Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 4: CẤU TRÚC LỚP VỎ ELECTRON NGUYÊN TỬ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng

  • A. Các electron có năng lượng bằng nhau được xếp và cùng một phân lớp 
  • B. Các electron có năng lượng bằng nhau được xếp và cùng một lớp
  • C. Các electron có năng lượng gần bằng nhau được xếp và cùng một phân lớp 
  • D. Các electron có năng lượng khác nhau được xếp và cùng một lớp

Câu 2: Phân bố electron trên các lớp K/L/M/N của nguyên tố asen lần lượt là 2/8/18/5. Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Lớp ngoài cùng của asen có 2 electron s
  • B. Điện tích hạt nhân asen là 33+
  • C. Tổng số electron p của nguyên tử asen là 12
  • D. Tổng số electron d của nguyên tử asen là 10 

Câu 3: Nguyên tử nguyên tố X có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, X có số obitan chứa electron là: 

  • A. 10
  • B. 11
  • C. 12
  • D. 9

Câu 4: Các obitan trong cùng một phân lớp electron

  • A. Có cùng định hướng trong không gian 
  • B. Có cùng mức năng lượng
  • C. Khác nhau về mức năng lượng
  • D. Có hình dạng không phụ thuộc và đặc điểm của mỗi phân lớp

Câu 5: Một nguyên tử có 14 electron. Số electron p của nguyên tử này là

  • A. 8
  • B. 6
  • C. 4
  • D. 2

Câu 6: Một nguyên tử có 17 electron. Số phân lớp electron của nguyên tử này là

  • A. 6
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 7

Câu 7: Một nguyên tử có 4 lớp electron, số electron ở lớp ngoài cùng là 7, các lớp trong đều đã bão hòa electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố này là

  • A. 35
  • B. 25
  • C. 17
  • D. 7

Câu 8: Trong cấu hình electron của nguyên tử R có electron ngoài cùng được biểu diễn bằng 4 số lượng tử: n= 3, l= 1, m= 0, ms= 1/2 . Nguyên tử R có tên là: 

  • A. Clo
  • B. Brom
  • C. Photpho
  • D. Nhôm

Câu 9: Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa có tổng số proton bằng 77. Giá trị của a là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 10: Các electron của nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là: 

  • A. 16
  • B. 14
  • C. 6
  • D. 8

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánACABA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCAACA



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguyên tố có Z= 12 thuộc loại nguyên tố nào?

  • A. p
  • B. d
  • C. s
  • D. f

 

Câu 2: Obitan nguyên tử là gì?

  • A. Là vùng không gian xung quanh nguyên tử, ở đó xác suất có mặt electron lớn nhất 
  • B. Là khu vực có chưa electron xung quanh hạt nhân nguyên tử
  • C. Là quỹ đạo chuyển động của electron xung quanh hạt nhân 
  • D. Cả ba đáp án trên sai

 

Câu 3: Obitan pz có dạng hình số 8 nổi cân đối. Obitan này định hướng theo trục nào?

  • A.  Trục x
  • B. Trục y
  • C. Không định hướng theo trục nào
  • D. Trục z

 

Câu 4: Khi nói về mức năng lượng các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là không đúng?

  • A. Các (e) ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau
  • B. Các (e) ở lớp K có mức năng lượng cao nhất
  • C. Các (e) ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất
  • D. Các (e) ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất

 

Câu 5: Một nguyên tử có 19 electron. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là

  • A. 4 
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 2

 

Câu 6: Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 6
  • D. 8

 

Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là

  • A. 1+
  • B. 4+
  • C. 2+
  • D. 3+

 

Câu 8: Nguyên tố X có Z = 17. Electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X thuộc lớp

  • A. K
  • B. M
  • C. L
  • D. N

 

Câu 9: Cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh (Z = 16) ở trạng thái cơ bản là

  • A. 1s22s22p53s23p5
  • B. 1s22s22p63s23p4
  • C. 1s22s22p63s23p6
  • D. 1s22s22p63s23p3

 

Câu 10: Viết cấu hình electron của nguyên tử fluorine (Z = 9).

  • A. 1s22s22p3.
  • B. 1s22s22p63s1.
  • C. 1s22s22p63s2.
  • D. 1s22s22p5.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCADBB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBDBBD



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Nguyên tố Cu có Z=29; viết cấu hình electron của Cu2+ ?

Câu 2 (6 điểm). Viết cấu hình electron, số hiệu nguyên tử của

  • a.              Nguyên tử A  có tổng số electron ở phân lớp s bằng 7
  • b.             Nguyên tử B có tổng số electron ở phân lớp p bằng 5.

Câu 1 (6 điểm). Phân tử X2Y3 có tổng số hạt electron là 50, số electron trong phân tử X nhiều hơn trong nguyên tử Y là 5. Xác định số hiệu nguyên tử, viết cấu hình electron của X,Y và sự phân bố theo orbital.

Câu 2 (4 điểm). Trạng thái cơ bản của orbital s có chứa electron của nguyên tử có số hiệu 20 là?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 

2 điểm

2 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai ?

  • A. Các (e) ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau
  • B. Các (e) ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất
  • C. Các (e) ở lớp K có mức năng lượng cao nhất
  • D. Các (e) ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất

 

Câu 2: Sự chuyển động của electron theo quan điểm hiện địa được mô tả

  • A. Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử
  • B. Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo nhất định tròn hay hình bầu dục
  • C. Electron chuyển động cạnh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử
  • D. Electron chuyển động rất chậm gần hạt nhân theo một quỹ đoa xác định tạo thành vỏ nguyên tử

 

Câu 3: Electron nào quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố

  • A. Electron ở lớp gần nhân nhất
  • B. Electron ở lớp kế ngoài cùng
  • C. Electron ở lớp Q
  • D. Electron lớp ngoài cùng

 

Câu 4: Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp M là

  • A. 32
  • B. 18
  • C. 9
  • D. 16

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Nguyên tố chlorine (Z=17) có số electron ở trạng thái độc thân cơ bản là bao nhiêu?

Câu 2 (4 điểm). Viết cấu hình của electron của nguyên tử chlorine (Z = 17). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn nguyên tử chlorine nhường hay nhận bao nhiêu electron? Chlorine thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCADB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Có 1 electron ở trạng thái độc thân 

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 

2 điểm

1 điểm

1 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Những electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất
  • B. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng cao nhất
  • C. Electron ở orbital 3p có mức năng lượng thấp hơn electron ở orbital 3s
  • D. Các electron trong cùng một lớp có năng lượng bằng nhau

 

Câu 2: Lớp L có số phân lớp electron bằng

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 4

Câu 3: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên ba lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là

  • A. 6
  • B. 8
  • C. 16
  • D. 14

 

Câu 4: Nguyên tử của một nguyên tố có bốn lớp electron, theo thứ tự từ phía gần hạt nhân là: K, L, M, N. Trong nguyên tử đã cho, electron thuộc lớp nào có mức năng lượng trung bình cao nhất?

  • A. Lớp K
  • B. Lớp L
  • C. Lớp M
  • D. Lớp N

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Thế nào là phân lớp bão hòa?

Câu 2 (4 điểm). Cho nguyên tử M khi mất đi 1 electron ta được cation M + có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng 3p6.

  • a.Trình bày sự phân bố eletron theo orbital.
  • b. Cho biết số eletron độc thân của nguyên tử M?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay