Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 3: Văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 3: Văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: NHỮNG CÂU HÁT DÂN GIAN VỀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Vùng đất Bình Định được nhắc tới qua những địa danh nào?
- A. Núi Vọng Phu, đầm Thị Nại, cù lao Xanh
- B. Núi Lam Sơn, Phúc Kiến, phố giăng mắc cửi
- C. Phúc Kiến, phố giăng mắc cửi, sông Bạch Đằng
- D. Núi Lam Sơn, sông Bạch Đằng, đầm Thị Nại
Câu 2: Ca dao là gì?
- A. Thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động
- B. Một ngôi đền nằm bên cạnh Hồ Tây (còn có tên là đền Trấn Vũ, đền Quán Thánh). Đền được xây dựng vào thời Lý, thời Huyền Thiên Trần Vũ, một vị thần trấn giữ hướng bắc của Thăng Long xưa
- C. Tiếng gà báo canh. Canh là đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh, hai tiếng là một canh
- D. Tên một huyện của thành Thăng Long xưa, nay là các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Đống Đa, Ba Đình của Hà Nội
Câu 3: Trong bài ca dao số 1, Long Thành là địa phận của tỉnh thành nào ngày nay ở nước ta?
- A. Đồng Nai
- B. Hà Nội
- C. Bình Định
- D. Thanh Hóa
Câu 4: Sông Bạch Đằng được nhắc đến trong bài ca dao số 2 nhắc đến sự kiện lịch sử nào?
- A. Chiến thắng quân Nam Hán
- B. Chiến thắng quân Minh
- C. Chiến thắng quân Pháp
- D. Chiến thắng quân Mỹ
Câu 5: Hình thức bài ca dao số 2 có gì đặc biệt?
- A. Sử dụng các câu hỏi
- B. Hình thức đối đáp
- C. Thể thơ không vần
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 6: Các bài ca dao trong văn bản thuộc vùng nào ở nước ta?
A. Vùng Bắc Bộ
B. Vùng Trung Bộ
C. Vùng Nam Bộ
D. Cả ba miền
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Đọc tiêu đề em liên tưởng đến điều gì?
Câu 2 (2 điểm): Kinh thành Thăng Long được tái hiện như thế nào qua bài ca dao số 1?
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Nội dung chính của bài ca dao số 2 là gì?
- A. Ý nghĩa lời ru của mẹ
- B. Công ơn của cha mẹ đối với con cái
- C. Vẻ đẹp lịch sử của đất nước
- D. Vẻ đẹp thanh bình của đất nước
Câu 2: Vẻ đẹp Long Thành hiện lên với bao nhiêu phố phường?
- A. 35
- B. 36
- C. 37
- D. 38
Câu 3: Địa danh núi Lam Sơn được nhắc tới trong bài ca dao số 2 thuộc tỉnh nào nước ta?
- A. Hà Nội
- B. Nam Định
- C. Đà Nẵng
- D. Thanh Hóa
Câu 4: Món ăn nào được gợi ra trong bài ca dao số 3?
- A. Nem chua
- B. Phở
- C. Bí đỏ nấu canh nước dừa
- D. Bánh chưng
Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu ca dao “Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”?
- A. Điệp từ
- B. Liệt kê
- C. Cả A, B đều đúng
- D. Cả A, B đều sai
Câu 6: Tình cảm chung được gợi lên từ các bài ca dao dân ca trong văn bản là gì?
- A. Lòng yêu mến và niềm tự hào đối với con người và quê hương, đất nước
- B. Lòng biết ơn với cha mẹ, đất nước
- C. Tình nghĩa vợ chồng sâu nặng
- D. Tất cả các đáp án trên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Những từ ngữ “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện sắc thái cảm xúc gì của tác giả về đất Long Thành trong bài ca dao 1?
Câu 2 (2 điểm): Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua bài ca dao 3?