Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 2: Văn bản Chuyện cổ nước mình

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 2: Văn bản Chuyện cổ nước mình. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bài thơ Chuyện cổ nước mình có thể thơ là:

  • A. Lục bát
  • B. Tự do
  • C. 5 chữ
  • D. 7 chữ

Câu 2: Hai câu thơ “Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì” nhắc đến truyện cổ tích nào?

  • A. Đẽo cày giữa đường
  • B. Trí khôn của ta đây
  • C. Con hổ có nghĩa
  • D. Cây tre trăm đốt

Câu 3: Đâu không phải là lí do tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?

  • A. Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những truyền thống quý báu của cha ông: công bằng, nhân ái, độ lượng,...
  • B. Vì truyện cổ giúp tác giả ru trẻ ngủ ngon
  • C. Vì truyện cổ nước nhà rất nhân hậu, ý nghĩa sâu xa
  • D. Vì truyện cổ lưu lại những bài học quý báu của cha ông: chăm chỉ, đùm bọc, ở hiền...

Câu 4: Hai câu thơ cuối bài có ý nghĩa gì?

  • A. Nhắc nhở con cháu phải biết ơn cha ông đời trước
  • B. Tác giả nghe thấy tiếng nói của cha ông qua truyện cổ
  • C. Các bạn thiếu nhi rất yêu thích các câu chuyện cổ
  • D. Là lời dạy của cha ông với con cháu đời sau: Phải biết sống nhân hậu, độ lượng, công bằng,...

Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

“Đời cha ông với đời tôi

   Như con sông với chân trời đã xa”

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nhân hóa
  • C. So sánh
  • D. Hoán dụ

Câu 6: Nội dung của bài thơ Chuyện cổ nước mình là gì?

  • A. Truyện cổ nước ta chứa đựng nhiều bài học răn dạy của cha ông
  • B. Ca ngợi truyện cổ nước ta nhân hậu
  • C. Truyện cổ nước ta chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông
  • D. Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tình cảm của nhà thơ đối với chuyện cổ tích nước mình như thế nào ?

Câu 2 (2 điểm): Hình ảnh và màu sắc quê hương được tái hiện lại trong bài thơ như thế nào?

 2. Phần tự luận  

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Nội dung chính của 6 câu thơ đầu là gì?

  • A. Những bài học từ truyện cổ
  • B. Truyện cổ là bài học tác giả mang theo bên mình
  • C. Tình cảm của tác giả dành cho truyện cổ
  • D. Lòng biết ơn của tác giả với truyện cổ

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là gì?

  • A. Miêu tả
  • B. Tự sự
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 3: Trong câu thơ “Người ngay thì gặp người tiên độ trì”, từ “độ trì” được hiểu nghĩa là gì?

  • A. Đánh đuổi kẻ ác
  • B. Ai mong ước gì sẽ được như ý
  • C. Một cuộc sống lí tưởng, đầy đủ
  • D. Che chở, giúp đỡ con người vượt qua khó khăn

Câu 4: Cụm từ " người thơm" có ý nghĩa gì?

  • A. Người sạch sẽ
  • B. Người hiền lành, lương thiện
  • C. Người thông minh
  • D. Cả 3 phương án trên

Câu 5: Đâu không phải biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

  • A. Ngôn ngữ khoa học, chính xác
  • B. Giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng
  • C. Thể thơ lục bát gần gũi với văn học dân gian
  • D. Vận dụng khéo léo, thành công các hình ảnh văn học dân gian và màu sắc ca dao, dân ca

Câu 6: Trong văn bản, lý do tác giả yêu truyện cổ nước nhà là gì?

  • A. Chuyện cổ nhân hậu
  • B. Chuyện cổ dạy chúng ta tình thương yêu
  • C. Chuyện cổ cho chúng ta bài học làm người
  • D. Tất cả các đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết ra thể thơ đó.

Câu 2 (2 điểm): Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp của tình người?

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay