Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời Bài 3: Nguyên tố hóa học
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo Bài 3 Nguyên tố hóa học. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nguyên tố hóa học là
- A. Tập hợp các nguyên tử có cùng số neutron trong hạt nhân.
- B. Tập hợp các nguyên tử có cùng số khối.
- C. Tập hợp các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
- D. Tập hợp các nguyên tử có cùng tổng số hạt trong nguyên tử.
Câu 2: Một nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi
- A. số nơtron.
- B. số electron.
- C. số proton.
- D. số proton và nơtron.
Câu 3: Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học đều có
- A. tính chất hóa học giống nhau.
- B. cùng số nơtron.
- C. tính chất hóa học khác nhau.
- D. cùng trọng lượng nguyên tử.
Câu 4: Kí hiệu hóa học của nguyên tố hiđro là
- A. N
- B. H.
- C. C
- D. O
Câu 5: Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để biểu diễn bốn nguyên tử magie.
- A. 4 Mg.
- B. Mg4.
- C. Mg4.
- D. Mg 4.
Câu 6: Các cách viết 3 N, 2 C, 4 Ca lần lượt có nghĩa là:
- A. ba nguyên tử nitơ, hai nguyên tử canxi, bốn nguyên tử cacbon.
- B. nguyên tử nitơ, nguyên tử cacbon, nguyên tử canxi.
- C. ba nguyên tử nitơ, hai nguyên tử cacbon, bốn nguyên tử canxi.
- D. ba nguyên tố nitơ, hai nguyên tố cacbon, bốn nguyên tố canxi.
Câu 7: Cho sơ đồ nguyên tử của một nguyên tố như sau:
Tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố trên lần lượt là:
- A. lưu huỳnh, S.
- B. magie, Mg.
- C. oxi, O.
- D. canxi, Ca.
Câu 8: Khối lượng tính bằng đơn vị cacbon của 5 K (nghĩa là có 5 nguyên tử kali) là
- A. 195.
- B. 200.
- C. 234.
- D. 39.
Câu 9: Cho biết thành phần hạt nhân của các nguyên tử sau :
(1) (29p + 36n)
(2) (9p + 10n)
(3) (11p + 12n)
(4) (29p + 34n)
Trong các nguyên tử trên, những nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là
- A. (3) và (4).
- B. (1) và (3) .
- C. (1) và (4).
- D. (2) và (3).
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có nguyên tử khối gấp 7 lần của nguyên tử nguyên tố hidro, đó là nguyên tử nguyên tố nào. Cho biết số p và số e
- A. Liti, số p=số e=3
- B. Be, số p=số e= 4
- C. Liti, số p=số e=7
- D. Natri, số p=số e=11
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | C | A | B | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | A | A | C | A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tên nguyên tố hóa học ứng với các kí hiệu O, Al, Fe lần lượt là:
- A. oxi, sắt, nhôm.
- B. oxi, nhôm, sắt.
- C. sắt, kẽm, oxi.
- D. kẽm, sắt, oxi.
Câu 2: Kí hiệu hóa học biểu diễn
- A. nguyên tố và hai nguyên tử của nguyên tố đó.
- B. nguyên tố và số nguyên tử của nguyên tố đó.
- C. số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử.
- D. nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Một đơn vị cacbon bằng 1/10 khối lượng của nguyên tử C.
- B. Một đơn vị cacbon bằng 1/15 khối lượng của nguyên tử C.
- C. Một đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử C.
- D. Một đơn vị cacbon bằng 1/20 khối lượng của nguyên tử C.
Câu 4: Nguyên tử khối của nguyên tố oxi là
- A. 16.
- B. 8.
- C. 32.
- D. 40.
Câu 5: Biết rằng ba nguyên tử nguyên tố oxi nặng bằng hai nguyên tử nguyên tố X. Tên và kí hiêu hóa học của nguyên tố X lần lượt là:
- A. silic, Si.
- B. magie, Mg.
- C. nhôm, Al.
- D. canxi, Ca.
Câu 6: Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây?
- A. Ca
- B. Fe
- C. Na
- D. K
Câu 7: Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hoá học?
- A. Từ 2 nguyên tố
- B. Từ 3 nguyên tố
- C. Từ 4 nguyên tố trở lên
- D. Từ 1 nguyên tố
Câu 8: Cho nguyên tố O có nguyên tử khối là 16, Mg là 24. Nguyên tử nào nặng hơn
- A. Mg nhẹ hơn O
- B. Mg nặng hơn O
- C. O bằng Mg
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 9: Cho nguyên tử khối của Bari là 137 . Tính khối lượng thực nguyên tố trên.
- A. mBa=2,234.10 -24g
- B. mBa=2,27.10 -22g
- C. mBa=1,345.10 -23kg
- D. mBa=2,7298.10 -21g
Câu 10: Cho số khối của nguyên tử nguyên tố X là 39. Biết rằng tổng số hạt nguyên tử là 58. Xác định nguyên tố đó và cho biết số notron
- A. Kali, số n= 19
- B. Ca, số n=19
- C. Ca, số n= 20
- D. Kali, số n=20
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | D | C | A | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | D | B | B | D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Biết rằng nguyên tố Argon có 3 đồng vị khác nhau, với số khối lần lượt là 36, 38 và A. Phần trăm số nguyên tử của các đồng vị tương ứng là 0,34%, 0,06% và 9,6%. Tính số khối A của đồng vị thứ ba, biết rằng nguyên tử khối trung bình của argon = 39,98.
Câu 2 (6 điểm). Atimoni (Sb) chứa hai đồng vị chính là; ; khối lượng trung bình của antimoni là 121,75. Phần trăm khối lượng của đồng vị trong Sb2O3.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | 2 điểm 2 điểm | |
Câu 2 (6 điểm) | 2 điểm 2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Nguyên tố Copper có nguyên tử khối trung bình là 63,54 với hai đồng vị X và Y có tổng số khối là 128. Số nguyên tử đồng vị X bằng 0,37 lần số nguyên tử đồng vị Y. Tìm hai đồng vị X, Y.
Câu 2 (4 điểm). Một nguyên tố X có hai đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử là 27:23. Hạt nhân của X có 35 proton. Đồng vị thứ nhất có có 44 neutron, đồng vị thứ hai nhiều hơn đồng vị thứ nhất 2 neutron. Tính nguyên tử khối trung bình của X?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | 1,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm | |
Câu 2 (4 điểm) | 1 điểm 1 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đốt cháy một chất trong oxi thu được nước và khí cacbonic. Chất đó được cấu tạo bởi những nguyên tố nào?
- A. Cácbon
- B. Hiđro
- C. Cacbon, hiđro và có thể có oxi
- D. Cacbon và hiđro
Câu 2: Từ một nguyên tố hoá học có thể tạo nên bao nhiêu đơn chất ?
- A. Một, hai hay nhiều đơn chất
- B. Chỉ 1 đơn chất
- C. Chỉ 2 đơn chất
- D. Không xác định được
Câu 3: Nguyên tố hoá học có thể tồn tại ở những dạng nào?
- A. Dạng tự do
- B. Dạng hoá hợp
- C. Dạng hỗn hợp
- D. Dạng tự do và hoá hợp
Câu 4: Hợp chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hoá học?
- A. Chỉ có 1 nguyên tố
- B. Từ 2 nguyên tố trở lên
- C. Chỉ từ 2 nguyên tố
- D. Chỉ từ 3 nguyên tố
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Nguyên tử X có số proton là 29, số neutron là 36. Tính số khối của nguyên tử X.
Câu 2 (4 điểm). Cho biết số hiệu của các nguyên tố sau, biết
- a. X có 12 proton và 12 neutron
- b. Y có 19 proton và số khối là 39
- c. M có kí hiệu nguyên tử là 16, 20 neutron
- d. N có 18 electron và 22 neutron
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | A | D | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Số khối của nguyên tử X là: 29 + 36 = 65 | 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cho điện tích hạt nhân của X là 15+. Biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 14. Xác định nguyên tố và số khối
- A. Nguyên tố P và A=30
- B. Nguyên tố Si và A= 29
- C. Nguyên tố P và A=31
- D. Nguyên tố Cl và A=35.5
Câu 2: Có những phát biểu sau đây về đồng vị của một nguyên tố hóa học:
1. Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau
2. Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau
3. Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử
4. Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
- A. 1
- B. 4
- C. 3
- D. 2
Câu 3: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng về đồng vị
- A. Những phân tử có cùng cố hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau
- B. Những ion có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt electron là những đồng vị của nhau
- C. Những chất có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là những đồng vị của nhau
- D. Những nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau
Câu 4: Chọn đáp án sai
- A. Số p là số đặc trưng của nguyên tố hóa học.
- B. 1 đvC = 1/12 Mc.
- C. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tố cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
- D. Oxy là nguyên tố chiếm gần nửa khối lượng vỏ Trái Đất.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Nguyên tố hóa học là gì?
Câu 2 (4 điểm). Nguyên tố copper có nguyên tử khối trung bình là 63,54 với hai đồng vị X và Y có tổng số khối là 128. Số nguyên tử đồng vị X bằng 0,37 lần số nguyên tử đồng vị Y. Số Neutron của đồng vị X nhiều hơn số neutron của Y là bao nhiêu?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | B | D | C |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Là tập hợp các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (cùng số proton) | 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |