Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 cánh diều Bài 4: học tập tự giác, tích cực

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục công dân 7 cánh diều Bài 4: học tập tự giác, tích cực. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 4: HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của tự giác, tích cực trong học tập ?

  • A. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
  • B. Người tự giác, tích cực trong học tập sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.
  • C. Tự giác, tích cực giúp chúng ta không ngừng tiến bộ trong học tập.
  • D. Tự giác, tích cực trong học tập giúp nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người.

Câu 2: Tự giác học tập là:

  • A. Chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người.
  • B. Chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.
  • C. Chỉ quan tâm đến công việc của lớp.
  • D. Học trên lớp, về nhà không cần học.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực ?

  • A. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi.
  • B. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
  • C. Không làm bài tập về nhà.
  • D. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.

Câu 4: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện ở người học tập tự giác , tích cực?

  • A.   có mục tiêu học tập rõ ràng.
  • B.   chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.
  • C.   Ít khi tham gia những hoạt động, cuộc thi tại trường, lớp.
  • D.   hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập ?

  • A. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
  • B. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.
  • C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.
  • D. Chỉ những người đang trong hoàn cảnh khó khăn mới cần tích cực, tự giác trong công việc.

Câu 6: Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên làm gì?

  • A. Làm việc riêng trong giờ học.
  • B. Tiếp thu tri thức một cách thụ động
  • C. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí. 
  • D. Chép bài của bạn trong giờ kiễm tra.

Câu 7: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự học tập tự giác, tích cực?

  • A.   Chủ động trong nhiệm vụ học tập, không để ai phải nhắc nhở.
  • B.   Từ chối tham gia những hoạt động, cuộc thi tại trường, lớp.
  • C.   Luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập.
  • D. Đối với bài tập nhóm luôn hoàn thành đúng hạn và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình.

Câu 8: Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta những gì? 

  • A. Có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng.
  • B. Nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn.
  • C. Có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới.
  • D. Thành công trong cuộc sống và được mọi người tin yêu, quý mến.

Câu 9: Nhận định nào đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập ?

  • A. Người tích cực trong công việc thường bị lợi dụng và chịu thiệt thòi.
  • B. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
  • C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
  • D. Chỉ những bạn học kém mới cần tự giác, tích cực học tập.

Câu 10: Học sinh cần làm những gì để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập?

  • A. Bỏ bê công việc học để đi chơi
  • B. Cần góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập để các bạn đạt kết quả tốt hơn. 
  • C. Luôn mong sự giúp đỡ từ người khác.
  • D. Dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDBDCD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCBDBB



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây đề cao tinh thần học tập tự giác, tích cực?

  • A.   Đường dài mới biết ngựa hay.
  • B.   Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
  • C.   Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
  • D.   Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.

Câu 2: Ý kiến nào sau đây là đúng khi bàn về lợi ích của việc học tập tự giác, tích cực?

  • A. Việc học tập tự giác, tích cực thu được nhiều tiền.
  • B. Việc học tập tự giác, tích cực có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết.
  • C. Việc học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng.
  • D. Việc học tập tự giác, tích cực đạt được mọi mục đích.

Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng khi bàn về học tập tự giác, tích cực?

  • A.   Học sinh tự giác, tích cực sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.
  • B.   Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.
  • C.   Khi thầy cô giao bài tập, chỉ cần làm đủ, không cần phải đúng.
  • D.   Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập ?

  • A. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
  • B. Chỉ những người đang trong hoàn cảnh khó khăn mới cần tích cực, tự giác trong công việc.
  • C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.
  • D. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.

Câu 5: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự học tập tự giác, tích cực?

  • A.   Chủ động trong nhiệm vụ học tập, không để ai phải nhắc nhở.
  • B.   Luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập.
  • C.   Từ chối tham gia những hoạt động, cuộc thi tại trường, lớp.
  • D.   Cả 2 phương án A, B.

Câu 6: Câu ca dao nào dưới đây thể hiện tinh thần học tập tự giác, tích cực?

  • A.   Thiếu cơm thiếu áo chẳng màng/ Thiếu tình đoàn kết, xóm làng không vui.
  • B.   Một hòn chẳng đắp nên non/ Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn.
  • C.   Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài/ Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
  • D.   Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Câu 7: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của tự giác, tích cực trong học tập ?

  • A. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
  • B. Tự giác, tích cực trong học tập giúp nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người.
  • C. Tự giác, tích cực giúp chúng ta không ngừng tiến bộ trong học tập.
  • D. Người tự giác, tích cực trong học tập sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

Câu 8: Em đồng ý với tình huống nào sau đây khi bàn về học tập tự giác, tích cực?

  • A. Tiến thường cố gắng hoàn thành bài tập trước thời hạn.
  • B. Mỗi khi gặp bài khó, Cúc thường lên mạng tìm lời giải và chép đáp án vào cho nhanh.
  • C. Mỗi khi làm bài tập nhóm, Biên luôn nộp bài chậm và nhờ các bạn hoàn thành nhiệm vụ  được nhóm phân công.
  • D. Danh thường từ chối mỗi khi được lớp phân công tìm tài liệu cho bài thuyết trình.

Câu 9: Những lời nói nào sau đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

  • A.   Còn ba bài nữa thôi . Cố lên!
  • B.   Mình sẽ xem lại bài giảng của cô đế giải cho bằng được bài này.
  • C.   Mình sẽ quyết tâm đạt kết quả như kế hoạch đã lập ra .
  • D.   Con đã ôn bài chưa ?- “Đã kiểm tra ngay đâu mà bố mẹ lo”.

Câu 10: Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực ?

  • A. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
  • B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.
  • C. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học. 
  • D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBBABC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCBADA



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Nêu những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

Câu 2 (4 điểm). Mỗi khi thấy, cô giáo giao nhiệm vụ cho nhóm của Tuấn, bạn thường không để tâm vì nghĩ rằng trong nhóm có nhiều người làm rối, mình không làm cũng không ảnh hưởng gì đến kết quả của nhóm.

Nếu là thành viên trong nhóm, em sẽ khuyên Tuấn điều gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Học tập tự giác, tích cực biểu hiện ở:

 - Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn và tự giác.  - Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài tập đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm,…).  - Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.  - Lập ra kế hoạch học tập tích cực phù hợp.  - Luôn tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, bạn bè và bố mẹ

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Em sẽ khuyên Tuấn: trong quá trình học nhóm, thái độ học tập và kết quả của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng lớn để kết quả chung của cả nhóm, vì vậy, Tuấn nên tự giác, tích cực tham gia vào hoạt động học tập chung của nhóm và hoàn thành nhiệm vụ mà nhóm đã phân công.

4 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Nêu những biểu hiện của việc học tập không tự giác, tích cực

Câu 2 (4 điểm). Hãy nêu quan điểm của em về ý kiến sau: “Chỉ những bạn học sinh giỏi mới học tập tự giác, tích cực”

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Không tích cực, không có hứng thú trong học tập  - Lười biếng, trốn tránh nhiệm vụ  - Ngại khó không tham gia các hoạt động học tập  - Học uể oải, đối phó, sơ sài, qua loa, dựa dẫm vào người khác  - Phải thúc giục mới học...

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Không đồng tình, và học tập tự giác, tích cực là yêu cầu đối với tất cả mọi người. Việc học tập tự giác, tích cực sẽ giúp cho mỗi chúng ta không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ, thành công trong cuộc sống...

4 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A.   Trách nhiệm của học sinh.
  • B.   Học tập tự giác, tích cực.
  • C.   Cần cù lao động.
  • D.   Tinh thần hiếu học.

Câu 2. Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, mỗi học sinh cần phải làm những việc nào dưới đây ?

  • A. Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
  • B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích.
  • C. Xây dựng mục tiêu cho bản thân.
  • D. Tích cực tham gia mọi hoạt động.

Câu 3. Nhận định nào đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập ?

  • A. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
  • B. Chỉ những bạn học kém mới cần tự giác, tích cực học tập.
  • C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
  • D. Người tích cực trong công việc thường bị lợi dụng và chịu thiệt thòi.

Câu 4. Học tập tự giác, tích cực được thể hiện qua những việc nào dưới đây ?

  • A. Không có trách nhiệm thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
  • B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích.
  • C. Xây dựng mục tiêu cho bản thân.
  • D. Chỉ tham gia các hoạt động khi được yêu cầu.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực là gì?

Câu 2 (2 điểm): Theo em, nên góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập như thế nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBCAC

 

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta:

 - Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.  - Rèn được tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ.  - Thành công trong cuộc sống và được mọi người tin yêu, quý mến.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tích cực, tự giác trong học tập như sau: Nhiệm vụ lớn nhất của chúng ta bây giờ là học. Không ai có thể học thay chúng ta được. Vì vậy, chúng ta phải tích cực, tự giác trong học tập để có thể chiếm lĩnh được tri thức cũng như tiến tới thực hiện những ước mơ sau này

2 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực đó là:

  • A. Hoàn thành nhiệm vụ mà không cần ai nhắc nhở.
  • B. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao. 
  • C. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.
  • D. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.  

Câu 2. Điền vào chỗ trống sau: “Muốn đạt được kết quả cao trong học tập không có gì quan trọng bằng....”

  • A.   Sự hạnh phúc.
  • B.   Tấm lòng yêu thương.
  • C.   Tinh thần học tập tự giác , tích cực.
  • D.   Tinh thần bất khuất, kiên cường.

Câu 3. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

  • A.   Được mọi người thừa nhận và tôn trọng.
  • B.   Bị bạn bè xa lánh, cô lập.
  • C.   Vất vả hơn so với những người khác.

Câu 4. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

  • A. Có được sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông của mọi người.
  • B. Bị bạn bè xa lánh, cô lập.
  • C. Vất vả hơn so với những người khác.
  • D. Được mọi người thừa nhận và tôn trọng.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Nêu những việc làm để duy trì thói quen học tập tự giác, tích cực.

Câu 2 (2 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến sau? Vì sao?

“Phải đặt ra mục tiêu học tập thật cao để có động lực phấn đấu.”

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánACAD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Chỉ ra được mục đích và động cơ học tập.  - Lập ra được kế hoạch học tập.  - Luôn chủ động học tập và rèn luôn tích cực.  - Luôn hoàn thành các nhiệm vụ học tập.  - Cần góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập để các bạn đạt kết quả tốt hơn.4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Không đồng tình. Vì: việc đặt mục tiêu học tập quá cao so với năng lực của bản thân dễ khiến cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản hoặc thất vọng (trong quá trình thực hiện); khi lập kế hoạch học tập, chúng ta nên đặt mục tiêu học tập vừa sức.

2 điểm

=> Giáo án công dân 7 cánh diều bài 4: Học tập tự giác, tích cực (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay