Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 1: Văn bản Thánh Gióng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 1: Văn bản Thánh Gióng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: THÁNH GIÓNG

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong truyện Thánh Gióng, cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nào?

  • A. Khi Gióng được sáu tuổi và đòi đi chăn trâu
  • B. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời
  • C. Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã
  • D. Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân

Câu 2: Trong truyện Thánh Gióng, cha mẹ Thánh Gióng là người thế nào?

  • A. Là hai vợ chồng lớn tuổi, phúc đức, giàu có nhưng không có con trai.
  • B. Là hai vợ chồng lớn tuổi, hiếm muộn con nhưng chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là phúc đức.
  • C. Là người hiếm muộn nhưng rất độc ác.
  • D. Là người phúc đức, nhân hậu và có nhiều con

Câu 3: Câu nào dưới đây không nói về sự mang thai của bà mẹ và quá trình lớn lên của Thánh Gióng?

  • A. Bà mẹ ra đồng thấy vết chân to, liền đặt bàn chân của mình lên ướm thử để so sánh
  • B. Bà mẹ mang thai và phải mất mười hai tháng mới sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú
  • C. Trên đường đi làm đồng, trời nắng to, bà mẹ khát nước nên uống nước trong một cái sọ dừa ven đường và mang thai
  • D. Cậu bé lên ba tuổi vẫn không biết nói biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu nằm đấy

Câu 4: Thánh Gióng gặp sứ giả, điều kì lạ nào đã xảy ra?

  • A. Gióng không cần ăn uống, lớn nhanh như thổi, trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú
  • B. Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ
  • C. Gióng không nói năng gì, cứ lo âu suốt ngày
  • D. Gióng không ăn uống gì nhưng vẫn lớn nhanh như thổi

Câu 5: Trong truyện Thánh Gióng, sau khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì để tiếp tục đánh giặc?

  • A. Gươm, giáo cướp được của quân giặc
  • B. Dùng tay không
  • C. Nhổ những cụm tre ven đường để quật vào quân giặc
  • D. Cho ngựa phun lửa vào quân giặc

Câu 6: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

  • A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân
  • B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân
  • C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc
  • D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu ý nghĩa của chi tiết: “Tiếng nói đầu tiên của cậu bé là đòi đi đánh giặc.”

Câu 2 (2 điểm): Những tàn tích nào đã chứng minh cho thế hệ sau thấy được sự xuất hiện của Thánh Gióng đã giúp nhân dân ta đánh giặc?

  

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

  • A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác
  • B. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa
  • C. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử
  • D. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử

Câu 2: Sự ra đời của Gióng có điều gì kì lạ?

  • A. Lên 3 tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười
  • B. Cậu có hình dạng một quả dừa
  • C. Cậu núp trong thân thể của con cóc
  • D. Cậu được sinh ra từ tảng đá

Câu 3: Nhờ lý do gì mà Thánh Gióng biết nói?

  • A. Khi bọn giặc xâm lăng
  • B. Khi làng xóm đến chơi
  • C. Khi nghe tiếng rao của sứ giả
  • D. Khi cha mẹ dạy cậu nói

Câu 4: Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

  • A. Tương thân tương ái
  • B. Yêu nước
  • C. Đoàn kết
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

  • A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm
  • B. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm
  • C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy
  • D. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

Câu 6: Truyện đã thể hiện mơ ước gì của nhân dân?

  • A. Mơ ước về một đất nước hòa bình
  • B. Mơ ước về sự đổi đời của con người
  • C. Mơ ước về người hiền lành sẽ được báo đáp
  • D. Đáp án A và C

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Từ "chú bé" được thay bằng từ "tráng sĩ" khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?

Câu 2 (2 điểm): Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay