Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 cánh diều Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục công dân 7 cánh diều Bài 7: ứng phó với tâm lí căng thẳng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải một cách để ứng phó với căng thẳng?

  • A. Làm bài tập với tính chất là một hình thức giải trí sau những giờ chơi game căng thẳng.
  • B. Chia sẻ, tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh
  • C. Suy nghĩ tích cực
  • D. Viết nhật kí.

Câu 2: “Có ý kiến cho rằng, để ứng phó với tâm lí căng thẳng, mỗi người cần có một sở thích, đam mê để theo đuổi, bởi nó giúp con người tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, tránh được những suy nghĩ việc làm tiêu cực.”

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

  • A. Đồng ý vì làm như vậy giúp con người giảm thiểu được những tác hại, ảnh hưởng do căng thẳng gây ra.
  • B. Đồng ý vì làm như vậy thể hiện trong ta cái khí phách anh hùng, không thể vì những chuyện nhỏ nhặt mà quên đi việc lớn.
  • C. Không đồng ý vì đó chỉ là một sự né tránh và vấn đề vẫn còn đó, không thể giải quyết. Vấn đề vẫn sẽ làm ta căng thẳng.
  • D. Cả A và B.

Câu 3: “Theo thống kê vào đầu tháng 6/2021 của Bệnh viện Tâm thần Trung ương (Hà Nội), trong số những người có biểu hiện tâm lí bất bình thường đến khám, tư vấn thời gian qua thì có đến 30% là học sinh, sinh viên.

Đang là một học sinh chăm chỉ học hành, bạn T.H (học sinh lớp 7) bỗng trở nên chán học, học không tập trung, thường ngủ gục,... kể từ khi em chuyển sang học online. Bạn cũng ít nói chuyện với ông bà, cha mẹ như trước. Hay như tình trạng của bạn Nh, trải qua thời kì dài học online do dịch bệnh, lần đầu tiên trải nghiệm, bạn háo hức được mấy ngày đầu. Sau đó, ngày nào bạn cũng than chán, mệt và không thích học. Ngược lại, S (học sinh lớp 8) thì lại dành quá nhiều thời gian học và làm bài tập trên máy tính khiến đầu óc luôn trong trạng thái căng thẳng, mắt kém do tiếp xúc với máy tính nhiều, không có thời gian và điều kiện để vui chơi giải trí. Gần như bạn ở lì trong phòng riêng với máy tính cả ngày, tính nết trở nên lặng lẽ, dễ cáu kỉnh.”

Qua những câu chuyện trên, theo em, học sinh có thể làm gì để ứng phó với tâm lí căng thẳng khi học online?

  • A. Học sinh cần sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để chống lại căng thẳng, thuốc mắt để làm tăng thị lực, tránh mỏi mắt. Học sinh cũng cần tìm những thú vui mới để tránh sự nhàm chán của việc học online.
  • B. Học sinh có thể nghỉ học một vài hôm nếu cảm thấy mệt mỏi, chán nản để lấy lại tinh thần.
  • C. Trong giờ học, học sinh nên đề nghị thầy cô cho hoạt động nhiều hơn, ví dụ như thảo luận, hát, kể chuyện hài,… tránh tình trạng chỉ ngồi lì nghe giảng. Ngoài giờ học thì cần giảm thiểu thời gian ngồi trước máy tính, thay vào đó là nói chuyện, vui chơi với các thành viên trong gia đình.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu tục ngữ “Giận quá mất khôn” cho em bài học gì về ứng phó với căng thẳng tâm lí?

  • A. Không nên chơi với con giận vì loài vật này có thể khiến chúng ta mất đi sự khôn ngoan vốn có.
  • B. Sự tức giận khi vượt quá sự thông minh sẽ khiến cho ta lầm đường, lạc lối vì vậy hãy bớt giận, nóng nảy và cần cân bằng lối sống.
  • C. Tức giận quá sẽ khiến ta căng thẳng, rối trí và từ đó làm cho ta không có được những suy nghĩ sáng suốt như khi ở trạng thái bình thường.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Tình huống gây căng thẳng là những tình huống như thế nào?

