Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời Bài 8: Quy tắc octet
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo Bài 8 Quy tắc octet. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 8: QUY TẮC OCTET
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Theo quy tắc octet: Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử có xu hướng
- A. nhường electron để hình thành lớp vỏ bền vững.
- B. góp chung electron để hình thành lớp vỏ bền vững.
- C. hình thành lớp vỏ bền vững như của khí hiếm.
- D. nhận electron để hình thành lớp vỏ bền vững
Câu 2: Nguyên tử chlorine có Z = 17. Xu hướng cơ bản của nguyên tử chlorine khi hình thành liên kết hóa học là
- A. nhường 1 electron.
- B. nhận 2 electron.
- C. nhường 2 electron.
- D. nhận 1 electron.
Câu 3: Các phi kim với 5, 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng có xu hướng
- A. nhường 5, 6 hoặc 7 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- B. nhường 3, 2 hoặc 1 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- C. nhận 5, 6 hoặc 7 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- D. nhận 3, 2 hoặc 1 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 4: Nguyên tử sodium có Z = 11. Xu hướng cơ bản của nguyên tử sodium khi hình thành liên kết hóa học là
- A. nhường 1 electron.
- B. nhường 2 electron.
- C. nhận 2 electron.
- D. nhận 1 electron.
Câu 5: Cho nguyên tử các nguyên tố sau: Na (Z = 11); P (Z = 15); Ne (Z = 10). Trong các nguyên tử trên, nguyên tử có lớp electron ngoài cùng bền vững là
- A. Na
- B. P
- C. Ne.
- D. Ne và Na
Câu 6: Oxygen có Z = 8, xu hướng cơ bản của nguyên tử oxygen khi hình thành liên kết hóa học là
- A. nhường 1 electron.
- B. nhận 1 electron.
- C. nhường 2 electron.
- D. nhận 2 electron.
Câu 7: Nguyên tử P (Z = 15) có xu hướng
- A. nhường 5 electron.
- B. nhường 3 electron.
- C. nhận 5 electron.
- D. nhận 3 electron.
Câu 8: Cation R + có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Phần trăm khối lượng của R trong oxide cao nhất là
- A. 67,82%.
- B. 32,18%.
- C. 74,19%.
- D. 25,81%.
Câu 9: Cation M + và anion X - đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Cho đơn chất M tác dụng với đơn chất X thu được sản phẩm là
- A. KBr.
- B. NaBr.
- C. NaCl.
- D. KCl.
Câu 10: Cho 6,72 gam một kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 2,688 lít khí (ở đktc). Kim loại M là
- A. Al.
- B. Mg.
- C. Zn
- D. Fe.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | D | D | A | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | D | C | D | D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Các kim loại có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng có xu hướng
- A. nhường 1, 2 hoặc 3 electron để tạo thành ion dương tương ứng có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- B. nhường 7, 6 hoặc 5 electron để tạo thành ion dương tương ứng có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- C. nhận 7, 6 hoặc 5 electron để tạo thành ion âm tương ứng có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- D. nhận 1, 2 hoặc 3 electron để tạo thành ion âm tương ứng có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 2: Phân tử H2 được hình thành từ
- A. 2 nguyên tử H, trong đó mỗi nguyên tử H nhường đi 1 electron.
- B. 2 nguyên tử H bởi sự góp chung electron.
- C. 2 nguyên tử H, trong đó mỗi nguyên tử H nhận thêm 1 electron.
- D. 2 nguyên tử H, trong đó 1 nguyên tử H nhận thêm 1 electron và 1 nguyên tử H nhường đi 1 electron.
Câu 3: Liên kết hóa học là?
- A. Sự kết hợp giữa phân tử khác với nhau
- B. Sự kết hợp giữa các electron ngoài cùng của các phân tử
- C. Sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn
- D. Sự kết hợp giữa electron của các phân tử
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Khi tạo liên kết thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm;
- B. Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn;
- C. Trong các phản ứng hóa học, tất cả các electron của phân tử tham gia vào quá trình tạo thành liên kết
- D. Các electron hóa trị của nguyên tử được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố.
Câu 5: Nguyên tử Al (Z = 13) có xu hướng
- A. nhường 3 electron.
- B. nhận 5 electron.
- C. nhường 5 electron.
- D. nhận 3 electron.
Câu 6: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?
- A. Potassium (Z = 19).
- B. Boron (Z = 5).
- C. Magnesium (Z = 12).
- D. Flourine (Z = 9).
Câu 7: Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử F2, mỗi nguyên tử fluorine góp chung bao nhiêu electron theo quy tắc octet?
- A. 2
- B. 1
- C. 3
- D. 4
Câu 8: Cho 8,8 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí ở đktc. Hai kim loại đó là
- A. Mg và Ca.
- B. Sr và Ba.
- C. Ca và Sr.
- D. Be và Mg.
Câu 9: Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Mg (Z = 12) theo quy tắc octet là
- A. Mg ⟶ Mg2+ + 2e
- B. Mg + 2e ⟶ Mg2−
- C. Mg + 6e ⟶ Mg6−
- D. Mg + 2e ⟶ Mg2+
Câu 10: Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử S (Z = 16) theo quy tắc octet là
- A. S ⟶ S2+ + 2e
- B. S + 2e ⟶ S2−
- C. S ⟶ S6+ + 6e
- D. S ⟶ S2− + 2e
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | B | C | C | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | B | A | A | B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Nguyên tử chlorine có Z = 17. Số electron hóa trị của nguyên tử chlorine là.
Câu 2 (6 điểm). Vận dụng các quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử H2O.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Cấu hình electron của nguyên tử chlorine (Z = 17): 1s22s22p63s23p5. Electron cuối cùng điền vào phần lớp p → Chlorine thuộc nhóm A. → Số electron hóa trị = Số electron lớp ngoài cùng = 7 | 2 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (6 điểm) | 6 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Vận dụng các quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử N2
Câu 2 (4 điểm). Khi nguyên tử oxygen nhận thêm 2 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào trong các nguyên tố sau: Carbon, Neon, Sodium, Argon.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | 6 điểm | |
Câu 2 (4 điểm) | Nguyên tử oxygen có Z = 8 = Số proton = Số electron. → Nguyên tử oxygen nhận thêm 2 electron để tạo thành ion có 10 electron → có cấu hình giống nguyên tử nguyên tố khí hiếm Argon (Ar): 1s22s22p6. | 2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cấu hình electron của nguyên tử chứa bao nhiêu electron lớp ngoài cùng thì đạt cấu hình bền vững?
- A. 5
- B. 6
- C. 8
- D. 7
Câu 2: Trong các nguyên tử của các nguyên tố sau: Ca, Cl, Fe, O, Mg. Có bao nhiêu nguyên tử có xu hướng nhận thêm electron để đạt tới cấu hình bền vững?
- A. 4
- B. 3
- C. 2
- D. 5
Câu 3: Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +12. Khi hình thành liên kết hóa học X có xu hướng
- A. Nhận 2 electron;
- B. Nhường 2 electron;
- C. Nhận 6 electron;
- D. Nhận 8 electron.
Câu 4: Nguyên nhân hình thành liên kết giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể là?
- A. Sự giảm số electron khi các phân tử tương tác với nhau.
- B. Sự kết hợp của các electron có trong phân tử.
- C. Sự tương tác giữa các nguyên tử phân tử này và nguyên tử phân tử khác.
- D. Sự giảm năng lượng của các nguyên tử khi kết hợp lại với nhau.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Trình bày nội dung của quy tắc octet.
Câu 2 (4 điểm). Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây: Oxygen, hydrogen, Chlorine, Fluorine có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | C | B | D |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất. | 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Chlorine vì: Cấu hình electron của clorine: 1s22s22p62s23p5 Cl có 7 eletron lớp ngoài cùng nên dễ nhận thêm 1 electron để nhận thêm cấu hình electron của khí hiếm argon 1s22s22p63s23p6 | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Các electron nào được tham gia vào quá trình tạo thành liên kết trong các phản ứng hóa học?
- A. Electron ở lớp thứ hai;
- B. Electron lớp thứ nhất;
- C. Electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng;
- D. Tất cả các electron.
Câu 2: Theo quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có
- A. 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium)
- B. 6 electron tương ứng với phi kim gần nhất
- C. 2 electron tương ứng với kim loại gần nhất
- D. 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất
Câu 3: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?
- A. Fluorine
- B. Oxygen
- C. Hydrogen
- D. Chlorine
Câu 4: Để đạt được quy tắc octet, nguyên tử potassium (Z= 19) phải nhường đi
- A. 4 electron
- B. 3 electron
- C. 2 electron
- D. 1 electron
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Liên kết hóa học là gì?
Câu 2 (4 điểm). Nguyên tử nguyên tố nào sau đây: Oxygen, magnesium, potasium, Flourine có xu hướng nhận 2 electron khi hình thành liên kết hóa học?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | A | D | D |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. | 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | - Oxygen vì cấu hình electron của oxygen: 1s22s22p4 - O có 6 electron lớp ngoài cùng nên dễ nhận 2e để đạt cấu hình electron bền vững thỏa mãn quy tắc octet | 2 điểm 2 điểm |