Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối Bài 25: sự phân bố các đới thiên nhiên trên trái đất
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối Bài 25: sự phân bố các đới thiên nhiên trên trái đất. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 25: SỰ PHÂN BỐ CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN TRÊN TRÁI ĐẤT
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Theo em, Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào?
- A. Cận nhiệt đới
- B. Hàn đới
- C. Cận nhiệt
- D. Nhiệt đới
Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây thực tế đã quy định tính chất nóng ẩm quanh năm của đới nóng?
- A. vị trí địa lí, diện tích đại dương lớn.
- B. diện tích rừng rậm lớn.
- C. diện tích lục địa lớn, có địa hình đón gió ẩm.
- D. khu vực có gió Tín phong thổi quanh năm.
Câu 3: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?
- A. Gió Tín phong.
- B. Gió Đông cực.
- C. Gió Tây ôn đới.
- D. Gió mùa.
Câu 4: Loại rừng nào có diện tích rộng nhất trên Trái Đất?
- A. Rừng mưa nhiệt đới
- B. Rừng Tai-ga
- C. Xa-van
- D. Rừng ngập mặn
Câu 5: Loài động vật chủ yếu ở các quốc gia châu Âu là:;
- A. Các loài bò sát
- B. Các loài di cư và ngủ đông
- C. Các loài động vật leo trèo giỏi như khỉ, gấu túi, vượn,…
- D. Chim cánh cụt
Câu 6: Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là?
- A. Dòng biển
- B. Địa hình
- C. Vĩ độ
- D. Vị trí gần hay xa biển
Câu 7: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?
- A. Gió Tây ôn đới.
- B. Gió mùa.
- C. Gió Tín phong.
- D. Gió Đông cực.
Câu 8: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới ôn hòa?
- A. Gió Tín phong.
- B. Gió Đông cực.
- C. Gió Tây ôn đới.
- D. Gió Tây Nam.
Câu 9: Các quốc gia vùng ôn đới thích hợp trông loại cây gì?
- A. Nho, ô liu, lúa mì, khoai tây,…
- B. Cây gia vị, lúa nước
- C. Hạt điều, cà phê, cao su
- D. Các loại cây ăn quả như bưởi, cam, vải, nhãn,…
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?
- A. Quanh năm nóng.
- B. Có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ.
- C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm.
- D. Có gió Tín phong thổi thường xuyên.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | A | B | B | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | C | C | A | B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Giới hạn của hàn đới là?
- A. Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
- B. Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
- C. Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
- D. Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam đến vòng cực Bắc
Câu 2: Ý nào sau đây là không đúng khi nói về các đới thiên nhiên trên Trái Đất?
- A. Các đới thiên nhiên có sự khác nhau về sinh vật và đất.
- B. Các đới thiên nhiên hình thành trên nến các đới khí hậu khác nhau.
- C. Nơi có nhiệt độ trung bình năm cao sẽ hình thành đới ôn hoà.
- D. Cảnh quan trong một đới thiên nhiên khác nhau ở các khu vực do sự khác nhau về chế độ mưa.
Câu 3: Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là đặc điểm của đới khí hậu nào sau đây?
- A. Đới lạnh (hàn đới).
- B. Đới cận nhiệt.
- C. Đới nóng (nhiệt đới).
- D. Đới ôn hòa (ôn đới).
Câu 4: Nhận định đúng về đặc điểm hai đới ôn hòa là?
- A. Lượng nhiệt nhận được cao, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
- B. Lượng nhiệt nhận được thấp, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
- C. Lượng nhiệt nhận được ít, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
- D. Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?
- A. Quanh năm nóng.
- B. Có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ.
- C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm.
- D. Có gió Tín phong thổi thường xuyên.
Câu 6: Nguyên nhân nào sau đây quy định tính chất nóng ẩm quanh năm của đới nóng?
- A. vị trí địa lí, diện tích đại dương lớn.
- B. diện tích rừng rậm lớn.
- C. diện tích lục địa lớn, có địa hình đón gió ẩm.
- D. khu vực có gió Tín phong thổi quanh năm.
Câu 7: Ý nào sau đây không đúng khi nói về khí hậu Việt Nam?
- A. Việt Nam nằm ở đới ôn hòa, khí hậu trong năm có sự phân mùa rõ rệt.
- B. Kiểu khí hậu điển hình của Việt Nam là nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều
- C. Miền Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh, khô do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
- D. B và C
Câu 8: Vì sao ở đới nóng, thực vật chủ yếu là những loài cỏ cao, không có nhiều cây với tán lá rộng?
- A. Vì ở đới nóng mùa khô kéo dài, cây cối phải thay đổi để thích nghi với môi trường.
- B. Vì ở khu vực này loại đất chủ yếu là đất pốt dôn, nghèo chất dinh dưỡng khiến thực vật kém phát triển
- C. Do sự tác động của con người làm thay đổi thảm thực vật
- D. A và B
Câu 9: Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là?
- A. Dòng biển
- B. Địa hình
- C. Vĩ độ
- D. Vị trí gần hay xa biển
Câu 10: Dựa vào đặc điểm các đới khí hậu đã học, theo em, các quốc gia ở vùng khí hậu nào thuận lợi để phát triển nông nghiệp lúa nước?
- A. Vùng ôn đới
- B. Vùng cận xích đạo
- C. Đới nóng
- D. Các quốc gia ven biển
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | C | C | D | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | A | A | C | C |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Kể tên các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Nêu đặc điểm khí hậu của từng đới
Câu 2 (4 điểm). Em hãy xác định phạm vi của các đới thiên nhiên trên Trái Đất
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Các đới thiên nhiên trên Trái Đất: Đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh. - Đặc điểm của từng đới: + Đới nóng (nhiệt đới) quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20°C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến trên 2 000 mm. Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch. + Hai đới ôn hoà (ôn đới) có nhiệt độ không khí trung bình năm dưới 20°C, tháng nóng nhất không thấp hơn 10°C. Các mùa trong năm rất rõ rệt. Lượng mưa trung bình năm dao động từ 500 mm đến 1000 mm. Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới. + Hai đới lạnh (hàn đới) là khu vực có băng tuyết hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm đều dưới 10°C. Lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm. Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | - Phạm vi các đới thiên nhiên: + Đới nóng khoảng từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam. + Hai đới ôn hòa khoảng từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam. + Hai đới lạnh khoảng từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm của Xa van và rừng Tai-ga?
Câu 2 (4 điểm). Xavan và thảo nguyên khác nhau như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Ở xa van (đới nóng), mùa khô kéo dài, thực vật chủ yếu là các loài cỏ cao, lác đác xuất hiện cây thân gỗ ưa khô. Có các loài động vật ăn cỏ (linh dương, ngựa vằn,...), các loài ăn thịt (sư tử, linh cẩu, kền kền, ...),... - Rừng Tai-ga phân bố ở vùng ôn đới lạnh. Đây là rừng có diện tích rộng nhất trên Trái Đất (chiếm 9% diện tích Trái Đất). Đất pốt dân nghèo dinh dưỡng. Thực vật chủ yếu là cây lá kim: thông, linh sam, vân sam, tuyết tùng,... Động vật chủ yếu là sóc, nhúm, gấu nâu, chó sói, hổ Tai-ga,... | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | - Thảo nguyên là một khu vực chủ yếu là cỏ và các loại cây không thân gỗ khác. Có lượng mưa từ 250-750 mm/năm. Trong vùng thường xảy ra hỏa hoạn và hạn hán. - Xa van là đồng cỏ nằm gần Xích đạo hơn thảo nguyên. Ngoài cỏ, xa van còn có cây bụi và cây nhỏ rải rác. Vùng có lượng mưa tới 1200 mm/năm | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Nguyên nhân nào sau đây quy định tính chất nóng ẩm quanh năm của đới nóng?
- A. vị trí địa lí, diện tích đại dương lớn.
- B. diện tích rừng rậm lớn.
- C. diện tích lục địa lớn, có địa hình đón gió ẩm.
- D. khu vực có gió Tín phong thổi quanh năm.
Câu 2. Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là đặc điểm của đới khí hậu nào sau đây?
- A. Đới lạnh (hàn đới).
- B. Đới cận nhiệt.
- C. Đới nóng (nhiệt đới).
- D. Đới ôn hòa (ôn đới).
Câu 3. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đường chí tuyến?
- A. 1
- B. 3
- C. 2
- D. 4
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?
- A. Quanh năm nóng.
- B. Có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ.
- C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm.
- D. Có gió Tín phong thổi thường xuyên
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Tại sao nói rằng sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật?
Câu 2 (2 điểm): Kể tên một số loài động vật đặc trưng của từng đới khí hậu
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | C | C | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | - Các loài thực vật và các loài động vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chủ yếu đó là mối quan hệ về thức ăn và nơi cư trú, do vậy sự phân bố của thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố của động vật. - Khi thực vật bị tàn phá, thì động vật cũng bị diệt vong, vì động vật mất nơi cư trú và nguồn thức ăn từ thực vật | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Đới nóng: các loài bò sát như cá sấu, rắn,… ếch, trăn, khỉ,… - Đới ôn hòa: hươu, chó sói, sóc, … - Đới lạnh: hải cẩu, cá voi, chim cánh cụt, tuần lộc,… | 2 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đường chí tuyến?
- A. 1
- B. 3
- C. 2
- D. 4
Câu 2. Giới hạn của hàn đới là?
- A. Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
- B. Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
- C. Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
- D. Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam đến vòng cực Bắc
Câu 3. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới ôn hòa?
- A. Gió Tín phong.
- B. Gió Đông cực.
- C. Gió Tây ôn đới.
- D. Gió Tây Nam.
Câu 4. Giới hạn của hàn đới là?
- A. Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
- B. Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
- C. Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
- D. Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam đến vòng cực Bắc
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Bằng hiểu biết của mình, em hãy trình bày đặc điểm của những loài động vật ở đới lạnh nhằm thích nghi vs môi trường sống lạnh giá?
Câu 2 (2 điểm): Theo em, hệ động, thực vật ở đới nào là đa dạng và phong phú nhất? Vì sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | A | C | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Các loài động vật đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt là nhờ chúng có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi...),lớp lông dày(gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc...) hoặc bộ lông không thấm nước(chim cánh cụt...). Chúng thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá. | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Hệ động, thực vật đa dạng và phong phú nhất là ở Đới nóng vì Đới nóng có khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào (trung bình từ 1500 – 2000mm), độ ẩm không khí lớn (trên 80%) là điều kiện thuận lợi cho giới sinh vật sinh trưởng và phát triển | 2 điểm |