Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 1: Văn bản Bánh chưng, bánh giầy

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 1: Văn bản Bánh chưng, bánh giầy. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” thuộc thể loại gì?

  • A. Nghị luận
  • B. Truyền thuyết
  • C. Tự sự
  • D. Miêu tả

Câu 2: Trong truyện, vua Hùng có nhắc đến quân giặc nhiều lần xâm lấn nước ta nhưng bị nhân dân ta đánh bại. Đó là giặc nào?

  • A. Giặc Ân phương Bắc
  • B. Giặc Trần
  • C. Giặc Ngô
  • D. Giặc Minh

Câu 3: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh như thế nào?

  • A. Hùng Vương đã lớn tuổi, muốn truyền ngôi cho con trong hoàn cảnh đất nước yên bình
  • B. Đất nước có chiến tranh, vua cha phải cầm quân ra trận nên cần người thay mặt mình quản lí đất nước
  • C. Hùng Vương còn trẻ nhưng muốn chọn người nối ngôi để tránh gây ra tranh giành quyền lực giữa các con
  • D. Đất nước đối mặt với nguy cơ bị giặc phương Bắc xâm chiếm, vua Hùng muốn tìm người tài giỏi làm vua để chống giặc

Câu 4: Qua cách thức nối ngôi của nhà vua, ta thấy ông là người như thế nào?

  • A. Tham lam nhưng sáng suốt
  • B. Ngu xuẩn, tàn ác
  • C. Nhu nhược, tham lam
  • D. Anh minh, sáng suốt

Câu 5: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là gì?

  • A. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên
  • B. Thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công trời đất
  • C. Nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Ý nghĩa văn bản “Bánh chưng, Bánh giầy” :

  • A. Ca ngợi truyền thống yêu nước, yêu thương con người của dân tộc ta
  • B. Là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc xây dựng đất nước
  • C. Ca ngợi truyền thống đoàn kết, bền vững và thống nhất của dân tộc ta
  • D. Truyện ca ngợi ý chí, sức mạnh phi thường của nhân dân ta thời đại Hùng Vương

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Phẩm chất của Lang Liêu được miêu tả như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Hình tròn của bánh giầy và hình vuông của bánh chưng biểu tượng cho điều gì?

 

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Vua Hùng ra điều kiện sẽ truyền ngôi cho người như thế nào?

  • A. Cho con trưởng
  • B. Cho con út
  • C. Cho người trong dòng máu hoàng tộc
  • D. Cho người làm vừa ý Tiên Vương

Câu 2: Lang Liêu đã làm bánh có hình thù như thế nào?

  • A. Bánh hình vuông và bánh hình tròn
  • B. Bánh tam giác và bánh hình vuông
  • C. Bánh hình tròn và bánh hình thoi
  • D. Bánh hình vuông và hình tam giác

Câu 3: Vì sao Lang Liêu được thần giúp đỡ?

  • A. Lang Liêu so với các anh em khác chịu thiệt thòi
  • B. Tuy là con vua, chịu nhiều thiệt thòi, nhưng chàng chăm chỉ, sống cuộc sống như dân thường, biết quý trọng lao động
  • C. Chỉ mình chàng mới hiểu được ý của thần
  • D. Vì chàng là vị hoàng tử trẻ nhất

Câu 4: Tại sao nhân vật Lang Liêu dâng cho vua cha những lễ vật “không có gì quý bằng”?

  • A. Lễ vật cầu kì
  • B. Lễ vật quý hiếm, khó tìm
  • C. Lễ vật kì lạ
  • D. Lễ vật ý nghĩa thể hiện sự tôn kính, hiểu lễ trước tổ tiên

Câu 5: Chiếc bánh chưng có ý nghĩa gì?

  • A. Bánh tượng trưng cho sự cần cù lao động
  • B. Bánh thể hiện sự xứng đáng nối ngôi của Lang Liêu
  • C. Bánh chưng tượng trưng cho trời đất, muôn vật, cây cỏ, với tinh thần đoàn kết, đùm bọc
  • D. Xứng đáng làm lễ vật tế cáo trời đất

Câu 6: Ý nghĩa của việc thần thánh hóa các nhân vật và sự kiện lịch sử trong truyện truyền thuyết với mục đích?

  • A. Tạo tính li kì cho truyện
  • B. Thể hiện sức sáng tạo của dân gian
  • C. Khiến nhân vật trở nên vĩ đại, tài năng hơn
  • D. Cả 3 đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Văn bản đề cập đến ý định của vua Hùng ra sao khi chọn người nối ngôi và bằng hình thức gì?

Câu 2 (2 điểm): Ý nghĩa của văn bản “Bánh chưng bánh giầy” là gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay