Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 5: Văn bản Đánh thức trầu
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời Bài 5 : Văn bản Đánh thức trầu. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: ĐÁNH THỨC TRẦU
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Đánh thức trầu là gì?
- A. Miêu tả
- B. Biểu cảm
- C. Nghị luận
- D. Tự sự
Câu 2: Tại sao lại phải hái trầu vào ban đêm?
- A. Vì hái trầu ban ngày trầu mau lụi
- B. Vì trầu khó tính nên phải hái trộm
- C. Vì hái trầu phải lén lút
- D. Vì bà và mẹ chỉ rảnh ban đêm để hái
Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích dưới đây là gì?
“Trẩu trẩu trầu trầu
Mày làm chúa tao
Tao làm chúa mày
Tao không hái ngày
Thì tao hái đêm”
- A. Giấc mơ của em
- B. Giấc mơ của bà
- C. Lời gọi của em bé
- D. Lời hát của bà
Câu 4: Cách xưng hô “mày-tao” trong Đánh thức trầu sử dụng biện pháp tu từ nào?
- A. Hoán dụ
- B. Ẩn dụ
- C. Nhân hóa
- D. So sánh
Câu 5: Bài thơ thể hiện tình cảm của ai dành cho ai?
- A. Tình cảm của mẹ dành cho em bé
- B. Tình cảm của bà dành cho em bé
- C. Tình cảm của em bé dành cho bà, cho mẹ
- D. Tình cảm của gia đình dành cho em bé
Câu 6: Câu thơ “Đừng lụi đi trầu ơi!” thể hiện điều gì?
A. Mong trầu sẽ sống mãi
B. Xin trầu để được hái
C. Phê phán người không biết nâng niu trầu
D. Tôn sùng trầu
I. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Vì sao mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cùng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin hái?
Câu 2 (2 điểm): Từ câu hát của người bà cũng như lời “đánh thức trầu” của cậu bé trong bài thơ, em nghĩ thế nào về quan niệm “Con người là chúa tể của muôn loài”?
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Thể loại của văn bản là gì?
- A. Thơ
- B. Truyện ngắn
- C. kí
- D. Truyện dài
Câu 2: Điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn thơ sau:
“Đã ngủ rồi hả (…)?
Tao đã đi ngủ đâu
Mà (…) mày đã ngủ”
- A. Mày
- B. Bạn
- C. Trầu
- D. Hồng
Câu 3: Câu thơ “Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày” đã thể hiện điều gì?
- A. Trân trọng, nâng niu
- B. Sự hòa hợp với thiên nhiên
- C. Thành kính, biết ơn
- D. Sự bất hoà giữa con người và thiên nhiên
Câu 4: Những tình cảm nào của tác giả thể hiện trong bài thơ?
- A. Yêu thiên nhiên
- B. Yêu gia đình
- C. Cả A, B đều đúng
- D. Cả A, B đều sai
Câu 5: Đâu không phải thái độ của em bé với trầu?
- A. Phê phán
- B. Bảo vệ
- C. Yêu thương
- D. Nâng niu
Câu 6: Nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ là gì?
- A. Phân tích tâm lý nhân vật tinh tế
- B. Giọng thơ hào hùng, sôi nổi
- C. Lí luận sắc bén
- D. Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ.
Câu 2 (2 điểm): Từ văn bản, em có suy nghĩ thế nào về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?