Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 3: Văn bản Hoa bìm

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 3: Văn bản Hoa bìm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: HOA BÌM

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Con gì không xuất hiện trong bài Hoa bìm?

  • A. Chuồn chuồn
  • B. Bọ ngựa
  • C. Cào cào
  • D. Chuột

Câu 2: Thể loại của tác phẩm Hoa bìm là gì?

  • A. Thơ
  • B. Truyện dài
  • C. Truyện ngắn
  • D. Tiểu thuyết

Câu 3: Trong bài thơ, thứ gì đã rụng trong một buổi trưa?

  • A. Quả ổi
  • B. Hoa hồng
  • C. Tiếng chim
  • D. Hoa mai

Câu 4: Nội dung chính của 2 câu thơ sau là gì?

“Rung rinh bờ giậu hoa bìm

Màu hoa tim tím tôi tìm tuổi thơ”

  • A. Tuổi thơ cơ cực của tác giả
  • B. Nỗi niềm của tác giả
  • C. Giới thiệu vẻ đẹp của giậu hoa bìm
  • D. Những kỉ niệm của nhà thơ gắn với hoa bìm

Câu 5: Nội dung chính của bài thơ là gì?

 A. Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước

 B. Bức tranh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động. Bộc lộ cảm xúc, nỗi nhớ của tác giả với quê hương

 C. Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam

 D. Ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương, đất nước

Câu 6: Đâu không phải nghệ thuật được sử dụng trong Hoa bìm?

  • A. Liệt kê
  • B. Điệp từ
  • C. Tiểu đối
  • D. Nhân hóa

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Câu 2 (2 điểm): Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh “giậu hoa bìm”trong bài thơ

 

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong bài thơ?

  • A. Biểu cảm, tự sự
  • B. Biểu cảm, miêu tả
  • C. Miêu tả, nghị luận
  • D. Tự sự, miêu tả

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Trưa yên ả rụng một vài tiếng chim”?

  • A. Điệp từ
  • B. So sánh
  • C. Nhân hóa
  • D. Ẩn dụ

Câu 3: Bức tranh trong bài thơ có sự xuất hiện của những đối tượng nào?

  • A. Thực vật
  • B. Con người
  • C. Động vật
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép tiểu đối?

  • A. Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu
  • B. Cào cào tránh nắng đậu nhờ tàn sen
  • C. Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa
  • D. Cánh diều ai thả nổi chìm trên mây

Câu 5: Tính từ nào đúng nhất khi nói về bức tranh quê trong bài thơ?

  • A. Ồn ào, náo nhiệt
  • B. Tươi đẹp, mộng mơ
  • C. U ám, buồn bã
  • D. Rực rỡ, kiêu sa

Câu 6: Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong bài thơ?

  • A. Lí luận sắc bén, chặt chẽ
  • B. Sử dụng kết hợp thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê
  • C. Giọng điệu tâm tình, mượt mà
  • D. Thể thơ lục bát dân tộc, gần gũi với ca dao dân ca, mang vẻ đẹp dân dã.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Bức tranh thiên nhiên được miêu tả như thế nào trong bài thơ?

Câu 2 (2 điểm): Qua bài thơ, em nhận thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương là gì?

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay