Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 1: Văn bản Sự tích hồ Gươm
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 1: Văn bản Sự tích hồ Gươm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Giặc xâm lược được nhắc đến trong truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” là:
- A. Giặc Ân
- B. Giặc Tống
- C. Giặc Thanh
- D. Giặc Minh
Câu 2: Địa bàn đầu tiên nơi nghĩa quân dấy nghĩa được nhắc đến trong truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” là thuộc tỉnh nào?
- A. Thanh Hóa
- B. Hà Tĩnh
- C. Nghệ An
- D. Hà Nội
Câu 3: Nhân vật nào trong truyền thuyết nhận được thanh gươm đầu tiên?
- A. Lê Lợi
- B. Lê Lai
- C. Nguyễn Trãi
- D. Lê Thận
Câu 4: Sau khi nhận được báu vật của đức Long Quân, uy thế của nghĩa quân như thế nào?
- A. Mạnh lên gấp bội và đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ cõi
- B. Ngày một tăng, đánh thắng nhiều trận, làm cho quân xâm lược hoang mang
- C. Không có nhiều thay đổi do không có người biết sử dụng
- D. Yếu hơn so với lúc chưa có báu vật
Câu 5: Chi tiết Lê Lợi được trao gươm báu trong truyện “Sự tích Hồ Gươm” thể hiện điều gì?
- A. Lê Lợi là người “nhà Trời” được cử xuống giúp dân ta đánh giặc
- B. Tính chất chính nghĩa, hợp lòng dân, ý trời của cuộc khởi nghĩa
- C. Niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
- D. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự giúp đỡ, phù trợ của thánh thần
Câu 6: Vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê lợi mượn gươm báu?
A. Vì Lê Lợi đã nhiều lần cầu khấn đức Long Quân cho mượn gươm
B. Vì đức Long Quân muốn thử tài và đức của Lê lợi
C. Vì thế lực của nghĩa quân còn non yếu
D. Vì đức Long Quân muốn thử tác dụng của báu vật
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì ?
Câu 2 (2 điểm): Ý nghĩa của truyện là gì?
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời điểm lịch sử nào?
- A. Trước khi quân Minh sang xâm lược nước ta (1407)
- B. Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn
- C. Trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)
- D. Sau khi Lê Lợi dời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long
Câu 2: Con vật nào thay Long Quân nhận lại gươm thần?
- A. Mãng xà
- B. Rùa thần
- C. Đại bàng
- D. Rồng
Câu 3: Trên lưỡi gươm nhặt được đề chữ gì?
- A. Thiên Địa
- B. Ý trời
- C. Thuận Thiên
- D. Trời ban
Câu 4: Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh nào?
- A. Giặc Minh đã bị đánh đuổi
- B. Đức Long Quân đòi lại gươm
- C. Đất nước còn nhiều quân giặc mới
- D. Giặc khác sang xâm lược
Câu 5: Tại sao Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Thăng Long?
- A. Vì rùa Vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng
- B. Đất nước hòa bình, nhà vua còn nhiều việc phải làm
- C. Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Tại sao chúng ta có thể khẳng định được Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết?
- A. Ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh
- B. Kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa
- C. Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng của tác giả.
- D. Câu chuyện lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều này thể hiện đặc điểm gì của truyền thuyết?
Câu 2 (2 điểm): Theo em, khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã "hiểu ra" điều gì?