  • A. Là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người.
  • B. Là những tình huống làm cho con người suy sụp, rơi vào vực thẳm chết chóc và không thể gượng lại được.
  • C. Là những tình huống làm ta cảm thấy khó chịu trong người, cần phải đi ăn hay làm gì đó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Qua tình huống “Bài kiểm tra môn Vật lí của Nam được 5 điểm nên cậu buồn và lo lắng vì sợ về nhà bị mẹ mắng bởi bạn thường được điểm cao. Nam đã giấu bài kiểm tra đi nhưng bị mẹ phát hiện. Nam hứa với mẹ sẽ làm bài kiểm tra thật tốt trong dịp thi cuối học kì để gỡ lại điểm. Tuy nhiên, trong giờ thi việc nhất định phải được điểm cao khiến Nam căng thẳng, không nhớ được công thức. Để giải quyết việc này, Nam đã mở tài liệu và bị huỷ bài thi. Vì quá sợ mẹ nên Nam đã đi lang thang, Nam không dám về nhà.”, theo em, học sinh trung học cơ sở cần làm gì để ứng phó với áp lực học tập và kì vọng của gia đình?

  • A. Đối với bản thân: phải chịu khó học tập, không được lười biếng. Đối với gia đình: phải chia sẻ, giãi bày những khó khăn, căng thẳng mà mình gặp phải để cùng tìm hướng giải quyết, đặc biệt không được tự ý hành xử như bạn Nam trong tình huống.
  • B. Cần phải học tập với một tần suất cao, liên tục sử dụng các loại thuốc an thần đặc hiệu để tránh căng thẳng và đạt được kì vọng của gia đình. Tuyệt đối không được tự ý hành xử như bạn Nam trong tình huống.
  • C. Cần phải yêu cầu gia đình làm theo những gì mà mình nghĩ và mình muốn nêu không thì đe doạ sẽ bỏ nhà ra đi như bạn Nam trong tình huống.
  • D. Học sinh trung học cơ sở không thể tự quyết định hành vi và vận mệnh của mình được nên việc ứng phó với áp lực học tập và kì vọng của gia đình là chuyện của nhà trường và Bộ Giáo dục.

Câu 7: Suy nghĩ của ai trong những tình huống dưới đây là đúng?

  • A. Gần đây Tuyết và bố mẹ có chuyện hiểu nhầm. Tuyết cho rằng bố mẹ không thương yêu mình nên không muốn nói chuyện và xa cách với bố mẹ
  • B. Hùng đang rất chán nản và thất vọng vì kết quả thi học kì của mình. Thấy Hùng như vậy nên Dương nghĩ sẽ rủ Hùng đi đá bóng và tâm sự với Hùng cho Hùng bớt buồn.
  • C. Vy đang rất đau lòng vì một người thân trong gia đình mới qua đời. Vy tìm đến bia vì cho rằng rượu bia khiến Vy quên đi được nỗi đau này.
  • D. Một số bạn trong lớp có phần xa lánh Hà vì Hà là con nhà nghèo, quần áo không đẹp. Điều này khiến Hà xấu hổ, buồn bực và cho rằng đó là do lỗi của bố mẹ.

Câu 8: “Mẹ G có quan niệm rằng mỗi người đều phải cố gắng mọi lúc mọi nơi nên thường đặt ra những tiêu chí cho G phấn đấu, lỗ lực. Khi G đã đạt được tiêu chí nào thì mẹ G sẽ nâng tiêu chí đó lên một mức mới. Còn khi G không đạt được chỉ tiêu thì mẹ G sẽ quát mắng, trách móc, bắt G phải học nhiều hơn nữa, đã lên số 1 của lớp thì phải lên được số 1 của trường,… G luôn cảm thấy căng thẳng”.

