Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 3: Văn bản Việt Nam quê hương ta

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 3: Văn bản Việt Nam quê hương ta. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải hình ảnh thiên nhiên đặc trưng Việt Nam được nhắc đến trong đoạn trích Việt Nam quê hương ta?

  • A. Cánh cò
  • B. Đồng lúa
  • C. Đồi núi
  • D. Sông nước

Câu 2: Ai là tác giả của đoạn trích Việt Nam quê hương ta?

  • A. Tác giả dân gian
  • B. Nguyễn Đình Thi
  • C. Lâm Thị Mỹ Dạ
  • D. Minh Nhương

Câu 3: Cách nói “biển lúa” trong khổ thơ đầu đoạn trích “Việt Nam quê hương ta” có gì đặc biệt?

  • A. Gợi ra hình ảnh đồng lúa mênh mông trải dài
  • B. Gợi ra hình ảnh vùng biển rộng lớn của đất nước Việt Nam
  • C. Đây là một cách nói ẩn dụ về đồng lúa, gợi ra hình ảnh đồng lúa không chỉ rộng lớn mà còn tạo ấn tượng về những sóng lúa rất sinh động
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Những hình ảnh tiêu biểu về thiên nhiên và con người Việt Nam được tác giả nhắc tới giúp em hình dung như thế nào về đất nước Việt Nam?

  • A. Đất nước Việt Nam có rất nhiều nghề
  • B. Những hình ảnh đó giúp ta hình dung về một đất nước Việt Nam tươi đẹp, hiền hòa, anh hùng,…
  • C. Đất nước Việt Nam nhiều nắng và gió
  • D. Đất nước Việt Nam nghèo đói và vất vả

Câu 5: Nghệ thuật gì được sử dụng trong khổ thơ cuối?

  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • C. Liệt kê
  • D. Nói quá

Câu 6: Thông qua văn bản, Nguyễn Đình Thi đã thể hiện thái độ gì?

  • A. Ngợi ca, tự hào, yêu thương tha thiết
  • B. Vui sướng, hân hoan, tự hào
  • C. Xót xa, nhớ nhung, tiếc nuối
  • D. U buồn, xót thương

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam được miêu tả như thế nào qua bài thơ?

Câu 2 (2 điểm): Tác giả thể hiện tình cảm như thế nào đối với quê hương, đất nước thông qua bài thơ?

  

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

  • A. Lục bát
  • B. Thơ 7 chữ
  • C. Thơ 6 chữ
  • D. Tự do

Câu 2: Nội dung chính của khổ thơ đầu là gì?

  • A. Vẻ đẹp cánh đồng Bắc Bộ
  • B. Vẻ đẹp con người Việt Nam
  • C. Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam
  • D. Vẻ đẹp bầu trời Việt Nam

Câu 3: Tính từ nào sau đây đúng nhất khi nói về bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ?

  • A. Ồn ào, náo nhiệt
  • B. Đông vui, tấp nập
  • C. Tươi đẹp, yên bình
  • D. Rực rỡ, tốt tươi

Câu 4: Câu thơ “Tay người như có phép tiên” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. So sánh
  • B. Điệp từ
  • C. Nhân hóa
  • D. Liệt kê

Câu 5: Những hình ảnh nào dưới đây thể hiện sự tài năng của con người Việt Nam?

  • A. Trăm nghề trăm vùng
  • B. Dệt thơ trên tre
  • C. Cả A, B đều sai
  • D. Cả A, B đều đúng

Câu 6: Nội dung chính của bài thơ là gì?

  • A. Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước
  • B. Thể hiện tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc
  • C. Ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương, đất nước
  • D. Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương?

Câu 2 (2 điểm): Qua việc tìm hiểu và phân tích bài thơ, theo em “Quê hương “ là gì?

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay