Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 3: Thực hành tiếng Việt
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 3: Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cảm tính là gì?
- A. Giai đoạn đầu của nhận thức, dựa trên cảm giác, chưa nắm được bản chất và quy luật của sự vật
- B. Hiểu thấu hoàn cảnh, chia sẻ một cách sâu sắc
- C. Dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà ngheo theo, làm theo, chuyển biến theo hướng tích cực
- D. Giai đoạn nắm được bản chất và quy luật của sự vật
Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Bác Hồ đã… để lại muôn vàn nỗi nhớ thương cho con cháu của Người.”
- A. Đi nhanh
- B. Đi dạo
- C. Đi xa
- D. Đi khuất
Câu 3: Học lỏm có nghĩa là?
- A. Nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo
- B. Học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng
- C. Học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)
- D. Tìm tòi, hỏi han để học tập
Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Nó... cô giáo mắng vì tội không làm bài tập.”
- A. Được
- B. Bị
- C. Đã
- D. Không đáp án nào đúng
Câu 5: Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?
- A. Từ phức và từ láy
- B. Từ phức và từ ghép
- C. Từ phức và từ đơn
- D. Từ ghép và từ láy
Câu 6: Yếu tố “vô” trong từ “vô vị” mang nghĩa gì?
A. Không
B. Có
C. Vừa có vừa không
D. Vào
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Điền các từ còn thiếu để hoàn chỉnh các thành ngữ nói về sự đoàn kết dưới đây:
- a. Đồng sức đồng ………….
- b. Đồng ……….nhất trí.
- c. Đồng cam cộng …..
- d. Đồng tâm hiệp……
Câu 2 (2 điểm): Đọc đoạn ca dao sau:
“Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cơ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.”
- a. Xác định biện pháp tu từ trong câu ca dao trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
- b. Tìm và nêu chức năng từ láy trong câu ca dao trên
Câu 1: Từ bao gồm mấy phần?
- A. Gồm ba phần: nghĩa, hình thức âm đọc, nội dung
- B. Gồm hai phần: nội dung và hình thức
- C. Gồm một phần: nội dung từ biểu đạt
- D. Không phân chia được
Câu 2: Điệp từ, điệp ngữ là gì?
- A. Việc vận dụng sự gần âm, đồng âm để tạo ra lối diễn đạt vui nhộn, hài hước
- B. Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B sai
Câu 3: Đâu là định nghĩa của từ “nhà”?
- A. Cơ sở sản xuất đồ dùng
- B. Nơi rèn luyện, bồi dưỡng con người về mặt nào đó
- C. Phương tiện đi lại hoặc vận tải trên bộ, có bánh lăn
- D. Công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở
Câu 4: Điệp từ nào được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây?
“Có ri ri tiếng dế mèn
Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu
Có con cuốc ở bờ lau
Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa”
- A. Đom đóm và dế mèn
- B. Có và ngày
- C. Cuốc và kêu
- D. Nắng và mưa
Câu 5: Điệp từ, điệp ngữ có tác dụng gì trong diễn đạt?
- A. Làm nổi bật vấn đề
- B. Làm tăng tính nhạc cho lời văn, lời thơ
- C. Làm sự vật hiện lên rực rỡ hơn
- D. Đáp án A và B
Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Tôi nghĩ bài kiểm tra sáng nay... rồi, chắc không được nổi 5 điểm.”
- A. Hỏng
- B. Tốt
- C. Hoàn hảo
- D. Hư
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu cách hiểu của em về hai từ “mặt trời” trong câu thơ sau trích trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.”
Câu 2 (2 điểm): Đọc đoạn ca dao sau và cho biết trong dòng thơ cuối, có thể sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” được không? Tại sao?
“Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cơ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.”