Nguyên nhân nào gây ra căng thẳng cho G?

  • A. G không đủ năng lực để tiến đến những bậc cao trong học tập.
  • B. G không có một phương pháp học tập tốt để đáp ứng tiêu chỉ của mẹ.
  • C. Mẹ G đã tạo ra áp lực học tập quá lớn cho G.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Khi những căng thẳng vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ gây ra:

  • A. Những ảnh hưởng tiêu cực khiến con người rơi vào hố sâu tuyệt vọng, khiến con người chết trong cái bẫy vô hình mà không thể nào thoát ra.
  • B. Những ảnh hưởng tiêu cực khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần, mất niềm tin và phương hướng trong cuộc sống.
  • C. Những chấn thương về thể chất và tinh thần, làm suy yếu đi năng lực đóng góp cho cộng đồng, xã hội.
  • D. Cả B và C.

Câu 10: Đâu không phải một biệu hiện khi căng thẳng?

  • A. Cơ thể mệt mỏi
  • B. Mặt tái ngắt, tim ngừng đập
  • C. Luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung
  • D. Dễ cáu gắt, tức giận.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánAACCA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánABCBB



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: “Trong trận đấu bóng đá hôm chủ nhật vừa rồi giữa những thanh niên trong làng, X đã có một suất trong đội hình ra sân. X đã sút rất nhiều nhưng không thể ghi được bàn nào. Không nản chí, với sự quyết tâm của mình, anh cuối cùng cũng ghi được 1 bàn vào những phút cuối hiệp 2, qua đó giúp đội của anh chiến thắng”.

Nguyên nhân nào gây ra căng thẳng cho X?

  • A. X đã sút trượt rất nhiều
  • B. Trận đấu quá căng thẳng, làm X chịu áp lực
  • C. X một mặt thì đòi hỏi quá cao ở bản thân, mặt khác thì X không có người đến cổ vũ.
  • D. X không bị căng thẳng.

Câu 2: Một nguyên nhân khách quan gây ra căng thẳng có thể là:

  • A. Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.
  • B. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.
  • C. Những thành công ở giai đoạn đầu
  • D. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật trên thế giới.

Câu 3: Câu tục ngữ “Giận quá mất khôn” cho em bài học gì về ứng phó với căng thẳng tâm lí?

  • A. Không nên chơi với con giận vì loài vật này có thể khiến chúng ta mất đi sự khôn ngoan vốn có.
  • B. Sự tức giận khi vượt quá sự thông minh sẽ khiến cho ta lầm đường, lạc lối vì vậy hãy bớt giận, nóng nảy và cần cân bằng lối sống.
  • C. Tức giận quá sẽ khiến ta căng thẳng, rối trí và từ đó làm cho ta không có được những suy nghĩ sáng suốt như khi ở trạng thái bình thường.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Một nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng có thể là:

  • A. Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống
  • B. Luôn có tinh thần tự tôn dân tộc.
  • C. Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề
  • D. Sống vô tư, không nghĩ đến chuyện ngày mai, sau này

Câu 5: Đâu là cách giải quyết hợp lí cho X trong trường hợp: “X cảm thấy mệt mỏi, uể oải suốt ngày”?

  • A. X nên uống thuốc hạ sốt để khỏi ốm.
  • B. X nên đi gặp bác sĩ để điều trị bệnh mất trí nhớ của mình.
  • C. X nên đi tập thể dục, chơi thể thao hay học một thứ gì đó để cảm thấy tươi mới.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Tình huống nào dưới đây có thể gây ra căng thẳng?

