Có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm A và B?
Đáp án:
- a) Chấm hai điểm trên trang giấy và đặt tên tương ứng là A và B:
- b) Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B:
Ta được:
- c) Ta thấy chỉ có thể vẽ được một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B cho trước.
Bài 2: Trong Hình 14 có những đường thẳng nào?
Đáp án:
Trong hình 14, có các đường thẳng là: MN, MP, NP.
- BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
Bài 1: Hình 15 là một phần sơ đồ đường xe buýt và các điểm đừng của xe mà hằng ngày bạn Đức đi đến trường. Các điểm dừng số 1, số 2, số 3 thuộc đường thẳng nào?
Đáp án:
Nếu các điểm A, B, C lần lượt biểu thị điểm dừng số 1, số 2, số 3 thì ta có hình ảnh ba điểm A, B, C cùng thuộc đường thẳng d (Hình 16).
BÀI TẬP
Bài 1: Đọc tên các điểm, các đường thẳng trong Hình 19.
Đáp án:
Các điểm ở Hình 19 là: A, B, P, Q.
Các đường thẳng ở Hình 19 là: a, b, c.
Bài 2: a) Quan sát Hình 20 và cho biết các điểm M, N thuộc hay không thuộc đường thẳng a.
- b) Chọn kí hiệu “∈”, “∉” thích hợp cho (?)
Đáp án:
- a) M thuộc đường thẳng a; N không thuộc đường thẳng a.
- b) N Ï a và M Î a
Bài 3: Quan sát Hình 21, chỉ ra các trường hợp ba điểm thẳng hàng. Trong mỗi trường hợp đó, chỉ ra điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Đáp án:
Ở Hình 21:
Ba điểm B, A và E thẳng hàng và điểm A là điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Ba điểm C, E và D thẳng hàng và điểm E là điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Bài 4: Hai điểm I, K nằm trên đường thẳng a (Hình 22).
- a) Chỉ ra một điểm C trên đường thẳng a sao cho C nằm giữa I và K
- b) Chỉ ra một điểm D trên đường thẳng a sao cho K nằm giữa I và D.
Đáp án:
- a) Điểm C trên đường thẳng a sao cho C nằm giữa I và K:
- b) Điểm D trên đường thẳng a sao cho K nằm giữa I và D:
Bài 5: Quan sát Hình 23, hãy chọn cụm từ "cùng phía”, “khác phía” thích hợp cho (?)
- a) Hai điểm M, P nằm đối với điểm N.
- b) Hai điểm N, P nằm đối với điểm M.
- c) Hai điểm M, N nằm đối với điểm P.
Đáp án:
Trong Hình 23, điểm N nằm giữa hai điểm M và P, khi đó:
- a) Hai điểm M, P nằmkhác phía đối với điểm N.
- b) Hai điểm N, P nằmcùng phía đối với điểm M.
Bài 6: Quan sát Hình 24 và cho biết trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
- a) Ba điểm X, Y, T thẳng hàng.
- b) Ba điểm U, V, T không thẳng hàng.
- c) Ba điểm X, Y, U thẳng hàng.
Đáp án:
Đặt thước thẳng vào ba điểm X, Y, T ta thấy ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng là cạnh của thước nên ba điểm X, Y, T thẳng hàng. Do đó phát biểu a) là đúng.
Đặt thước thẳng vào ba điểm T, V, U ta thấy ba điểm không cùng nằm trên một đường thẳng là cạnh của thước nên ba điểm T, V, U không thẳng hàng. Do đó phát biểu b) là đúng.
Đặt thước thẳng vào ba điểm X, Y, U ta thấy ba điểm không cùng nằm trên một đường thẳng là cạnh của thước nên ba điểm X, Y, U không thẳng hàng. Do đó phát biểu c) là sai.
Bài 7: Hãy tìm những hình ảnh trong thực tiễn gợi nên ba điểm thẳng hàng như trong Hình 25
Đáp án:
Những hình ảnh thực tiễn gợi nên ba điểm thẳng hàng:
Học sinh xếp hàng:
Trồng rau thẳng hàng: