Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng việt
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Khái niệm nào dưới đây chính xác và đầy đủ nhất về từ?
- A. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa
- B. Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câu
- C. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu
- D. Từ được tạo thành từ một tiếng
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
- A. Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng với nhau
- B. Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau
- C. Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng với nhau nhờ phép láy âm
- D. Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách láy âm
Câu 3: Từ phức gồm mấy tiếng?
- A. Hai hoặc nhiều hơn hai
- B. Ba
- C. Bốn
- D. Nhiều hơn hai
Câu 4: Đâu là từ láy thường được dùng để tả tiếng cười?
- A. Hả hê
- B. Héo mòn
- C. Khanh khách
- D. Vui cười
Câu 5: Các từ: nha sĩ, bác sĩ, y sĩ, ca sĩ, dược sĩ, thi sĩ được xếp vào nhóm từ gì?
- A. Từ ghép đẳng lập
- B. Từ ghép chính phụ
- C. Từ đơn
- D. Từ láy hoàn toàn
Câu 6: Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép?
A. Quần áo
B. Sung sướng
C. Ồn ào
D. Rả rích
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trong các từ sau đây từ nào là từ phức: giúp đỡ; có; chí; học sinh; tiên tiến; nhờ; bạn
Câu 2 (2 điểm): Nêu khái niệm của từ đơn và cho ví dụ?
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?
- A. Từ ghép và từ láy
- B. Từ đơn và từ láy
- C. Từ đơn
- D. Từ đơn và từ ghép
Câu 2: Đáp án nào dưới đây chứa các từ đơn?
- A. Bàn ghế, nhà cửa, bút
- B. Bàn, ghế, bút, áo
- C. Bút, thước, học sinh
- D. Nô đùa, trường, lớp
Câu 3: Từ nào dưới đây là từ ghép?
- A. Lấp lánh
- B. Thuồng luồng
- C. Mênh mông
- D. Đỏ au
Câu 4: Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”?
- A. Nhăn nhó
- B. Mặt mũi
- C. Bà già
- D. Đau khổ
Câu 5: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”
- A. Chủ ngữ
- B. Bổ ngữ
- C. Vị ngữ
- D. Trạng ngữ
Câu 6: Cho biết sự giống nhau giữa từ đơn và từ phức là gì?
- A. Đều có phát âm giống nhau
- B. Đều có số tiếng không giới hạn
- C. Đều là các từ có nghĩa
- D. Đều dùng để chỉ người
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Giải thích ý nghĩa của các từ: mộc mạc, nhã nhặn, bất khuất, kiên cường.
Câu 2 (2 điểm): Giải thích nghĩa của các thành ngữ được in đậm trong những câu dưới đây:
- a. Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ".
- b. Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
- c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con hoạ mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích.
- d. Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.