Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo Bài 18 Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 22: HYDROGEN HALIDE. MUỐI HALIDE
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hydrogen halide có nhiệt độ sôi cao nhất là
- A. HI.
- B. HCI.
- C. HBr.
- D. HF
Câu 2: Phân tử có tương tác van der Waals lớn nhất là
- A. HCI.
- B. HI.
- C. HBr.
- D. HF
Câu 3: Hydrohalic acid có tính acid mạnh nhất là
- A. HF.
- B. HBr.
- C. HI.
- D. HCl
Câu 4: Hydrohalic acid có tính ăn mòn thuỷ tinh là
- A. HBr.
- B. HI.
- C. HCI.
- D. HF
Câu 5: Rót 3 mL dung dịch HBr 1 M vào 2 mL dung dịch NaOH 1 M, cho quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, mẫu quỳ tím sẽ
- A. hoá màu đỏ.
- B. hoá màu xanh.
- C. mất màu tím.
- D. không đổi màu.
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, một khí hydrogen halide (HX) được điều chế theo phản ứng sau:
NAX (khan) + H2SO4 (đặc) HX + NaHSO4 ( Hoặc Na2SO4)
X là chất nào
- A. HCl
- B. HBr
- C. HI
- D. HF
Câu 7: Chất nào sau đây tác dụng được với H2 ngay cả khi ở trong bóng tối và ở nhiệt độ rất thấp?
- A. F2
- B. Cl2
- C. Br2
- D. I2
Câu 8: Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị oxi hóa là
- A. 0,05
- B. 0,16
- C. 0,02
- D. 0,10
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong khí Cl2 dư, thu được 28,5 gam muối. Kim loại M là
- A. Be
- B. Cu
- C. Ca
- D. Mg
Câu 10: Cho 69,6 gam manganese đioxide tác dụng hết với dung dịch chlohidric acid đặc. Toàn bộ lượng khí chlorine sinh ra được hấp thu hết vào 500 ml dung dịch NaOH 4M, thu được 500 ml dung dịch X. Nồng độ mol của NaCl và NaOH trong dung dịch X lần lượt là
- A. 1,6M và 0,8M
- B. 1,6M và 1,6M
- C. 3,2M và 1,6M
- D. 0,8M và 0,8M
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | B | C | D | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | A | D | D | A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Liên kết hydrogen của phân tử nào được biểu diễn đúng?
- A. ...H - I...H - I...H - I...
- B. ...H - CI...H - CI...H - CI...
- C. ...H- Br...H- Br...H- Br...
- D. ...H - F... H - F... H - F...
Câu 2: Ion halide được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử:
- A. F -, Cl -, Br -, I -.
- B. I -, Br -, Cl -, F -.
- C. F -, Br -, Cl -, I -.
- D. I -, Br -, F -, Cl -.
Câu 3: Hydrogen halide có nhiều liên kết hydrogen nhất với nước là
- A. HF.
- B. HCI.
- C. HBr.
- D. HI
Câu 4: Chất hay ion nào có tính khử mạnh nhất?
- A. CI2.
- B. Cl -.
- C. I2.
- D. I -.
Câu 5: Trong phản ứng hóa học: Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O Clo đóng vai trò
- A. chất khử.
- B. chất oxi hóa.
- C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
- D. không là chất oxi hóa, không là chất khử.
Câu 6: Dãy kim loại nào sau đây gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl?
- A. Cu, Al, Fe
- B. Zn, Ag, Fe
- C. Mg, Al, Zn
- D. Al, Fe, Ag
Câu 7: Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau?
- A. Al và Br2
- B. HF và SiO2
- C. Cl2 và O2
- D. F2 và H2
Câu 8: Đặt cốc thuỷ tinh lên cân, chỉnh cân về số 0, rót vào cốc dung dịch HCl 1 M đến khối lượng 100 g. Thêm tiếp 1 lượng bột magnesium vào cốc, khi không còn khi thoát ra, cân thể hiện giá trị 105,5 g. Khối lượng magnesium thêm vào là bao nhiêu?
- A. 5g
- B. 6 g
- C. 12 g
- D. 37 g
Câu 9: Đặt cốc thuỷ tinh lên cân, chỉnh cân về số 0, rót vào cốc dung dịch HCl 1 M đến khối lượng 100 g. Thêm tiếp 1 lượng bột magnesium vào cốc, khi không còn khi thoát ra, cân thể hiện giá trị 105,5 g. Tinh khối lượng muối được tạo ra.
- A. 13,42 g
- B. 27,14 g
- C. 29,31 g
- D. 23,75 g
Câu 10: Đặt cốc thuỷ tinh lên cân, chỉnh cân về số 0, rót vào cốc dung dịch HCl 1 M đến khối lượng 100 g. Thêm tiếp 1 lượng bột magnesium vào cốc, khi không còn khi thoát ra, cân thể hiện giá trị 105,5 g. Tinh thể tích khí hydrogen được tạo ra.
- A. 6,2 l
- B. 7,2 l
- C. 8,14 l
- D. 7,93 l
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | B | A | D | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | C | B | D | A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Cho 1,2gam iron tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng muối thu được.
Câu 2 (6 điểm). Từ nguyên liệu ban đầu là muối ăn, nước và các điều kiện cần thiết khác. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế: nước Javen, sodium chlorate.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | 1 điểm 2 điểm 1 điểm | |
Câu 2 (6 điểm) | 2 điểm 2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Cho 5,1 gam hỗn hợp kim loại gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 0,12 gam khí hydrogen. Tính phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Câu 2 (4 điểm). Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1mol NaF và 0,1 mol NaCl. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | 1 điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm | |
Câu 2 (4 điểm) | 2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
- A. Cho I2 vào dung dịch NaBr.
- B. Cho Fe vào dung dịch HCl đặc, nguội.
- C. Sục khí Cl2 vào dung dịch NaBr.
- D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.
- B. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.
- C. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl.
- D. Tính khử của ion I¯ mạnh hơn tính khử của ion Br¯.
Câu 3: Cho các phản ứng sau:
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O
(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O
(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
- A. 3
- B. 4
- C. 1
- D. 2
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Fluorine có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được H2O.
- B. Fluorine có tính oxi hóa mạnh hơn chlorine.
- C. Trong các hợp chất, fluorine chỉ có số oxi hóa -1.
- D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Nêu một số ứng dụng của hydrogen fluoride.
Câu 2 (4 điểm). Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1mol NaF và 0,1 mol NaCl. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | C | D | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Dùng để tẩy cặn trong các thiết bị vệ sinh trao đổi nhiệt, chất xúc tác trong nhà máy lọc dầu, công nghệ làm giàu uranium,… | 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | 2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH.
(b) Cho Al tác dụng với I2 có H2O làm xúc tác.
(c) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(d) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Axit flohidric là axit yếu.
(c) Dung dịch NaF loãng được dung làm thuốc chống sâu răng.
(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.
(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự F -, Cl -, Br -, I -.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 2
- B. 4
- C. 3
- D. 5
Câu 3: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
- A. CaOCl2
- B. KMnO4
- C. K2Cr2O7
- D. MnO2
Câu 4: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính oxi hóa ?
- A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 .
- B. NaClO + HCl →NaCl + HClO.
- C. CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2+ H + H2O.
- D. MnO2 + 4HCl → MnCl2+ Cl + Cl2 + 2H + 2H2O.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Sắp xếp tính khử của các halide ion theo hướng tăng dần.
Câu 2 (4 điểm). Nêu cách nhận biết 4 lọ dung dịch bị mất nhãn sau: HCl, KOH, Ca(NO3)2, BaCl2.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | B | C | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | F - < Cl - < Br - < I - | 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | 2 điểm 2 điểm |
=> Giáo án và PPT Hoá học 10 chân trời Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của halide ion