  • A. H được cô giáo khen thưởng vì đã dám đứng lên chỉ trích những việc làm không đúng của các bạn trong lớp.
  • B. K giải thích cho những người bạn của mình hiểu ra rằng K không phải người xấu như mọi người vẫn nghĩ.
  • C. Tới ngày chủ nhật này, M sẽ có trận đấu thứ 1040 cho câu lạc bộ của anh. Với bản lĩnh và kinh nghiệm dày dặn, anh quyết tâm sẽ nghiền nát các đối thủ.
  • D. X gặp khó khăn trong cuộc sống và phải đi vay giật để có tiền trang trải cuộc sống. X tính kiếm việc làm để trả nợ nhưng ngày qua ngày vẫn không tìm được công việc nào.

Câu 7: “Gia đình Tô không được hạnh phúc. Bố mẹ cậu thường xuyên xảy ra cãi vã. Mỗi lần như vậy Tô cảm thấy rất chán nản, cậu thường bỏ nhà ra cửa hàng chơi game online. Có lần cậu ở lì tại cửa hàng 3 ngày chỉ ăn bánh mì và mì tôm cho qua bữa.”

Em nhận xét gì về việc Tô bỏ nhà và chơi game online mỗi khi bố mẹ cãi nhau? Em có lời khuyên gì cho bạn trong tình huống trên?

  • A. Tình huống không hợp lí: làm gì có chuyện một học sinh lớp 7 có thể ra ngoài quán net chơi mấy ngày mấy đêm mà bố mẹ không đi tìm. Nếu ở một gia đình như vậy thì Tô cũng chẳng làm gì hơn được.
  • B. Việc làm của Tô là hợp lí. Cuộc sống của con người không thể nào ở trong trạng thái căng thẳng được. Chơi game như vậy là một hình thức ứng phó với căng thẳng rất tốt. Tô nên phát huy.
  • C. Việc làm của Tô là không phù hợp. Việc làm đó thể hiện sự bất hiếu, không giúp đỡ bố mẹ, những người đã sinh ra mình, khi gặp khó khăn. Tô nên dùng số tiền đi chơi game để mua cái gì đó cho bố mẹ.
  • D. Việc làm của Tô là không nên. Việc làm đó thể hiện sự né tránh và vấn đề sẽ mãi không thể được giải quyết. Tô nên khuyên can hay tìm sự trợ giúp ở người khác khi thấy bố mẹ cãi nhau, đồng thời thường xuyên nói chuyện với họ để tìm cách giải quyết vấn đề.

Câu 8: Đâu là một cách để ứng phó với căng thẳng?

  • A. Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức
  • B. Học tập và làm việc không ngừng nghỉ như các tỉ phú
  • C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ nội khoa
  • D. Tự tử

Câu 9: “Bài kiểm tra môn Vật lí của Nam được 5 điểm nên cậu buồn và lo lắng vì sợ về nhà bị mẹ mắng bởi bạn thường được điểm cao. Nam đã giấu bài kiểm tra đi nhưng bị mẹ phát hiện. Nam hứa với mẹ sẽ làm bài kiểm tra thật tốt trong dịp thi cuối học kì để gỡ lại điểm. Tuy nhiên, trong giờ thi việc nhất định phải được điểm cao khiến Nam căng thẳng, không nhớ được công thức. Để giải quyết việc này, Nam đã mở tài liệu và bị huỷ bài thi. Vì quá sợ mẹ nên Nam đã đi lang thang, Nam không dám về nhà.”

Em nhận xét thế nào về cách ứng phó của Nam trước tình huống gây tâm lí căng thẳng Nam gặp phải?

  • A. Cách ứng phó của Nam là không phù hợp. Việc Nam giấu bài kiểm tra bị điểm thấp đi cho thấy Nam là một người hèn nhát, không dám đương đầu với những khó khăn.
  • B. Cách ứng phó của Nam là không phù hợp. Việc gian lận trong thi cử là một việc làm sai; việc không về nhà sẽ khiến gia đình lo lắng, và có thể gây ra hậu quả khó lường.
  • C. Cách ứng phó của Nam là hợp lí. Với những bà mẹ độc ác và ngu ngốc như vậy thì bỏ nhà ra đi là một giải pháp hay để thoát khỏi cái gông cùm cứng nhắc.
  • D. Cách đối phó của Nam là hợp lí vì làm thế sẽ khiến mẹ Nam sợ hãi và không dám ép buộc Nam phải được điểm cao nữa. Còn việc gian lận trong lúc thi thì cũng chỉ là do ép buộc.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Mất ngủ là một biểu hiện về mặt thể chất khi căng thẳng
  • B. Chán ăn là một biểu hiện về mặt tinh thần khi căng thẳng
  • C. Cáu kỉnh, gây gổ là một biểu hiện về mặt hành vi khi căng thẳng
  • D. Lo lắng, sợ hãi là một biểu hiện về mặt cảm xúc khi căng thẳng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDBCCC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDDABB



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Nêu những biểu hiện căng thẳng

Câu 2 (4 điểm). Em hãy nêu trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Biểu hiện khi căng thẳng:  + Cơ thể mệt mỏi;  + Luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung;  + Hay lo lắng, buồn bực;  + Dễ cáu gắt, tức giận;  + Không muốn tiếp xúc với mọi người, thích ở một mình;...

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Tìm hiểu nguyên nhân vấn đề.  - Tìm các cách để giải quyết vấn đề.  - Chọn cách giải quyết khả thi nhất.  - Tiến hành giải quyết các vấn đề đó.  - Vượt qua sự căng thẳng.

4 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng

Câu 2 (4 điểm). Kể tên những tình huống dẫn đến căng thẳng mà em đã gặp

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Nguyên nhân khách quan:  + Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân;  + Ssự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân;  + Gặp khó khăn, thất bại, biến cô trong đời sống;...  - Nguyên nhân chủ quan:  + Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối  + Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề;  + Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao;...

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Trong cuộc sống, em đã gặp những tình huống dẫn đến căng thẳng như:  + Làm bài thi cuối kì không tốt.  + Khi bố mẹ đi họp phụ huynh về.

Khi đó, em sẽ cảm thấy lo sợ, không dám đối diện với bố mẹ

4 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Một nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng có thể là:

  • A. Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống
  • B. Luôn có tinh thần tự tôn dân tộc.
  • C. Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề
  • D. Sống vô tư, không nghĩ đến chuyện ngày mai, sau này

Câu 2. Đâu là một cách để ứng phó với căng thẳng?

  • A. Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức
  • B. Học tập và làm việc không ngừng nghỉ như các tỉ phú
  • C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ nội khoa
  • D. Tự tử

Câu 3“Trong trận đấu bóng đá hôm chủ nhật vừa rồi giữa những thanh niên trong làng, X đã có một suất trong đội hình ra sân. X đã sút rất nhiều nhưng không thể ghi được bàn nào. Không nản chí, với sự quyết tâm của mình, anh cuối cùng cũng ghi được 1 bàn vào những phút cuối hiệp 2, qua đó giúp đội của anh chiến thắng”.

Nguyên nhân nào gây ra căng thẳng cho X?

  • A. X đã sút trượt rất nhiều
  • B. Trận đấu quá căng thẳng, làm X chịu áp lực
  • C. X một mặt thì đòi hỏi quá cao ở bản thân, mặt khác thì X không có người đến cổ vũ.
  • D. X không bị căng thẳng.

Câu 4. Suy nghĩ của ai trong những tình huống dưới đây là đúng?

  • A. Gần đây Tuyết và bố mẹ có chuyện hiểu nhầm. Tuyết cho rằng bố mẹ không thương yêu mình nên không muốn nói chuyện và xa cách với bố mẹ
  • B. Hùng đang rất chán nản và thất vọng vì kết quả thi học kì của mình. Thấy Hùng như vậy nên Dương nghĩ sẽ rủ Hùng đi đá bóng và tâm sự với Hùng cho Hùng bớt buồn.
  • C. Vy đang rất đau lòng vì một người thân trong gia đình mới qua đời. Vy tìm đến bia vì cho rằng rượu bia khiến Vy quên đi được nỗi đau này.
  • D. Một số bạn trong lớp có phần xa lánh Hà vì Hà là con nhà nghèo, quần áo không đẹp. Điều này khiến Hà xấu hổ, buồn bực và cho rằng đó là do lỗi của bố mẹ.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Nêu tác hại của trạng thái căng thẳng.

Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra biểu hiện của cơ thể em khi bị căng thẳng

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCADB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Căng thẳng gây ra những tác động xấu đến sức khỏe như ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ cơ, hệ tim mạch,…  - Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần  - Làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người xung quanh và đến việc học tập, lao động.4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

 - Khi bị căng thẳng, cơ thể em có những biểu hiện như:  + Lo lắng, sợ hãi.  + Buồn bã, không thể tập trung làm việc gì.  + Dễ nổi cáu, bực bội, trở nên nóng tính với mọi người.

2 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Tình huống gây căng thẳng là những tình huống như thế nào?

  • A. Là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người.
  • B. Là những tình huống làm cho con người suy sụp, rơi vào vực thẳm chết chóc và không thể gượng lại được.
  • C. Là những tình huống làm ta cảm thấy khó chịu trong người, cần phải đi ăn hay làm gì đó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2. “Mẹ G có quan niệm rằng mỗi người đều phải cố gắng mọi lúc mọi nơi nên thường đặt ra những tiêu chí cho G phấn đấu, lỗ lực. Khi G đã đạt được tiêu chí nào thì mẹ G sẽ nâng tiêu chí đó lên một mức mới. Còn khi G không đạt được chỉ tiêu thì mẹ G sẽ quát mắng, trách móc, bắt G phải học nhiều hơn nữa, đã lên số 1 của lớp thì phải lên được số 1 của trường,… G luôn cảm thấy căng thẳng”.

Nguyên nhân nào gây ra căng thẳng cho G?

  • A. G không đủ năng lực để tiến đến những bậc cao trong học tập.
  • B. G không có một phương pháp học tập tốt để đáp ứng tiêu chỉ của mẹ.
  • C. Mẹ G đã tạo ra áp lực học tập quá lớn cho G.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3.  Đâu không phải một biệu hiện khi căng thẳng?

  • A. Cơ thể mệt mỏi
  • B. Mặt tái ngắt, tim ngừng đập
  • C. Luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung
  • D. Dễ cáu gắt, tức giận.

Câu 4. Tình huống nào dưới đây có thể gây ra căng thẳng?

  • A. H được cô giáo khen thưởng vì đã dám đứng lên chỉ trích những việc làm không đúng của các bạn trong lớp.
  • B. K giải thích cho những người bạn của mình hiểu ra rằng K không phải người xấu như mọi người vẫn nghĩ.
  • C. Tới ngày chủ nhật này, M sẽ có trận đấu thứ 1040 cho câu lạc bộ của anh. Với bản lĩnh và kinh nghiệm dày dặn, anh quyết tâm sẽ nghiền nát các đối thủ.
  • D. X gặp khó khăn trong cuộc sống và phải đi vay giật để có tiền trang trải cuộc sống. X tính kiếm việc làm để trả nợ nhưng ngày qua ngày vẫn không tìm được công việc nào.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Hãy nêu một sô tình huống căng thẳng thường gặp

Câu 2 (2 điểm): Những ảnh hưởng mà tâm lý căng thẳng gây ra

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánACBD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Một số tình huống gây căng thẳng thường gặp:  + Kết quả học tập, thi cử không mong muốn;  + Bị bạn bè xa lánh;  + Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm;  + Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn;....4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

 - Khi những căng thẳng vượt qua ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần, mất niềm tin và phương pháp trong cuộc sống.

2 điểm

=> Giáo án công dân 7 cánh diều bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay