Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 6: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ, THÀNH PHẦN VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT TRONG MỘT CHU KÌ VÀ NHÓM

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Từ thích hợp điền vào chỗ trống là

“Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử có xu hướng …….. , độ âm điện của các nguyên tố có xu hướng ………”

  • A. giảm dần, tăng dần
  • B. tăng dần, tăng dần
  • C. tăng dần, giảm dần
  • D. giảm dần, giảm dần

Câu 2: Nguyên tử có kích thước nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn là

  • A. H
  • B. F
  • C. He
  • D. Cs

Câu 3: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử là

  • A. độ âm điện;
  • B. bán kính nguyên tử;
  • C. năng lượng ion hóa;
  • D. điện tích hạt nhân.

 

Câu 4: Theo độ âm điện của Pauling, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là

  • A. H
  • B. F
  • C. He
  • D. O

Câu 5: Cho phân tử HCl, biết cặp electron liên kết bị lệch về phía nguyên tử Cl. Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về độ âm điện của H và Cl?

  • A. χ(H) < χ(Cl)
  • B. χ(H) > χ(Cl)
  • C. χ(H) = χ(Cl)
  • D. χ(H) ≤ χ(Cl)

Câu 6: Cặp electron liên kết trong nguyên tử nào dưới đây không bị lệch về phía nguyên tử nào?

  • A. NH3
  • B. H2O
  • C. H2
  • D. CO2

Câu 7: Cho χ(H) = 2,2; χ(C) = 2,55; χ(N) = 3,04; χ(O) = 3,44; χ(F) = 3,98. Cặp electron liên kết bị lệch nhiều nhất trong phân tử nào dưới đây?

  • A. HF
  • B. NH3
  • C. H2O
  • D. CH4

Câu 8: Trong một chu kỳ, khi Z tăng thì

  • A. Hoá trị cao nhất với oxi tăng từ 1→7.
  • B. Hoá trị cao nhất với oxi tăng từ 1→8.                       
  • C. Hóa trị với hiđro tăng từ 1→7.             
  • D. Hóa trị với hiđro giảm từ 7→1.

Câu 9: Nguyên tố M thuộc chu kỳ 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Công thức oxit ứng với hóa trị cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của nguyên tố M là:

  • A. M2O3 và MH3 
  • B. M2O5 và MH   
  • C. M2O7 và MH   
  • D. MO3 và MH2   

Câu 10: Oxit cao nhất của 1 nguyên tố R ứng với công thức RO2. Trong hợp chất của nguyên tố đó với H có 25 % H về khối lượng. Nguyên tố R là: (Cho nguyên tử khối của các chất như sau: Mg = 24, C = 12, N = 7, P = 31)

  • A. C.
  • B. Mg. 
  • C. N. 
  • D. P.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánACABA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCAACA



 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khẳng định nào dưới đây sai khi nói về các nguyên tố nhóm A?

  • A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.
  • B. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.
  • C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide và hydroxide có xu hướng tăng dần trong một chu kì.
  • D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide có xu hướng giảm dần trong một chu kì.

 

Câu 2: So sánh bán kính nguyên tử của X (Z = 11), Y (Z = 12) và T (Z = 14) đúng là

  • A. X < Y < T
  • B. X < T < Y
  • C. Y < T < X
  • D. T < Y < X

 

Câu 3: Cho các đặc trưng sau:

1.    Dễ nhường electron.

2.    Dễ nhận electron.

3.    Oxide cao nhất có tính base.

4.    Oxide cao nhất có tính acid.

Những đặc trưng thuộc về phi kim là

  • A. (1), (4)
  • B. (2), (3)
  • C. (2), (4)
  • D. (1), (3)

 

Câu 4: Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là

  • A. ns2
  • B. np2
  • C. ns2np4
  • D. ns2np2

 

Câu 5: Cho X (Z = 9), Y (Z = 17) và T (Z = 16). Sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự độ âm điện giảm dần.

  • A. T, Y, X
  • B. X, Y, T
  • C. X, T, Y
  • D. Y, T, X

 

Câu 6: Sắp xếp các nguyên tố N, O, P theo chiều tính phi kim tăng dần.

  • A. N, O, P
  • B. P, N, O
  • C. P, O, N
  • D. N, P, O

 

Câu 7: Công thức oxide cao nhất của nguyên tố X (Z = 7) là

  • A. X2O7
  • B. XO3
  • C. XO2
  • D. X2O5

 

Câu 8: Hợp chất khí với hiđro của 1 nguyên tử là RHvà oxit cao nhất của nó chứa 53,33 % oxi về khối lượng. Nguyên tố R là:

  • A. Cacbon.
  • B. Silic.       
  • C. Bo.        
  • D.  Lưu huỳnh.

 

Câu 9: Oxit cao nhất của nguyên tố R là R2O5, trong hợp chất với hiđro R chiếm 82,35% về khối lượng. Nguyên tố R là:

  • A. As.
  • B. N.
  • C. P.
  • D. S.

 

Câu 10: Cho dãy các nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần?

  • A. I, Br, Cl, P
  • B. C, N, O, F
  • C. Na, Mg, Al, Si
  • D. O, S, Se, Te

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBDCBB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDBBBD



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Ion nào có bán kính nhỏ nhất trong các ion sau: Li +; K +; Be2+; Mg2+

Câu 2 (6 điểm). So sánh bán kính của: Na, Al, Mg, K, B

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Mg2+, K + ở chu kì lớn hơn Li +; Be2+ nên số lớp nhiều hơn, dẫn đến bán kính lớn hơn .

Li + và Be2+, có cùng số electron mà Be2+ có điện tích lớn hơn nên số nguyên tử nhỏ hơn. 

ð Be2+ có bán kính nhỏ nhất

1,5 điểm

1,5 điểm

1 điểm

Câu 2

(6 điểm)

 - Các nguyên tố K, Na cùng nằm trong nhóm IA nên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân bán kính tăng dần

ð RNa < RK

 - Các nguyên tố Na, Mg, Al cùng nằm trong chu kì 3 nên theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính bán kính giảm dần:

ð RAl < RMg < RNa

 - Các nguyên tố B, Al cùng nằm trong nhóm IIA nên theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính tăng dần:

ð RB < RAl

ð Bán kính sắp xếp theo chiều tăng dần là: RB < RAl < RMg < RNa < RK

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Cho các nguyên tử: K (Z= 19), Cl ( Z= 17), Na (Z= 11) , F (Z=9). So sánh độ âm điện của các nguyên tử trên.

Câu 2 (4 điểm). Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sắp xếp các nguyên tố Ba, Mg, Ca, Sr theo thứ tự giảm dần tính kim loại.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Dựa vào bảng tuần hoàn, ta nhận thấy 4 nguyên tố này thuộc nhóm IIA, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân Mg (Z = 12), Ca (Z = 20), Sr (Z = 38), Ba (Z = 56) thì tính kim loại tăng dần.

⇒ Thứ tự giảm dần tính kim loại là Ba, Sr, Ca, Mg.

2 điểm

2 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sắp xếp tính base của NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 theo chiều giảm dần là

  • A. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH
  • B. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH
  • C. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3
  • D. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3

 

Câu 2: Cho các phản ứng sau:

(1) Al(OH)3 + NaOH ⟶ Na[Al(OH)4]

(2) Al(OH)3 + 3HCl ⟶ AlCl3 + 3H2O

Khẳng định đúng khi nói về tính chất của Al(OH)3 trong các phản ứng trên là

  • A. Phản ứng (2) thể hiện tính base; phản ứng (1) thể hiện tính acid của Al(OH)3
  • B. Phản ứng (1) thể hiện tính base; phản ứng (2) thể hiện tính acid của Al(OH)3
  • C. Cả hai phản ứng (1) và (2) đều thể hiện tính acid của Al(OH)3
  • D. Cả hai phản ứng (1) và (2) đều thể hiện tính base của Al(OH)3

 

Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nhỏ nhất?

  • A. Si (Z = 14)
  • B. Ge (Z = 32)
  • C. As (Z = 33)
  • D. P (Z=33)

 

Câu 4: Cho các nguyên tố Ba, Mg, Ca, Sr sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính kim loại là:

  • A. Ba, Mg, Ca, Sr
  • B. Ba, Sr, Ca, Mg.
  • C. Mg, Sr, Ca, Ba
  • D. Mg, Ca, Sr, Ba

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới số electron của nguyên tử thay đổi như thế nào, từ đó ảnh hưởng gì đến bán kính của nguyên tử?

Câu 2 (4 điểm). Độ âm điện của nguyên tố Na, Mg, Al, Si theo chiều tăng dần là.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCADB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Vì Na, Mg, Al cùng thuộc chu kì 3 nên theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần.  - Na < Mg < Al, Si

2 điểm

2 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho các nguyên tố M, N, K có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14. Thứ tự tính phi kim tăng dần của các nguyên tố đó là

  • A. K < M < N
  • B. M < K < N
  • C. K < N < M
  • D. N < M < K

 

Câu 2: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Q thuộc nhóm IA
  • B. X thuộc nhóm VA
  • C. M thuộc nhóm IIB
  • D. A, M thuộc nhóm IIA

Câu 3: Các chất nào trong dãy sau đây được xếp theo thứ tự tính axit tăng dần?

  • A. HClO3< HClO2 < HClO < HClO4
  • B. HClO < HClO3 < HClO2 < HClO4
  • C. HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4
  • D. HClO4 < HClO3 < HClO2 < HClO

 

Câu 4: Trong số các nguyên tố sau đây, nguyên tố nào có công thức oxit cao nhất ứng với công thức R2O3 ?

  • A. 15P
  • B. 14Si
  • C. 12Mg
  • D. 13Al

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, lực hút của hạt nhân với electron ngoài cùng ảnh hưởng như thế nào?

Câu 2 (4 điểm). Tính chất phi kim của các nguyên tố trong dãy N - P - As - Sb - Bi biến đổi theo chiều nào? Giải thích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánAACD

Tự luận:

Câu
Nội dung
Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Lực hút giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng tăng2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Tính chất của các phi kim được sắp xếp theo chiều giảm dần  - Vì N - P - As - Sb - Bi cùng thuộc nhóm thuộc cùng nhóm VA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

2 điểm

2 điểm

=> Giáo án hoá học 10 chân trời bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm (4 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay