Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 cánh diều Bài 10: tệ nạn xã hội
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục công dân 7 cánh diều Bài 10 tệ nạn xã hội. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 10: TỆ NẠN XÃ HỘI
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?
- A. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội.
- B. Không phải tệ nạn xã hội nào cũng vi phạm pháp luật.
- C. Nam giới sẽ dính vào tệ nạn xã hội nhiều hơn nữ giới.
- D. Chỉ những người nghèo mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.
Câu 2: “Sau khi bố mẹ li hôn, H chán nản, bỏ học và theo bạn bè đến các địa điểm ăn chơi. Thấy H xinh đẹp, ham chơi, bà M chủ quán cà phê đã dụ dỗ H đến làm. Để có nhiều tiền ăn chơi, H đã đồng ý bán dâm cho khách của quán bà M.”
Nếu là bạn của H, em sẽ làm gì để giúp bạn?
- A. Em sẽ đi bán dâm cùng bạn cho bạn đỡ tủi thân.
- B. Em sẽ khuyên giải bạn, giúp bạn hiểu được tác hại của việc bán dâm: có thể gây tổn hại về thể xác, danh dự và tinh thần.
- C. Em sẽ thỉnh thoảng đi cho bạn để ủng hộ bạn hoặc giới thiệu khách vip cho bạn.
- D. Em sẽ bắt bạn phải đưa cho mình một ít tiền nếu không sẽ tố giác và đi rêu rao việc làm của bạn.
Câu 3: Tệ nạn xã hội bắt nguồn từ nguyên nhân nào sau đây?
- A. Thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh.
- B. Chơi với những người có tiền sử tù tội.
- C. Môi trường xung quanh phát triển.
- D. Gia đình, bạn bè quan tâm, chia sẻ.
Câu 4: Theo em, hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?
- A. Tổ chức đá bóng
- B. Cá độ chơi game
- C. Xem bói
- D. Tụ tập hút heroin
Câu 5: Tệ nạn xã hội không bắt nguồn từ nguyên nhân nào sau đây?
- A. Thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi.
- B. Bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc.
- C. Thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình.
- D. Được chiều chuộng, quan tâm từ phía gia đình, nhà trường.
Câu 6: “K và T là đôi bạn thân trong lớp. Gần đây, K thấy T có biểu hiện của người nghiện game như thường xuyên bỏ học, không làm bài tập về nhà, dành rất nhiều thời gian để chơi game. K băn khoăn, không biết phải làm thế nào để giúp bạn?”
Nếu là K trong tình huống trên, em sẽ làm gì?
- A. Em sẽ đánh bạn nếu bạn không chịu bỏ game.
- B. Em sẽ giải thích cho bạn hiểu được tác hại về lâu về dài của việc nghiện chơi game.
- C. Em sẽ chơi cùng và huỷ diệt T trong game để bạn ấy cảm thấy chán nản và quay lại học tập.
- D. Em sẽ báo cho gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô của T biết về việc nghiện game của bạn ấy.
Câu 7: “Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến học sinh mắc các tệ nạn xã hội là do thiếu một môi trường sống lành mạnh.” Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
- A. Có vì môi trường sống có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của mỗi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, kể cả việc giáo dục cũng bị tác động theo.
- B. Có vì đây là nguyên tắc cơ bản trong việc hình thành nhân cách cho con người.
- C. Không vì giáo dục và suy nghĩ của chính học sinh mới là thứ quyết định đến việc có mắc vào tệ nạn hay không.
- D. Không vì học sinh mắc vào tệ nạn chưa bao giờ quan tâm đến môi trường sống của mình.
Câu 8: Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với
- A. cá nhân, gia đình và xã hội.
- B. mọi người trong nhà trường.
- C. công dân đủ từ 18 tuổi.
- D. một số cá nhân, gia đình.
Câu 9: “Sau khi bố mẹ li hôn, H chán nản, bỏ học và theo bạn bè đến các địa điểm ăn chơi. Thấy H xinh đẹp, ham chơi, bà M chủ quán cà phê đã dụ dỗ H đến làm. Để có nhiều tiền ăn chơi, H đã đồng ý bán dâm cho khách của quán bà M.”
Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến việc H bán dâm cho khách.
- A. H ham tiền và bị bà M mua chuộc.
- B. H cảm thấy hứng thú với việc kiếm tiền bằng việc bán dâm, vừa vui cho mình vừa vui cho người.
- C. H thiếu hiểu biết, bị dụ dỗ và không có môi trường sống lành mạnh.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm
- A. ma tuý, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan.
- B. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.
- C. bạo lực gia đình, buôn bán gỗ trái phép.
- D. buôn bán chất cháy nổ, động vật quý hiếm.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | B | A | A | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | A | A | C | A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Theo em, những hành vi, việc làm nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?
- A. Gia đình có sự giáo dục phù hợp.
- B. Nhà trường luôn tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh.
- C. Xã hội luôn tuyên truyền về tệ nạn xã hội.
- D. Người mắc tệ nạn xã hội không làm chủ được bản thân.
Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:
“Trong thời gian qua, chủng loại ma tuý đang thay đổi hàng ngày, với hàng trăm hoạt chất khác nhau. Độc tính của ma tuý phá hoại sức khoẻ của trẻ em, có trường hợp chỉ 13 tuổi, 14 tuổi nhưng thường xuyên rối loạn tâm thần, hoang tưởng, rối loạn nhịp tim,... như người nghiện lâu năm.
Thống kê gần đây cho thấy, trong số hơn 235 000 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lí của cả nước, dưới 16 tuổi chiếm 0,1%, từ 16 đến dưới 30 tuổi chiếm 48%, nếu tính đến độ tuổi 35 thì tỉ lệ này thậm chí lên đến 76%.
Trong số những người sử dụng trái phép chất ma tuý, khoảng 60% người sử dụng ma tuý lần đầu tiên có độ tuổi từ 15 tuổi đến 25 tuổi. Đặc biệt ngày nay với sự xuất hiện ngày càng phổ biến, đa dạng về chủng loại, giá thành ngày càng rẻ, dễ cất giấu, sử dụng, tính độc hại cao của ma tuý tổng hợp, nhiều em 13–14 tuổi đã sử dụng ma tuý.
Các loại ma tuý tổng hợp ngày càng đa dạng về chủng loại, giá thành rẻ, dễ cất giấu, dễ sử dụng, vì thế chúng len lỏi vào học đường dưới những cái tên mĩ miều, gây tò mò. Đồng thời, các loại hình vui chơi, giải trí như quán bar, karaoke, vũ trường,... phát triển nhanh chóng, nên số lượng người sử dụng ma tuý là thanh thiếu niên ngày càng tăng. Các loại ma tuý tổng hợp thường trở nên kích thích hơn khi sử dụng kèm với rượu, bia trong môi trường âm nhạc mạnh, nên các quán bar, karaoke, vũ trường thường là nơi các đối tượng và thanh thiếu niên lợi dụng để tổ chức, sử dụng trái phép ma tuý.”
Qua đoạn thông tin trên, ta thấy nghiện ma tuý để lại những hậu quả gì cho trẻ em?
- A. Khiến cho trẻ em tiếp cận được đến những nơi độc hại như vũ trường, quán bar, karaoke, tiếp cận với những con người tàn ác,…
- B. Làm cho trẻ em bỏ bê học hành, chỉ tập trung vào hút chích ma tuý, dẫn đến tổn thương về tinh thần.
- C. Phá hoại sức khoẻ của trẻ em, thường xuyên khiến trẻ em bị rối loạn tâm thần, hoang tưởng, rối loạn nhịp tim,...
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: “Một số bạn trong lớp của H đã xem các video về đánh bài ăn tiền trên mạng xã hội. Do tò mò, các bạn có ý định rủ nhau tụ tập cùng chơi bài.”
Nếu là H trong tình huống trên em sẽ làm gì?
- A. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật gây tổn thất về kinh tế và phải chịu trách nhiệm pháp lí.
- B. Em sẽ bảo các bạn là phải kiếm chỗ nào kín kín không thì người ta phát hiện ra người ta báo công an thì chết.
- C. Em sẽ vào đánh cùng và ăn hết tiền của các bạn đó.
- D. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu là sách GDCD 7 dạy là không nên chơi cờ bạc.
Câu 4: Tệ nạn xã hội là gì?
- A. Là hành vi được đánh giá là tệ và có thể gây nạn cho xã hội.
- B. Là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- C. Là hành vi của một cá nhân, tổ chức, hay một nhóm người, tổ chức có tác động xấu đến xã hội, làm suy đồi giá trị văn hoá dân tộc.
- D. Cả B và C.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây là tệ nạn xã hội?
- A. Anh Q thường xuyên sử dụng ma tuý.
- B. Chị M không xa lánh người bị nhiễm HIV.
- C. Bạn T luôn thực hiện nghiêm túc các nội quy của nhà trường.
- D. Bạn H đã từ chối việc hút thuốc lá khi bị bạn bè dụ dỗ
Câu 6: “Gia đình M sống ở một vùng quê nên còn nhiều khó khăn. Mỗi lần các em của M bị ốm, bố mẹ không đưa đến trạm y tế xã mà lại mời thầy cúng đến nhà làm lễ mong cho các em khỏi bệnh.”
Hành vi của bố mẹ M có thể gây ra hậu quả gì?
- A. Không gây ra hậu quả gì.
- B. Làm cho những đứa trẻ trở nên bị ám ảnh bởi hình ảnh của thầy cúng.
- C. Làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của con mình và gây tổn thất về kinh tế.
- D. Cả B và C.
Câu 7: Đâu là những tệ nạn xã hội phổ biến?
- A. Ma tuý, game online, cờ vua, cờ tướng
- B. Ma tuý, cờ bạc, mại dâm, mê tín
- C. Game online, đọc sách, nhảy dây, nhảy cầu
- D. Cá độ, cờ bạc, lô đề xổ số, gái gú
Câu 8: “Gia đình M sống ở một vùng quê nên còn nhiều khó khăn. Mỗi lần các em của M bị ốm, bố mẹ không đưa đến trạm y tế xã mà lại mời thầy cúng đến nhà làm lễ mong cho các em khỏi bệnh.”
Nếu là M, em sẽ làm gì để ngăn cản hành vi của bố mẹ?
- A. Em không ngăn cản vì đó là một hành vi đúng đắn, thực tiễn.
- B. Em sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu để không tin vào thầy cúng mà nên đưa các em nhỏ đi đến các sơ sở y tế để khám chữa bệnh.
- C. Em sẽ bảo bố mẹ phải yêu cầu thấy cúng xuất trình giấy phép hành nghề.
- D. Cả B và C.
Câu 9: Ý kiến nào sau đây là đúng về hậu quả của tệ nạn xã hội?
- A. Tệ nạn xã hội chỉ để lại hậu quả cho bản thân người mắc.
- B. Tệ nạn xã hội để lại hậu quả lớn nhất là cho gia đình.
- C. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho gia đình, nhưng không ảnh hưởng đến xã hội.
- D. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội.
Câu 10: Đâu không phải một hậu quả của tệ nạn xã hội?
- A. Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khoẻ, tinh thần, trí tuệ, thậm chí là tính mạng con người.
- B. Dẫn đến những tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.
- C. Tác động đến những chuẩn mực trong việc dạy và học ở trường lớp và việc nghiên cứu khoa học ở đại học
- D. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; chuẩn mực đạo đức; thuần phong mĩ tục và vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | C | A | B | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | B | B | D | C |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả gì?
Câu 2 (4 điểm). Tại sao nói tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Hậu quả: Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực: + Sức khỏe, tâm lí, tính mạng, kinh tế của bản thân và gia đình + Ảnh hưởng của môi trường gia đình, môi trường xã hội tiêu cực + Làm tha hóa về nhân cách + Rối loạn về hành vi + Rơi vào lối sống buông thả + Dễ vi phạm pháp luật và phạm tội + Gây rối loạn trật tự xã hội + Cản trở sự phát triển của đất nước | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác" bởi vì chính tệ nạn xã hội hủy hoại sức khỏe tinh thần và đạo đức của con người. Làm tiêu tán của cải vật chất và tan vỡ hạnh phúc gia đình, những hậu quả này khiến con người rơi vào tuyệt vọng, không làm chủ được chính mình và dễ dáng sa vào con đường tội ác | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Thế nào là tệ nạn xã hội? Nêu nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội.
Câu 2 (4 điểm). : Nêu tác hại đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội:
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | KHÁI NIỆM Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân: Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; do lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ; do ảnh hưởng của môi trường gia đình, môi trường xã hội tiêu cực;… | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy…); làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Ý kiến nào sau đây là đúng về hậu quả của tệ nạn xã hội?
- A. Tệ nạn xã hội chỉ để lại hậu quả cho bản thân người mắc.
- B. Tệ nạn xã hội để lại hậu quả lớn nhất là cho gia đình.
- C. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho gia đình, nhưng không ảnh hưởng đến xã hội.
- D. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội.
Câu 2. “Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến học sinh mắc các tệ nạn xã hội là do thiếu một môi trường sống lành mạnh.” Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
- A. Có vì môi trường sống có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của mỗi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, kể cả việc giáo dục cũng bị tác động theo.
- B. Có vì đây là nguyên tắc cơ bản trong việc hình thành nhân cách cho con người.
- C. Không vì giáo dục và suy nghĩ của chính học sinh mới là thứ quyết định đến việc có mắc vào tệ nạn hay không.
- D. Không vì học sinh mắc vào tệ nạn chưa bao giờ quan tâm đến môi trường sống của mình.
Câu 3. “Một số bạn trong lớp của H đã xem các video về đánh bài ăn tiền trên mạng xã hội. Do tò mò, các bạn có ý định rủ nhau tụ tập cùng chơi bài.”
Nếu là H trong tình huống trên em sẽ làm gì?
- A. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật gây tổn thất về kinh tế và phải chịu trách nhiệm pháp lí.
- B. Em sẽ bảo các bạn là phải kiếm chỗ nào kín kín không thì người ta phát hiện ra người ta báo công an thì chết.
- C. Em sẽ vào đánh cùng và ăn hết tiền của các bạn đó.
- D. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu là sách GDCD 7 dạy là không nên chơi cờ bạc.
Câu 4. Hình ảnh dưới đây nói về tệ nạn xã hội nào?
- A. Nghiện game
- B. Cờ bạc
- C. Nghiện ma tuý
- D. Nghiện rượu bia
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Nêu tác hại đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội.
Câu 2 (2 điểm): Năm ngoái, cô K bị lừa sang Trung quốc và bị bán vào ổ mại dâm. Sau đó, K đã được giải cứu và mới trở về nhà. Vừa qua, khu xóm N có chịX chuyển đến sinh sống, khi biết chuyện của K, X tỏ rõ thái độ khinh miệt K.Gần đây chị Xcòn rêu rao sự việc của K. Xin hỏi hành vi này của chị X có bị xử lý theo quy định của pháp luật không?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | A | A | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy…); làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội. | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Hành vi của X vi phạm khoản 9, khoản 10 Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người nghiêm cấm hành vi kỳ thị, phân biệt,đối xử tiết lộ thông tin về nạn nhân mua bán người. Với hành vi vi phạm này, X sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 23 Luật Phòng, chống mua bán người | 2 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Tệ nạn xã hội là gì?
- A. Là hành vi được đánh giá là tệ và có thể gây nạn cho xã hội.
- B. Là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- C. Là hành vi của một cá nhân, tổ chức, hay một nhóm người, tổ chức có tác động xấu đến xã hội, làm suy đồi giá trị văn hoá dân tộc.
- D. Cả B và C.
Câu 2. “K và T là đôi bạn thân trong lớp. Gần đây, K thấy T có biểu hiện của người nghiện game như thường xuyên bỏ học, không làm bài tập về nhà, dành rất nhiều thời gian để chơi game. K băn khoăn, không biết phải làm thế nào để giúp bạn?”
Nếu là K trong tình huống trên, em sẽ làm gì?
- A. Em sẽ đánh bạn nếu bạn không chịu bỏ game.
- B. Em sẽ giải thích cho bạn hiểu được tác hại về lâu về dài của việc nghiện chơi game.
- C. Em sẽ chơi cùng và huỷ diệt T trong game để bạn ấy cảm thấy chán nản và quay lại học tập.
- D. Em sẽ báo cho gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô của T biết về việc nghiện game của bạn ấy.
Câu 3. Đâu không phải một hậu quả của tệ nạn xã hội?
- A. Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khoẻ, tinh thần, trí tuệ, thậm chí là tính mạng con người.
- B. Dẫn đến những tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.
- C. Tác động đến những chuẩn mực trong việc dạy và học ở trường lớp và việc nghiên cứu khoa học ở đại học
- D. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; chuẩn mực đạo đức; thuần phong mĩ tục và vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước
Câu 4. “Sau khi bố mẹ li hôn, H chán nản, bỏ học và theo bạn bè đến các địa điểm ăn chơi. Thấy H xinh đẹp, ham chơi, bà M chủ quán cà phê đã dụ dỗ H đến làm. Để có nhiều tiền ăn chơi, H đã đồng ý bán dâm cho khách của quán bà M.”
Nếu là bạn của H, em sẽ làm gì để giúp bạn?
- A. Em sẽ đi bán dâm cùng bạn cho bạn đỡ tủi thân.
- B. Em sẽ khuyên giải bạn, giúp bạn hiểu được tác hại của việc bán dâm: có thể gây tổn hại về thể xác, danh dự và tinh thần.
- C. Em sẽ thỉnh thoảng đi cho bạn để ủng hộ bạn hoặc giới thiệu khách vip cho bạn.
- D. Em sẽ bắt bạn phải đưa cho mình một ít tiền nếu không sẽ tố giác và đi rêu rao việc làm của bạn.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Nêu tác hại tệ nạn xã hội đối với gia đình
Câu 2 (2 điểm): Nêu quan điểm của em về ý kiến sau: “Chỉ người lớn mới vướng vào các tệ nạn xã hội.”
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | B | C | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Em không đồng tình với ý kiến trên vì không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng có thể vướng vào các tệ nạn xã hội | 2 điểm |
=> Giáo án công dân 7 cánh diều bài 10: Tệ nạn xã hội (3 tiết)